1. Một số tiêu chí đánh giá về mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên
Với mỗi một nhà tuyển dụng thì các tiêu chí đánh giá một mục tiêu nghề nghiệp vị trí lập trình viên có thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì các mục tiêu nghề nghiệp sẽ cần thể hiện cũng như đảm bảo một số tiêu chí cụ thể sau đây.
1.1. Mục tiêu nghề nghiệp cho lập trình viên với tiêu chí SMART
Các mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc lập trình viên mà bạn đưa ra sẽ phải thể hiện được các yếu tố trong mục tiêu SMART. Bao gồm:
- Sự cụ thể
- Khả năng đo lường
- Khả năng có thể đạt được
- Sự thực tế
- Tính thời hạn
Đó là 5 điều mà bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được trong phần mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên của mình dựa trên mục tiêu SMART. Việc đưa ra các mục tiêu một cách chung chung hay xa rời thực tế cũng như khó có thể đo lường hay đánh giá sẽ không bao giờ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bởi những mục tiêu như vậy thì ai cũng có thể nói được và liệu có làm được hay không thì lại là điều mà không ai biết trước.
Lập trình viên lại là một nghề nghiệp mang tính đặc thù, chính vì thế mà những mục tiêu đưa ra cần có sự rõ ràng và cụ thể, đúng với định hướng phát triển mà việc làm này có thể đem lại cho bạn. Nói cách khác thì việc bạn xác định mục tiêu nghề nghiệp trong CV lập trình viên sẽ phản ánh phần nào về trình độ cũng như khả năng của bạn trong lĩnh vực chuyên môn này.
1.2. Đáp ứng được những yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng
Để bản CV của bạn trở nên đắt giá hơn cũng như có thể nhận được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng thì các mục tiêu nghề nghiệp mà bạn trình bày cần phải đáp ứng được yêu cầu của họ. Điều này có nghĩa là các mục tiêu mà bạn đưa ra hoàn toàn phù hợp với thực tế và khả năng của bạn.
Thông qua những kỹ năng bạn có, bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng thì bạn có cơ sở để khẳng định được việc bạn đưa ra mục tiêu nghề nghiệp vị trí lập trình viên như trên là rõ ràng và có thể đạt được.
Khi những yêu cầu của nhà tuyển dụng được thỏa mãn thì chắc chắn họ sẽ có cái nhìn và sự đánh giá tốt hơn về bạn thông qua CV xin việc lập trình mà bạn gửi tới.
2. Công thức viết mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên ăn điểm
Mục tiêu nghề nghiệp nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại cực kỳ “khó ăn”. Bởi nhà tuyển dụng sẽ chỉ dành ra vài giây để lướt qua CV xin việc lập trình viên của bạn và nếu như phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc không thể hiện được những thông tin đắt giá thì bản CV cũng sẽ trở nên vô nghĩa và không được đánh giá cao khi ứng viên không có sự định hướng và tầm nhìn hạn hẹp.
Vậy, làm sao để có thể viết được mục tiêu nghề nghiệp vị trí lập trình viên “ăn điểm” nhất? Sau đây sẽ là công thức viết mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí ứng tuyển lập trình viên mà bạn có thể ứng dụng cho mình.
- Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc lập trình viên
Mỗi một bản mô tả công việc lập trình viên cụ thể mà nhà tuyển dụng cung cấp cho bạn sẽ chứa đựng rất nhiều thông tin giá trị. Nó cho bạn biết được những nhiệm vụ bạn cần làm, những yêu cầu mà bạn cần thỏa mãn. Dựa vào đó, bạn sẽ biết được đâu là yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm ở ứng viên cũng như họ có sự đòi hỏi ra sao về ứng viên ở những yếu tố đó.
Việc tìm hiểu được mong muốn, yêu cầu của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn xây dựng được một lộ trình và sự định hướng trong công việc lập trình viên một cách chính xác hơn rất nhiều.
- So sánh, đối chiếu với bản thân
Khi đã biết được những điều mà nhà tuyển dụng chú trọng thì bạn có thể áp ngay điều đó vào chính bản thân mình. Bạn sẽ xem xét xem liệu yếu tố đó bạn đang ở mức nào và với khả năng đó thì bạn có thể hoàn thành tốt công việc hay không. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc lập trình viên việc làm sẽ là phần mà bạn cho nhà tuyển dụng biết được bạn làm được gì và bạn thích hợp với vị trí đó ra sao khi bạn sở hữu những kỹ năng, kiến thức mà nhà tuyển dụng.
Đó chính là sức hấp dẫn cũng như sức hút mà bạn có thể tạo ra từ mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc lập trình viên tới nhà tuyển dụng.
Mặc dù chỉ có 2 bước để viết mục tiêu nghề nghiệp cho các ứng viên lập trình, thế nhưng, việc áp dụng bách phát bách trúng hay không sẽ còn phụ thuộc khá nhiều vào khả năng sử dụng ngôn từ và sự tư duy logic ở bản thân bạn. Và những thông tin sau đây sẽ là các mẫu mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên mà bạn có thể tham khảo cho mình.
3. Các mẫu mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên gợi ý cho bạn
Để việc viết mục tiêu nghề nghiệp ứng tuyển vị trí lập trình viên trở nên đơn giản và dễ dàng hơn thì các mẫu mục tiêu nghề nghiệp dưới đây sẽ giúp các bạn có sự hình dung rõ ràng và cụ thể hơn về một mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên ấn tượng.
- Vị trí lập trình viên iOS
Có kiến thức chuyên ngành về phần mềm cộng với việc sở hữu chứng chỉ về lập trình iOS (Objective- C), tôi có sự thành thạo trong việc sử dụng XCode và ngôn ngữ Swift. Thêm vào đó là khả năng có thể đọc hiểu các loại tài liệu chuyên ngành tiếng Anh tốt và có kinh nghiệm trong việc phát triển các ứng dụng trên Appstore. Chính vì thế mà tôi mong muốn có thể được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp như quý công ty để vận dụng và tối ưu hóa hiệu quả các kiến thức của bản thân. Từ đó đưa ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và yêu cầu mà công ty đề ra, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty với định hướng phát triển nhanh về các ứng dụng mobile.
Với những kỹ năng, kiến thức chuyên môn mà tôi có, cộng với sự cố gắng, rèn luyện của bản thân thì tôi hy vọng sẽ trở thành một chuyên gia về lập trình mobile giỏi và là một trong những cấp quản lý tài năng tại công ty trong 3 năm tới.
- Vị trí lập trình viên Java
Sở hữu chứng chỉ Java - CGC Java tại học viện MBN Academy, tôi thành thạo và nắm chắc các kiến thức về Spring Framework, Javascript, CSS, HTML, SQL và database,... Do đó mà việc làm lập trình viên Java là điều mà tôi hướng tới cũng như mong muốn có thể được trao cơ hội tại quý công ty. Với sự chuyên nghiệp và sáng tạo tại đây, tôi tin rằng bản thân sẽ có thể phát huy tốt được thế mạnh của mình và tạo ra được các sản phẩm, ứng dụng chất lượng dựa trên ngôn ngữ lập trình Java mà mình theo đuổi. Những thử thách mà tôi có thể đối mặt tại quý công ty sẽ trở thành động lực giúp tôi cố gắng nhiều hơn nữa trong việc phấn đấu là một lập trình viên tiềm năng.
- Vị trí lập trình viên PHP
Bản thân đã có hơn 3 năm kinh nghiệm với vai trò là lập trình viên PHP tại công ty ADE, vì thế tôi có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tốt với ngôn ngữ PHP, MySQL và Framework Laravel, cùng với đó là sự hiểu biết về OOP. Với việc ứng tuyển vào vị trí lập trình viên PHP tại quý công ty, tôi hy vọng sẽ có thể phát huy tốt lợi thế về mặt kinh nghiệm và chuyên môn tốt của mình để xây dựng ra các hệ thống như logistics, social hay ecommerce,... đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho công ty và khách hàng.
Dựa trên sự cố gắng và tích lũy của bản thân, trong 2 năm tới, tôi hướng đến trở thành một lập trình viên PHP giỏi và là một quản lý tốt tại công ty.
- Vị trí lập trình viên Python
Tôi hy vọng có thể được học hỏi và rèn luyện cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình với vị trí lập trình viên Python tại quý công ty. Với kiến thức nền tảng của bản thân, tôi có sự am hiểu khá sâu về một số hệ điều hành như Linux centos, ubuntu,... và ngôn ngữ lập trình Python. Thêm vào đó chính là khả năng về việc phân tích, thiết kế và phát triển một cách khá hoàn chỉnh về các module dựa trên những yêu cầu nghiệp vụ được đưa ra. Tôi cũng đã sở hữu chứng chỉ về lập trình Python tại Học viện MBN Academy. Tôi mong muốn có thể khám phá thêm nhiều kỹ năng, lĩnh vực mới để phát triển khả năng của bản thân nhiều hơn và tích lũy kinh nghiệm để bản thân có thể đạt được các vị trí cao hơn trong tương lai.
Đây là một vài mẫu mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên cơ bản mà các bạn có thể tham khảo. Mong rằng, với các chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn xây dựng được cách viết mục tiêu nghề nghiệp vị trí lập trình viên ghi điểm tuyệt đối trước nhà tuyển dụng cho mình.
Tham gia bình luận ngay!