1. Nhìn chung về mục tiêu nghề nghiệp của ngành dịch vụ
Các vị trí trong việc làm ngành dịch vụ thường không đòi hỏi bằng cấp cao, nó đòi hỏi kỹ năng và mục tiêu của ứng viên nhiều hơn. Vì thế phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV việc làm ngành dịch vụ là phần quan trọng, nhưng vấn đề là có rất nhiều ứng viên lúng túng không biết viết như thế nào cho hợp lý để nhà tuyển dụng chú trọng hơn vào CV xin việc của mình.
Ngành dịch vụ có rất nhiều lĩnh vực khác trong đấy, công việc chính mà nhân viên trong ngành này cần làm đó là lấy lòng khách hàng, xây dựng và tạo lập mối quan hệ khách hàng với doanh nghiệp. Vì thế mục tiêu khi làm việc trong ngành này mà ứng viên có thể kể đến đó là với mong muốn có thể mở rộng, tìm kiếm nhiều hơn những khách hàng trung thành cho công ty.
Nhân viên trong ngành dịch vụ cũng nên có mục tiêu rèn luyện kỹ năng và phấn đấu thăng tiến trong công việc, nhà tuyển dụng sẽ chú trọng mục tiêu có tính năng động và từ ngữ mạnh mẽ thể hiện được sự nỗ lực và quyết tâm của ứng viên khi xin việc.
Hơn hết phần mục tiêu trong CV của ứng viên cũng cần đề cập đến đó là học hỏi, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc thông qua đó thì có thể kết nối khách hàng với doanh nghiệp một cách bền chặt hơn. Nhân viên dịch vụ cũng cần có mục tiêu giúp công ty phát triển hơn nữa, đặt ra định hướng mục tiêu là tìm ra các chiến lược thu hút khách hàng mới. Hay đóng góp những giải pháp giải quyết vấn đề cho khách hàng một cách hiệu quả hơn hoặc là xây dựng những ý tưởng để có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất.
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV một số vị trí ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ liên quan đến rất nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng mỗi bộ phận, phòng ban ngành dịch vụ thường có các vị trí theo cấp bậc như cộng tác viên, nhân viên và quản lý. Và công việc khi làm trong ngành nghề dịch vụ nổi bật có thể kể đến là chăm sóc khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp cho các vị trí của ngành dịch vụ này để từ đó có thể có được CV xin việc chuyên nghiệp và cách viết cv chuẩn cho mình.
2.1. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí cộng tác viên dịch vụ chăm sóc khách hàng
Cộng tác viên dịch vụ chăm sóc khách hàng là bộ phận nhân lực được thuê ngoài của công ty, vì thế nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu quá cao về vị trí này, nhưng mục tiêu nghề nghiệp của cộng tác viên dịch vụ chăm sóc khách hàng phải thể hiện được tính trách nhiệm của mình trong công việc.
Nhà tuyển dụng sẽ không quản lý chặt chẽ vị trí này. Nên nếu ứng viên thể hiện được tính trách nhiệm trong công việc và có mục tiêu muốn thăng tiến trong phần mục tiêu nghề nghiệp CV xin việc cộng tác viên chăm sóc khách hàng, thì ứng viên đó sẽ được nhà tuyển dụng để ý đầu tiên và cơ hội trở thành cộng tác viên dịch vụ đến rất gần.
Một số gợi ý mục tiêu nghề nghiệp vị trí cộng tác viên dịch vụ chăm sóc khách hàng trong CV bạn có thể tham khảo như:
- Mong muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, học hỏi thêm kỹ năng kinh nghiệm để có thể chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.
- Mong muốn áp dụng kiến thức, kỹ năng của mình để tạo mối liên hệ thân thiết của khách hàng với công ty. Mục tiêu sau quá trình làm cộng tác viên thì sẽ có thể trở thành nhân viên dịch vụ chính thức của công ty.
- Làm việc trong một môi trường lấy sự hài lòng của khách hàng là chính tôi mong mình có thể hoàn thiện kỹ năng của mình và trở thành nhân viên của công ty sau một thời gian làm việc.
2.2. Mục tiêu trong CV vị trí nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng
Với vị trí nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng thì mục tiêu của ứng viên cần rõ ràng, đặt lợi ích của cá nhân đi cùng với lợi ích của công ty và khách hàng. Mục tiêu của ứng viên phải hướng tới định hướng cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách tốt hơn.
Cần thể hiện được mong muốn đóng góp lợi ích cho công ty, có thể gặt hái được nhiều thành tích hoặc thăng tiến lên vị trí cao hơn. Ứng viên cũng cần định hướng mục tiêu nghề nghiệp nằm trong khả năng của mình. Nếu kỹ năng tốt và đã từng có kinh nghiệm thì đặt ra mục tiêu thắng tiến với mốc thời gian cụ thể. Nếu không có thể định hướng thành nhân viên xuất sắc có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng.
Một số mẫu gợi ý cho mục tiêu vị trí nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng bạn có thể xem qua như:
- Trong quá trình làm việc, tôi có thể phát huy được những kỹ năng và điểm mạnh của mình mở rộng sự hài lòng của khách hàng với công ty, từ đó phấn đấu trong 3 năm trở thành quản lý dịch vụ.
- Đóng góp nhiều chiến lược, giải pháp và phương hướng mới cho công ty nhằm đảm bảo được cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, từ đó trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng xuất sắt của công ty.
- Làm việc trong môi trường sáng tạo, đề cao lợi ích của khách hàng với lợi ích của công ty, mong muốn mở rộng mạng lưới khách hàng cho công ty từ đó cùng công ty đi lên mở rộng thị trường hơn nữa.
2.3. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý dịch vụ
Với vị trí quản lý dịch vụ thì ứng viên cần có định hướng rõ ràng hơn, cần tìm hiểu về điều mà công ty đặt lên hàng đầu từ đó gắn mục tiêu nghề nghiệp của mình vào để định hướng dài hạn phát triển lâu dài trong công ty.
Quản lý cần có mục tiêu đóng góp vào giải pháp hệ thống cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu nữa là điều hành nhân viên cấp dưới hoạch định thực hiện đúng chính sách của doanh nghiệp.
Gợi ý cho mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng:
- Mong muốn có cơ hội nâng cấp hệ thống chăm sóc khách hàng của công ty để góp phần vào công cuộc mở rộng mạng lưới khách hàng thân thiết cho công ty.
- Trở thành một quản lý xuất sắc, là tấm gương cho nhân viên cùng thực hiện những dự án và mục tiêu của công ty đề ra, từ đó đóng góp nhiều phương án hữu hiệu cho công ty.
- Đặt vai trò của khách hàng lên đầu, phát huy khả năng của mình xây dựng những chiến lược mới nhằm tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ mà công ty cung cấp.
3. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ
Những lưu ý khi viết cv phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc ngành dịch vụ cần tránh. Thứ nhất là lời văn dài dòng, giải thích quá cụ thể. Không phải là nhà tuyển dụng không muốn biết về nguồn gốc mục tiêu của bạn mà là vì CV chỉ tóm tắt lại những thông tin của ứng viên thôi, nên bạn hãy viết ngắn gọn, đủ ý.
Thứ hai, không được mắc lỗi sai chính tả, dùng từ ngữ quá trừu tượng hoặc những ký hiệu không phù hợp ở trong phần mục tiêu này. Bạn nên chú trọng chuẩn bị kỹ càng để tránh những lỗi sai cơ bản gây mất thiện cảm từ nhà tuyển dụng.
Thứ ba, nên xây dựng bố cục CV ngành dịch vụ một cách hợp lý, không nên để mục tiêu nghề nghiệp lên quá phần đầu hoặc phần cuối của bản CV. Bạn nên tham khảo qua những mẫu CV để có thể thiết lập một bố cục CV phù hợp và bắt mắt cho mình.
4. Các lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ
- Ngôn từ không trang trọng, không thể hiện được phong cách của ứng viên. Bạn ứng tuyển vào vị trí trong ngành dịch vụ thì phải thể hiện được sự khéo léo cũng như tác phong chuyên nghiệp không thể nào thể hiện là một người không trau chuốt, xuề xòa. Vậy chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không tuyển một người không có tố chất nghề dịch vụ.
- Mục tiêu dài dòng, không có điểm nhấn. Bên cạnh đó là không có hướng đến cụ thể, viết chung chung.
- Mục tiêu không hướng đến lợi ích công ty, chỉ là các mục tiêu riêng của bản thân: ví dụ " trong 5 năm nữa tôi sẽ mở công ty riêng". Nếu bạn nằm ở vị trí nhà tuyển dụng thì chắc chắn bạn sẽ không được qua vòng Cv để phỏng vấn đâu. Không ai mong muốn một nhân viên vào công ty để học hỏi tích lũy mà không cống hiến được gì cho công ty.
- Mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ nên bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn phải liên quan đến nhau.
5. Kinh nghiệm viết CV nổi bật
Bạn có thể tham khảo những mẫu CV xin việc chuẩn mới nhất cho ngành dịch vụ qua trang topcvai.com để dễ dàng hơn trong công cuộc tìm việc. Mẫu CV sẽ có đầy đủ những nội dung cần thiết và có những chú ý dành cho bạn.
Bạn cũng có thể tự tạo cho mình CV dịch vụ với mục tiêu nghề nghiệp nổi bật bằng cách tải về mẫu CV dịch vụ miễn phí trên trang web và mô tả thông tin theo ý của mình. Nếu bạn thấy khó khăn và phức tạp bạn cũng có thể tạo CV online miễn phí bằng việc đăng nhập vào trang web bằng thông tin của mình.
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành dịch vụ của bạn sẽ mở rộng nếu có mục tiêu và định hướng cụ thể. Hãy tham khảo những nhà tuyển dụng các vị trí việc làm dịch vụ uy tín trên trang topcvai.com để có được nhiều cơ hội hơn. Bạn sẽ là ứng viên tiềm năng được các nhà tuyển dụng tìm đến thông qua việc thiết lập tài khoản ứng viên, tạo hồ sơ trên trang web, nhà tuyển dụng sẽ thấy và liên hệ với bạn.
Những chia sẻ của topcvai.com về cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho ngành dịch vụ và một số ví dụ mẫu mục tiêu nghề nghiệp của các vị trí trong ngành dịch vụ thì bạn đã có thể chuẩn bị kỹ càng hơn và biết cách lựa chọn mục tiêu phù hợp để viết trong CV của mình. Ngoài cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ ra thì các phần khác như trình độ học vấn, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiêm làm việc cũng rất quan trọng nên bạn phải điền thật chính xác nhé. Hy vọng bạn sẽ có được công việc trong ngành dịch vụ mà mình mong muốn.
Tham gia bình luận ngay!