Trong bài viết này, topcvai.com sẽ nêu ra chi tiết đối với những thông tin về mục tiêu nghề nghiệp ngành giao thông vận tải để giúp cho các bạn có thêm thật nhiều cơ hội để biết CV của bạn trở nên độc đáo.
1. Khái quát về mục tiêu nghề nghiệp ngành Giao thông vận tải
Mục tiêu nghề nghiệp trong Ngành giao thông vận tải sẽ là các thông tin được trình bày bởi các ứng viên, họ sẽ nêu ra những dự định trong tương lai của họ khi làm việc trong ngành giao thông vận tải.
Trong ngành này có nhiều vị trí công việc khác nhau, để có thể trình bày tốt phần mục tiêu của ngành thì các ứng viên cần xác định rõ mình sẽ ứng tuyển vào vị trí cụ thể nào?
Bởi vì mỗi vị trí cụ thể sẽ có những định hướng, những mục tiêu khác biệt để tạo nên sự thành công có xu hướng đa dạng đối với tất cả mọi người đang theo đuổi ngành này.
Mục tiêu của ngành Giao thông vận tải luôn hướng tới những dự định trong tương lai có liên quan tới ngành, nếu như người ứng viên mà trình bày mục tiêu khác so với nghề nghiệp, có định hướng xa vời với ngành Giao thông vận tải thì các bạn cũng sẽ không thể nào đạt được sự ấn tượng từ nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp của ngành Giao thông vận tải rất đa dạng do trong ngành này có nhiều vị trí việc làm, mỗi vị trí việc làm sẽ đều có những mục tiêu đa dạng khác nhau, tùy vào từng người.
2. Mục tiêu nghề nghiệp Giao thông vận tải phải tương ứng với từng vị trí công việc
Như chúng ta đã nói ở trên thì trong CV giao thông Vận tải có rất nhiều loại dựa vào các vị trí trong ngành, kéo theo đó là nhiều kiểu mục tiêu nghề nghiệp theo nhiều vị trí việc làm trong ngành.
Chẳng hạn các bạn khi ứng tuyển vào vi trí Kỹ sư làm kinh tế trong ngành Giao thông vận tải thì sẽ trình bày mục tiêu khi theo đuổi, ứng tuyển vào vị trí này ra sao? Hoặc nếu bạn ứng tuyển vào vị trí kỹ sư cơ khí thì bạn sẽ trình bày mục tiêu mà bạn ấp ủ khi theo đuổi khía cạnh này là gì?
Hoặc khi bạn ứng tuyển vào vị trí kỹ sư xây dựng thì bạn sẽ trình bày về mục tiêu của người kỹ sư xây dựng cầu đường. Đối với các lĩnh vực, vị trí việc làm như: Điều khiển học, quản lý – quy hoạch, kỹ thuật môi trường,... thì các bạn cũng sẽ trình bày những mục tiêu riêng biệt của bạn
Dựa vào đó, trước khi các bạn viết CV ứng tuyển thì hãy lên kế hoạch chuẩn bị thật hoàn hảo, trong đó việc xác định vị trí ứng tuyển trong ngành Giao thông vận tải là điều đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp chưa thực sự hiểu sâu sắc về bản chất của nghề nghiệp.
3. Nhà tuyển dụng muốn gì ở mục tiêu nghề nghiệp ngành Giao thông vận tải của bạn?
Bất cứ điều gì khi chúng ta làm trong cuộc sống thì đều cần phải có mục tiêu, mục tiêu càng rõ ràng thì chúng ta sẽ càng dễ đạt được. Ngoài những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho chính bản thân chúng ta mà khi đi ứng tuyển vào ngành Giao thông vận tải nó cũng sẽ giúp cho nhà tuyển dụng rất nhiều.
Vậy khi trình bày phần mục tiêu trong CV xin việc của ngành Giao thông Vận tải thì các bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được điều gì từ phần mục tiêu nghề nghiệp mà bạn trình bày? Đồng thời, từ mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng muốn biết được điều gì ở bạn?
Ngay bên dưới, thông tin cụ thể sẽ giúp cho bạn rất nhiều để đoán được ý muốn của nhà tuyển dụng đối với chính mình khi ứng tuyển vào các vị trí trong ngành Giao thông Vận tải.
- Thứ nhất, thông qua CV xin việc Giao thông vận tải thì Nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phải là một người có sự phù hợp với vị trí công việc đó hay không?
- Thứ hai, nhà tuyển dụng muốn biết mức độ trung thành và sự gắn bó của bạn với công ty:
Nếu bạn đưa ra mục tiêu chỉ muốn trải nghiệm xem trình độ của mình đến đâu thì chẳng khác nào bạn đang tự cho bản thân mình một vé vào vòng loại.
Nhà tuyển dụng sẽ xem xét mức độ mà bạn có thể gắn bó với công việc ở công ty của họ để quyết định, tất nhiên là họ sẽ tuyển dụng ưu tiên những người có ý gắn bó lâu dài với công việc hơn là các bạn có xu hướng dễ nhảy việc.
- Thứ ba, thông qua mục tiêu thì các bạn sẽ thể hiện được bản lĩnh cá nhân, nếu bạn là người có hoài bão lớn, luôn muốn vươn tới thành công lớn, vị trí cao trong công ty thì bạn là người thật sự phải bản lĩnh để thực hiện được những mong muốn đó.
Ngược lại, nếu bạn chỉ muốn dừng lại ở một công việc, có lương tháng ổn định, không cần có sự thăng tiến... thì bạn sẽ được đánh giá là không có chí cầu tiến và không có khả năng phát triển trong công việc.
Ngoài ra, khả năng sắp xếp công việc chính là một yếu tố quan trọng được thể hiện từ phần mục tiêu của công việc mà các ứng viên đã dành tâm huyết để viết.
4. Trình bày mục tiêu nghề nghiệp ngành Giao thông Vận tải như thế nào?
Để viết mục tiêu ngành Giao thông vận tải, bạn cần phải chọn lọc từ ngữ một cách phù hợp. Mục tiêu là một phần quan trọng và thường được ưu tiên viết lên phía đều của bản CV xin việc. Để nhà tuyển dụng nắm được định hướng của bạn ngay từ đầu từ các bạn cần trình bày CV xin việc một cách đơn giản, có sự ngắn gọn.
Độ dài được xem là hợp lý với phần này là khoảng 3-4 dòng. Bạn có thể phân tách thành hai ý riêng và chi tiết là nêu mục tiêu ngắn hạn và ý tiếp theo sẽ nêu chi tiêu mục tiêu dài hạn. Bạn không nên nói vòng vo mà hãy đi thẳng vào vấn đề.
Điều đặc biệt cần chú trọng đó là bạn đừng viết sai chính tả trong phần mục tiêu nói riêng và trong toàn bản CV giao thông vận tải của bạn nói chung nhé. Lỗi sai này được coi như điểm liệt dành cho các bạn.
Ví dụ bạn có thể viết như thế này:
Mong muốn được làm việc ở môi trường chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội để rèn luyện, phát huy kỹ năng kinh nghiệm đã có. Từ vị trí nhân viên thử việc trở thành nhân viên chính thức và cống hiến, đóng góp để phát triển cho công ty.
Mục tiêu trong ngắn hạn của tôi khi làm việc tại công ty là cố gắng hòa nhập nhanh chóng với văn hóa công ty, bên cạnh đó cũng sẽ cố gắng hiểu hết những quy trình hoạt động và tiến độ làm việc của doanh nghiệp về các công trình cầu đường
Như thế, mục tiêu nghề nghiệp ngành Giao thông Vận tải được viết ra sao? Trình bày như thế nào? Cần thể hiện điều gì?... là những vấn đề quan trọng bất cứ người ứng viên nào cũng nên tìm hiểu kỹ càng.
Tham gia bình luận ngay!