Chi tiết cách viết mục tiêu nghề nghiệp quản lý điều hành

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2021-05-29 14:45:16

Quản lý điều hành là một vị trí nhiều người trong chúng ta mơ ước có được sau nhiều năm làm nhân viên trong công ty. Vậy làm thế nào để thâu tóm toàn bộ phần thắng trong tay chỉ với một điểm nhấn nhỏ trong mục tiêu nghề nghiệp, chúng tôi sẽ tiết lộ ngay sau đây.

Những người cố gắng làm việc, trau dồi kinh nghiệm trong trong một lĩnh vực nào đó, khoảng ít nhất 3 năm sau họ sẽ được lên chức quản lý. Đây chắc hẳn là một vị trí có mức đãi ngộ cao hơn khi làm nhân viên nên rất nhiều bạn muốn đạt được vị trí này. 

Người làm quản lý điều hành không những phải giỏi chuyên môn mà còn phải giỏi về các công tác quản lý, biết cách đánh thức tài năng nhân viên, điều phối công việc một cách trơn tru, hiệu quả. Công việc của người quản lý khá vất vả, linh động trong các yêu cầu từ cấp trên, theo dõi sát sao nhân viên và giải quyết các vấn đề với khách hàng và đối tác. 

Khi ứng tuyển vào vị trí này, chúng ta cần viết mục tiêu công việc cho bản mô tả công việc như thế nào?

1. Mục tiêu nghề nghiệp có quan trọng không? 

Mục tiêu nghề nghiệp trong cv chính là phần thứ hai, đứng sau phần giới thiệu thông tin của ứng viên trong một bản CV. Rất nhiều người nghĩ đây là một phần không mấy quan trọng, có thể lược bớt; nhưng trong thực tế, đây chính là một phần không thể thiếu trong một bản CV.

Quản lý điều hành
Quản lý điều hành

Ngay cả trong cuộc sống, bất cứ thứ gì bạn hành động đều cũng có mục tiêu chứ? Mỗi bữa bạn chỉ ăn một bát cơm, vì trong đầu bạn có mục tiêu sau 2 tháng bạn giảm được một cân. Bạn học tập chăm chỉ, không bùng tiết vào các giờ học trên lớp, bởi bạn có mục tiêu thu nạp phần lớn lượng kiến thức từ giáo viên, đạt A+ trong kỳ thi sắp tới, mục tiêu xa hơn là đạt bằng xuất sắc sau khi ra trường. Bạn thức đến 1 giờ sáng để làm việc với mục tiêu hoàn thành KPI do sếp đề ra. Tất cả những điều trên chẳng phải có mục tiêu hay sao? 

Thế nên, khi bạn ứng tuyển vào một công ty, nhất là vào một vị trí cũng khá cao là quản lý, đương nhiên bạn cũng phải có một mục tiêu cao cả sau đó. Đôi khi bạn không thể nghĩ nổi mình muốn gì, mình nghĩ gì, mình làm gì để viết vào cái bản CV đó. Nhưng tận sâu trong tâm bạn đã có một mục tiêu rõ ràng. Ví dụ như sau mấy năm nữa bạn trở thành CEO tài năng này, có thể mua được nhà này, lương tính theo ngàn đô,...

Mục tiêu nghề nghiệp quản lý điều hành
Mục tiêu nghề nghiệp quản lý điều hành

Như vậy, tôi xin khẳng định mục tiêu là yếu tố vô cùng quan trọng trong một bản CV. Mục tiêu giúp cho nhà tuyển dụng hiểu hơn về con người bạn, cũng để họ thấy được tầm nhìn của bạn trong tương lai, sự nhiệt huyết, cầu tiến trong bạn trong công ty. Bạn có thực sự muốn gắn bó với công việc để có sự thăng tiến, bạn có muốn gắn bó vì để hoàn thành mục tiêu mình đã đề ra hay không. Đừng quên viết mục tiêu nghề nghiệp bạn nhé. 

2. Nguyên tắc khi viết mục tiêu nghề nghiệp quản lý điều hành

Vì bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý điều hành không phải vị trí nhân viên nên việc bạn viết mục tiêu nghề nghiệp có SMART hay không có thể thấy được liệu bạn có tầm nhìn tư duy của một nhà quản lý hay không.

Một mục tiêu nghề nghiệp cần phải đảm bảo 5 yếu tố SMART: 

Thứ nhất, S- Specific: cụ thể. Tức là mục tiêu đó phải đảm bảo cụ thể rằng bản thân sẽ làm cái gì, tại sao lại làm cái đó, và cái điều đó có thể thực hiện như thế nào. 

VD: CEO điều hành (làm gì)- giúp công ty phát triển hơn, doanh thu tăng (tại sao)- nỗ lực làm việc, học tập, trau dồi kinh nghiệm (như thế nào). 

Thứ hai, M- Mesurable: có thể đo lường được. Tức là những điều bạn kể ra phải có những con số cụ thể. Bạn nói sẽ giúp công ty tăng doanh thu, thế doanh thu tăng bao nhiêu phần trăm hay tăng bao nhiêu tiền. Chứ đang từ doanh thu 100 triệu lên 101 triệu thì thực sự không đáng kể. Do đó, bạn cần biết lượng sức mình, tính toán chi tiết, với khả năng này, sức lực này sau bao nhiêu năm bạn có thể đứng ở vị trí giám đốc điều hành. 

Có con số vào thì lời nói của bạn mới có trọng lượng hơn, không dù sao cũng chỉ là nói suông mà thôi. 

Thứ ba, A- Achievable: có khả năng thực hiện. Một mục tiêu quá xa hoa lộng lẫy, ừ thì sẽ đẹp mắt đấy nhưng sẽ hơi nực cười. Khả năng của bạn đang ở mức trung bình nhưng mục tiêu của bạn lại đặt ở mức xuất sắc. Nhìn nhận đúng khả năng của bản thân để viết vào mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn có được điểm cộng trong mắt người tuyển dụng. 

Thứ 4, R- Realistic: tính thực tế. Có tham vọng là tốt, nhưng cũng phải nhìn vào đúng thực tế đang xảy ra. Công ty bạn đang ứng tuyển không có quá nhiều nguồn lực tài chính cho việc sửa sang lại toàn bộ không gian. Nhưng bạn lại muốn đầu tư nhà hàng này thành một không gian hoành tráng, ngang ngửa với doanh thu của họ. Thử hỏi mục tiêu của bạn có quá xa rời thực tế hay không? 

Mẫu Cv quản lý cửa hàng
Mẫu Cv quản lý điều hành 
Mục tiêu quản lý điều hành phải có tính thực tế
Mục tiêu quản lý điều hành phải có tính thực tế

Thứ 5, T- Timetable: giới hạn về thời gian. Bạn nói bạn muốn trở thành CEO, nhưng thời gian cụ thể là bao giờ? 3 năm, 5 năm hay 10 năm nữa? Nếu muốn lời nói của mình trở nên có trọng lực thì phải gắn lời nói vào thời gian cụ thể. Bạn muốn mình trở thành thế này thế nọ, trong bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng thì phải có số liệu để chính bạn kiểm chứng về mức độ thành công của mình cũng như người ta kiểm chứng về sự bứt phá của bạn. 

Do đó, hãy đảm bảo mục tiêu đủ SMART thì mới có thể thể hiện bản thân là một người thông minh, có tầm nhìn, có chiến lược, có mục tiêu và hoài bão. Ngoài ra, bạn cũng có thể phân các mục tiêu của mình thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. 

2. Một số ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp quản lý điều hành

- Quản lý điều hành ngành F&B

Với kinh nghiệm sẵn có, em muốn trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm trong ngành F&B để trở thành một quản lý chuyên nghiệp. Trong một năm tới em sẽ hoạch định chiến lược giúp nhà hàng tăng doanh thu 20% bán hàng online. Sau ba năm gắn bó, em mong sau ba năm, em là một CEO quản lý điều hành nhà hàng tại đây. 

Quản lý điều hành ngành F&B
Quản lý điều hành ngành F&B

- Quản lý điều hành ngành công nghệ xanh

Em mong muốn sau 2 năm đồng hành gắn bó cùng công ty, khoảng 5.000 người trong thành phố có thể chuyển đổi theo hướng sử dụng nhiên liệu xanh, có thể giúp công ty tăng doanh thu lên 30%, giữ được vị trí trên thị trường. Nếu có thể tiến xa hơn, vươn sản phẩm của mình ra nước ngoài

- Quản lý điều hành thời trang

Với sứ mệnh của một người trong ngành thời trang, em mong muốn mỗi ngày đều khiến mọi người đẹp hơn nhờ sự cung cấp trang phục từ công ty mình, cải thiện doanh số công ty lên mức 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Mong rằng, sau 2 năm, em có thể đứng ở một vị trí cao hơn cấp quản lý điều hành tại chuỗi cửa hàng thời trang này. 

Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp
Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp 

- Quản lý công ty dịch vụ quảng cáo

Em sẽ không ngừng trau dồi kinh nghiệm, dùng những mối quan hệ của mình để  tăng lượng khách hàng cho công ty. Ngoài ra, em cũng sẽ giúp quản lý nhân sự, tạo động lực giúp đội ngũ của mình gắn kết làm việc hiệu quả hơn. 

topcvai.com mong rằng bài viết về mục tiêu nghề nghiệp quản lý điều hành sẽ giúp bạn tự tin hơn khi viết mục tiêu vào bản CV. Cố gắng hết sức mình để vượt qua những thử thách sắp tới nhé. May mắn chỉ đến với những người có cố gắng.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: