Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo trong CV

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2021-05-31 09:41:54

Vô vàn những doanh nghiệp kỳ cựu cùng với sự góp mặt của những startup mới nổi đã khiến cho thị trường ngày càng cạnh tranh. Thắng bại trong cuộc chiến này cũng nhờ vào sự vận hành hiệu quả của tiếp thị quảng cáo. Vì thế, rất nhiều bạn trẻ mong muốn có được công việc này để phát triển bản thân, đồng hành cùng nền kinh tế.

Mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp phải cạnh tranh với vô vàn đối thủ để có thể đứng vững trên thị trường. Số ngân sách họ phải bỏ ra cho các hoạt động quảng cáo tiếp thị cũng là một con số không hề nhỏ. Đôi khi có hai sản phẩm chất lượng tương đương nhau, các điều kiện cũng tương tự nhau, nhưng vì có chiến dịch tiếp thị quảng cáo tốt hơn có thể khiến cho doanh nghiệp A thành công rực rỡ, còn doanh nghiệp B có thể bị rơi vào tình huống phá sản. Vì thế, bộ phận tiếp thị quảng cáo trong doanh nghiệp đóng vai trò khá lớn trong quá trình phát triển bền vững của công ty. 

Do đó, việc tuyển dụng bộ phận tiếp thị quảng cáo cũng khá khắt khe, đòi hỏi ứng viên phải thể hiện hết mình về chuyên môn cũng như thái độ của mình. Vậy chúng ta nên viết mục tiêu tiếp thị như thế nào để có thể “hạ gục” các đối thủ khác, tự tin bước chân vào vị trí tiếp thị quảng cáo. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của topcvai.com bạn nhé. 

1. Có cần viết  mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo hay không?

Mục tiêu nghề nghiệp thường được viết sau phần giới thiệu bản thân trong một bản CV. Nhiều bạn viết CV cũng thường bỏ qua mục này vì nghĩ nó là phần không cần thiết. Vậy đây là có phải là suy nghĩ đúng đắn hay không? 

Mục tiêu nghề nghiệp có cần thiết hay không
Mục tiêu nghề nghiệp có cần thiết hay không

Mục tiêu nghề nghiệp là những gì bản thân đặt ra khi bắt đầu vào một công việc mới. Trong cuộc sống, bất cứ hoạt động nào của chúng ta cũng phải xuất phát từ mục tiêu cụ thể. Sau khi đã xác định được mục tiêu, bạn mới có thể lập kế hoạch những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu bản thân đề ra.

Chúng ta nên có một phần dành riêng cho mục tiêu nghề nghiệp trong cv tiếp thị quảng cáo để các công ty hiểu rõ về ứng viên hơn, qua đó xem xét xem bạn có thực sự hợp với doanh nghiệp hay không. Các bạn khi viết CV mà có đầy đủ mục tiêu cũng thể hiện được bản thân là người có chí hướng, có hoài bão, sẵn sàng hoàn thành công việc để đạt được những gì mình mong muốn. 

Tiếp thị quảng cáo
Tiếp thị quảng cáo

Nhất là khi các công ty làm trong lĩnh vực kinh doanh, họ phải lăn lộn, xông pha, đấu đá trong một bầu trời rộng lớn mang tên thị trường để có thể giữ được vị trí của mình trên thị trường. Do đó, họ rất cần một người có chung lý tưởng, hoài bão với họ để có thể đứng chung một con thuyền chiến đấu. Trên chiếc thuyền đó, mỗi người là những thuyền viên có một nhiệm vụ khác nhau cần phải phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng với nhau để điều khiển thuyền cập bến. 

Tóm lại, không được quên viết mục tiêu nghề nghiệp các bạn nhé. Đây chính là dấu mốc đầu tiên đánh giá được con người bạn, có ghi được điểm hay không cũng phụ thuộc vào phần này đó. 

Xem thêm: việc làm tiếp thị - quảng cáo

2. Các yếu tố đảm bảo cho việc viết mục tiêu tiếp thị quảng cáo thuyết phục nhất

Mục tiêu nghề nghiệp viết như thế nào cho thuyết phục? Nhiều người hay nhầm tưởng giữa mục đích và mục tiêu. Tôi sẽ lấy một tình huống để các bạn phân biệt rõ hai khái niệm này: Hàng ngày tôi đi học rất chăm chỉ; thì mục đích của tôi là có thể dung nạp được nhiều kiến thức từ nhà trường; còn mục tiêu của tôi là sau 4 năm đại học, tôi sẽ đạt được bằng xuất sắc. Như vậy, mục đích là một khái niệm trừu tượng, đó là cái đích cuối cùng bạn nhắm đến để có thể đạt được còn mục tiêu như một cái kim chỉ nam, phải có đầy đủ những cái số liệu, những thứ bạn phải đạt được sau một khoảng thời gian nhất định. 

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV, bản thân mỗi người ứng viên cần đảm bảo cái mục tiêu của mình phải SMART. Mục tiêu SMART thường được nhắc trong marketing mà còn được dùng trong việc viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo:

- Mục tiêu nghề nghiệp phải thật là cụ thể (S): cụ thể rằng bạn sẽ làm cái gì khi đảm nhiệm vị trí nhân viên tiếp thị quảng cáo, tại sao bạn lại làm những điều đó, để thực hiện được mục tiêu đó, thì bạn phải có những hành động như thế nào. 

Bạn chỉ viết mỗi là em sẽ khiến doanh nghiệp tăng doanh thu. Thế cái doanh thu đó đến từ đâu, bạn làm như thế nào để chắc chắn rằng doanh thu sẽ tăng? Do đó, cần phải có sự rõ ràng đến từ mục tiêu của mình để thể hiện, bản thân mình đặt ra mục tiêu đã có một cơ sở rõ ràng, một điều kiện hành động phù hợp để thực hiện mục tiêu đó.

- Mục tiêu phải đo lường được (M). Sự khác biệt của mục tiêu và mục đích cũng nằm ở đây. Đo lường được thể hiện qua các số liệu bạn có trong mục tiêu của mình. Tức là khi bạn nói bạn sẽ tăng mức độ truy cập của khách hàng, tăng độ nhận diện của khách hàng, tăng doanh thu công ty lên bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu tiền hay bao nhiêu người, sự đo lường được phải phụ thuộc vào con số. 

Mục tiêu nghề nghiệp phải đảm bảo SMART
Mục tiêu nghề nghiệp phải đảm bảo SMART

Sau này, bản thân bạn cũng như các doanh nghiệp sẽ có những con số đó, để đánh giá xem bạn có thực sự đã hoàn thành tốt những mục tiêu bạn đã đề ra trong CV hay không. 

- Mục tiêu bạn đặt ra phải trong vùng khả năng  thực hiện được (A). Nhiều bạn đặt cho mình mục tiêu rất cao. Điều này sẽ là không sai nếu những nguồn lực xung quanh bạn có thể hỗ trợ cho bạn thực hiện mục tiêu đó. Nhưng sẽ là tồi tệ, ảo tưởng về năng lực bản thân cũng như năng lực doanh nghiệp. Ví dụ công ty bạn đang ứng tuyển chỉ là một doanh nghiệp startup về xe máy với nguồn lực con người, tài chính đều nhỏ, nhưng bạn lại đặt mục tiêu của mình là biến doanh nghiệp thành doanh nghiệp đứng đầu về doanh số xe máy thì là điều không thể. 

Cho nên, hãy xem xét các yếu tố và điều kiện xung quanh để đưa ra một mục tiêu phù hợp nhất với khả năng của mình, khả năng công ty và khả năng chuyển đổi của thị trường. 

- Mục tiêu nghề nghiệp cần phải thực tế (R). Tức là mục tiêu đó phải là điều có thể xảy ra chứ không phải là khoa học viễn tưởng xa vời. Mục tiêu đó phải mang lại lợi ích cho công ty cũng như lợi ích của chính bản thân ứng viên. Mục tiêu đó có thể là những thứ cao xa, nhưng không có một chút ứng dụng thực tế nào cho doanh nghiệp thì là một điều không nên.

Mục tiêu nghề nghiệp gắn với yếu tố thời gian
Mục tiêu nghề nghiệp gắn với yếu tố thời gian

- Mục tiêu phải được đi kèm với thời gian (T). Bạn đặt ra mục tiêu nhưng bạn không quan tâm đến thời gian bạn hoàn thành mục tiêu đó. Đây là điển hình cho con người nửa vời, có mục tiêu đó, nhưng thời gian hoàn thành mục tiêu là vô hạn hay sao? Bạn phải xem xét khả năng của bản thân để xác định được thời gian cụ thể mình có thể hoàn thành mục tiêu đó. Là sau 1 năm, 2 năm hay 5 năm bạn có thể biến công ty trở thành một công ty có doanh thu vượt mức 150%. 

Vì vậy, đảm bảo được 5 yếu tố trên vào trong việc viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo thì bạn đã có ghi được một điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi đó. Hãy lưu ý gắn mục tiêu của bản thân với tầm nhìn, sứ mệnh của công ty bạn nhé. 

3. Một số ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo

- Mục tiêu nghề nghiệp ngành F&B

Tôi mong rằng trong một tháng tới tôi có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin của cửa hàng, tiếp quản được vị trí tiếp thị quảng cáo. Sau 3 năm, tôi mong rằng mình sẽ trở thành quản lý trong tiếp thị quảng cáo, giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh thu lên 20%. 

Kinh doanh F&B
Kinh doanh F&B

- Mục tiêu nghề nghiệp ngành thời trang

Đồng hành cùng sứ mệnh của công ty, tôi cũng muốn góp một phần sức lực của mình trong việc mang lại sắc đẹp cho người phụ nữ. 3 năm tới, sau quá trình học tập và trau dồi kinh nghiệm, tôi mong mình có thể đưa công ty lên vị trí TOP 5 về doanh số trong ngành thời trang như định hướng của công ty trước đó. 

Kinh doanh ngành thời trang
Kinh doanh ngành thời trang

- Mục tiêu nghề nghiệp trong ngành đồ tiêu dùng nhanh

Tôi rất mong có thể được làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động và sáng tạo trong công ty để có thể phát huy tài năng, vận dụng những kiến thức trước đó để duy trì và phát triển hơn là vị trí thứ 3 trên thị trường của doanh nghiệp. 

 

Ngoài phần mục tiêu nghề nghiệp ra thì bạn cũng nên trình bày rõ: trình độ học vấn, kỹ năng chuyên môn và sở thích cá nhân để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bạn.topcvai.com mong rằng qua bài viết này bạn có thể hoàn thiện được mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo cho bản CV của mình. Tôi tin chắc rằng bạn sẽ vượt qua xuất sắc trong cuộc phỏng vấn sắp tới.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: