1. Những lưu ý về cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên
-
Bố cục khoa học, sắp xếp hợp lý: phần mục tiêu nghề nghiệp nằm ở phần đầu của bản Cv tư vấn viên, độ dài chỉ gói gọn trong 2-3 dòng
-
Nội dung phần mục tiêu: gắn liền với vị trí công việc tư vấn và dựa theo năng lực kinh nghiệm của bản thân, thể hiện hy vọng gắn bó lâu dài với công ty
-
Nội dung thể hiện phong cách, cá tính của ứng viên: Bạn phải thể hiện được sự khéo léo của tư vấn viên, ngôn từ diễn giải cũng phải thể hiện được cá tính của bạn. Bạn không nên dập khuôn theo một mẫu có sẵn.
2. Bật mí cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên hay nhất
Trong cv, phần mục tiêu nghề nghiệp sẽ bao gồm trong những mục không thể thiếu, ảnh hưởng đến hồ sơ xin việc của bạn. Vị trí của phần mục tiêu nghề nghiệp sẽ nằm ở đầu của cv, thường là sẽ sau phần thông tin cơ bản. Dung lượng của phần mục tiêu nghề nghiệp thường sẽ chỉ rơi vào 2-3 câu với độ dài vừa phải, không nên viết ngắn quá cũng không nên viết dài quá sẽ bị chiếm dung lượng của các mục khác.
Tuy có giới hạn về mặt số chữ nhưng mà bạn vẫn cần phải đưa ra đầy đủ những thông tin bao gồm giới thiệu về bản thân, trình độ học vấn, kỹ năng phục vụ công việc, sở thích, kinh nghiệm liên quan và những điều bạn có thể làm cho công ty.
Điều quan trọng trước khi bạn viết mục tiêu nghề nghiệp đó là cần phân tích thật kĩ lưỡng JD hay còn gọi là bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng gửi phần yêu cầu công việc. Mục đích của việc làm này là để giúp bạn xem xét xem yếu tố nào là yếu tố mà nhà tuyển dụng cần để mình có định hướng viết phần mục tiêu công việc.
2.1. Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên cho ứng viên chưa có kinh nghiệm
Với những ai chưa có kinh nghiệm thì việc viết phần mục tiêu nghề nghiệp có thể gây ra khó khăn cho bạn. Nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì có một số công việc như tình nguyện viên, cộng tác viên hay thực tập sinh… sẽ không yêu cầu bắt buộc bạn phải có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bám sát JD tuyển dụng của nhà tuyển dụng để xem xét xem mình cần phải viết gì.
Câu trả lời cho câu hỏi “viết gì vào mục tiêu nghề nghiệp khi chưa có kinh nghiệm?” đó là sử dụng yếu tố kĩ năng. Tức là thay vào việc đề cập đến những kinh nghiệm đã tích lũy được thì bạn có thể ghi những kĩ năng mà mình có vào để thay thế. Nói như vậy không phải bạn có thể ghi tất cả mọi kĩ năng và ghi nhiều nhất có thể mà chỉ nên chọn lọc ra hai đến ba kĩ năng quan trọng và phù hợp nhất.
Thế nào để biết kĩ năng nào là phù hợp?
Muốn biết được đó có phải là kỹ năng hợp lý để ghi vào mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên hay không thì bạn cần phải nhìn vào JD phần yêu cầu tuyển dụng mà bên nhân sự công ty đã gửi cho bạn. Ví dụ JD nghề nghiệp yêu cầu bạn cần phải thành thạo Tiếng Anh thì bạn có thể ghi vào CV là có kỹ năng thành thạo đọc, viết và nói Tiếng Anh. Hoặc nhà tuyển dụng yêu cầu cần phải có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm thì bạn cũng có thể bổ sung hai kỹ năng đó vào phần mục tiêu làm việc.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên cho ứng viên có kinh nghiệm
Với những ai đã có kinh nghiệm làm việc rồi thì có thể đề cập trực tiếp đến kinh nghiệm làm việc của bạn vào mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên, hãy lưu ý khi viết cv, chỉ nên nhắc đến những kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành nghề tư vấn viên thôi. Kinh nghiệm làm việc ở đây chính là đề cập đến những công việc liên quan đến ngành nghề bạn đang ứng tuyển, cụ thể ở đây là công việc tư vấn viên.
Ví dụ của một bản mô tả công việc tư vấn viên kinh doanh
Yêu cầu/Requirement:
- Tốt nghiệp các trường đại học, ngành học liên quan đến kinh doanh, kinh tế
- Có khả năng sử dụng các phần mềm Word, Excel.
- Có khả năng giao tiếp tốt, tinh thần làm việc nhóm cao
- Ưu tiên ứng viên đã có kinh nghiệm ở những vị trí tương tự
Khi nhìn vào một bản mô tả như vậy bạn sẽ biết được nhà tuyển dụng cần gì từ đó viết vào phần mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên những kĩ năng, kinh nghiệm tương ứng. Dựa vào bản mô tả trên, bạn có thể đề cập đến kinh nghiệm bán hàng, kinh doanh online hoặc tiếp thị sản phẩm. về kĩ năng thì có thể đề cập đến kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng các phần mềm tin học.
Bạn có thể hoặc không cần đề cập đến mục kỹ năng ở phần này. Nếu như đã có nhiều kinh nghiệm để đề cập thì có thể bỏ qua phần kĩ năng và ngược lại.
2.3. Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
Trong phần mục tiêu cũng được chia ra là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn thường là dưới hai năm, còn mục tiêu dài hạn sẽ dài hơn, trên 2 năm. Thường mục tiêu ngắn hạn sẽ gắn nhiều với việc phát triển bản thân và hoàn thành khả năng nghiệp vụ. Một số mục tiêu ngắn hạn đó là:
- Trở thành tư vấn viên xuất sắc của năm
- Hoàn thành khóa học tư vấn viên chuyên nghiệp
Mục tiêu dài hạn sẽ thường đề cập đến việc tương lai bạn mong muốn đạt được vị trí gì, quá trình thăng tiến của bạn ra sao, như thế nào. Mục tiêu dài hạn sẽ đi kèm với sự phát triển của công ty và để nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có gắn bó với công ty trong thời gan dài không. Một số mục tiêu dài hạn có thể kể đến như:
- Trở thành trưởng phòng tư vấn viên với trình độ chuyên môn cao
- Ký kết được những hợp đồng lớn, xây dựng mạng lưới khách hàng
3. Một vài ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên
3.1. Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên kinh doanh
Tốt nghiệp trường Đại Học Ngoại Thương chuyên ngành Kinh Doanh Quốc tế, có kinh nghiệm hai năm trong việc tư vấn các sản phẩm làm đẹp, mỹ phẩm, chăm sóc da. Với sự am hiểu thị trường làm đẹp Việt Nam, tôi chắc chắn rằng bản thân mình có thể góp phần tăng doanh số cho công ty, đem về những khách hàng tiềm năng nhất. Ứng tuyển vào vị trí tư vấn viên kinh doanh, tôi sẽ cống hiến hết sức mình để khiến công ty trở thành một công ty hàng đầu về cung cấp các sản phẩm làm đẹp.
3.2. Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên bất động sản
Với hai năm làm việc tại công ty bất động sản A và nhiều tháng liền trở thành nhân viên với doanh số bán hàng cao nhất, tôi tự tin rằng mình có thể giúp cho công ty nhanh chóng thu được lợi nhuận và trở nên nổi bật trong thị trường bất động sản Việt Nam. Mục tiêu hai năm tới của tôi là trở thành trưởng phòng kinh doanh và tôi tin chắc rằng với môi trường làm việc của quý công ty đây, tôi sẽ có khả năng phát triển hết những năng lực của bản thân.
3.3. Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên ngân hàng
Với hai năm liền đạt danh hiệu nhân viên tư vấn xuất sắc của ngân hàng A, tôi tự tin khẳng định rằng mình có thể hoàn thành một cách xuất sắc công việc của ngân hàng đề ra. Tôi không chỉ có khả năng giao tiếp tốt mà còn có thể nắm bắt được tâm lý khách hàng. Chính vì vậy tôi muốn hỗ trợ ngân hàng trở thành một trong những ngân hàng lớn mạnh nhất khu vực. Trong hai năm, mục tiêu của tôi là trở thành một tư vấn viên xuất sắc và tiến tới vị trí trường phòng tư vấn viên.
Trên đây là những hướng dẫn cụ thể về cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên để giúp bạn phần nào trong việc hoàn thiện cv xin việc tư vấn viên của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì đừng quên liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.
Tham gia bình luận ngay!