Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý mới nhất

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-05-29 09:57:18

Trong bản CV xin việc gửi đến các nhà tuyển dụng hiện nay, mục tiêu nghề nghiệp là phần không thể thiếu giúp cho người tuyển dụng biết được khả năng cũng như các định hướng trong tương lai của bạn. Do vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý để có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bạn đã từng nghĩ phần mục tiêu nghề nghiệp có vai trò gì trong bản CV chưa? Thực chất việc nhà tuyển dụng muốn biết mục tiêu nghề nghiệp của bạn là để đánh giá xem bạn có muốn gắn bó lâu dài với công ty của họ hay không.

Mục tiêu nghề nghiệp trong bản CV
Mục tiêu nghề nghiệp trong bản CV

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng muốn tìm kiếm những ứng viên hoạch định được các mục tiêu và biết phấn đấu để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Việc tìm ra một người quản lý phù hợp với những yêu cầu của công ty để ra rất mất nhiều công sức cho nên nhà tuyển dụng muốn chắc chắn về thái độ làm việc và năng lực của bạn qua những điều bạn thể hiện trong bản CV.

1. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí quản lý

Đối với vị trí quản lý thì công việc đòi hỏi bạn phải có khả năng bao quát tất cả mọi việc, ngoài ra cũng cần có tầm nhìn xa trông rộng, tư duy sáng tạo, khác biệt. Bởi vậy, trong bản mô tả công việc bạn không cần phải “dè chừng” khi nói ra những hoài bão và khát vọng của mình đối với công việc.

Thông thường với phần mục tiêu nghề nghiệp bạn chỉ nên ghi tóm gọn trong khoảng từ 2-3 dòng. Trong đó có thể chia ra làm 2 ý mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Về nội dung bạn hãy đảm bảo nêu đủ những ý chính việc bạn có thể làm để phát triển bản thân từ đó giúp cho công ty ngày càng lớn mạnh.

Một lưu ý khi bạn viết cv, phần mục tiêu nghề nghiệp là nên cụ thể hóa những mục tiêu bạn hướng tới bằng những con số. Không nên nói những ngôn từ quá chung chung mà không nêu bật được những ý bạn muốn thể hiện. Điều này giúp nhà tuyển dụng có thể thấy được bạn là người có hướng đi rõ ràng trong tương lai.

Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí quản lý
Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí quản lý

Bạn có thể tham khảo qua một số mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí quản lý mình đưa ra dưới đây:

- Mục tiêu ngắn hạn hướng đến:

Nhanh chóng thích nghi được với môi trường làm việc và hoàn thành được tất cả các nhiệm vụ được giao, trở thành một người quản lý tốt các công phụ trách và được tham gia các dự án có quy mô lớn trong công ty.

- Mục tiêu dài hạn hướng đến:

Nâng cao kỹ năng của một nhà lãnh đạo, học thêm những chuyên ngành về quản lý và mong có cơ hội được thăng tiến để trở thành trưởng phòng quản lý.

2. Gợi ý một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí quản lý

2.1. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý cửa hàng

Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý cửa hàng
Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý cửa hàng

- Mục tiêu ngắn hạn: có công việc ổn định phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân. Trong vòng 3 tháng tới sẽ trở thành một nhân viên thành thạo và chuyên nghiệp trong hệ thống quản lý của hàng

- Mục tiêu dài hạn: Mong muốn phát triển và thăng tiến trong công việc quản lý cửa hàng. Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở các định mục tiêu chung và hướng mọi sự nỗ lực của bản thân cho mục tiêu mà mình đặt ra trong lộ trình thăng tiến.

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý nhà hàng

Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý nhà hàng
Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý nhà hàng

- Mục tiêu ngắn hạn: áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm đã tích lũy được trong 4 năm làm việc chuyên ngành nhà hàng – khách sạn để có thể phấn đấu trở thành một nhân viên Account Executive xuất sắc, giúp Công ty gia tăng hiệu quả công việc và thúc đẩy sự phát triển vượt trội.

- Mục tiêu dài hạn: mong muốn được làm việc trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

2.3. Mục tiêu nghề nghiệp ứng tuyển vị trí quản lý kho

- Mục tiêu ngắn hạn: trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng trong công việc để có thể vận dụng hết khả năng của mình. Luôn không ngừng học hỏi và phát triển bản thân để có thể đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.

- Mục tiêu dài hạn: được làm việc trong một môi trường năng động, sáng tạo, có cơ hội thăng tiến trong công việc

2.4. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý nhân sự

Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý nhân sự
Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý nhân sự

- Mục tiêu ngắn hạn: vận dụng những kinh nghiệm và kiến thức có được về nhân sự để góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ cho doanh nghiệp thông qua nền tảng con người được xây dựng.

- Mục tiêu dài hạn: học nâng cao thêm các kiến về quản lý nhân sự và có cơ hội được thăng tiến trong sự nghiệp

2.5. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý dự án

Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý dự án
Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý dự án

- Mục tiêu ngắn hạn: trau dồi những kiến thức và nâng cao kỹ năng để có thể quản lý, điều hành và triển khai các dự án có quy mô lớn, phức tạp về quá trình thi công và sử dụng những vật liệu mới, tiên tiến.

 - Mục tiêu dài hạn: Phấn đấu trong 5 năm để trở thành trưởng bộ phận quản lý dự án và đóng góp những kiến thức, kinh nghiệm mà mình có được vào sự phát triển của công ty.

3. Những lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý trong CV

3.1. Soát lỗi chính tả sau khi viết

Khi đã viết hoàn thành xong CV của mình bạn hãy soát lại tối thiểu 2 lần trở lên. Bởi việc sai chính tả hoặc cỡ chữ, phông chữ trong cv không đúng sẽ khiến CV của bạn kém đẹp mắt và dễ bị loại ngay từ vòng gửi xe.

3.2. Nội dung mục tiêu phải ngắn gọn, liên quan đến vị trí công việc

Vì phần mục tiêu nghề nghiệp này là một phần nằm trong Cv xin việc do đó mà nó chỉ nên được trình bày trogn 3-4 dòng. Vậy bạn không thể viết lê thê, lan man được và việc bạn viết quá dài cũng sẽ không cô đọng được ý chính. Nhà tuyển dụng chỉ sử dụng 30 giây đến 1 phút để xem bản CV của bạn nên việc có điểm nhấn và ấn tượng sẽ làm nhà tuyển dụng nhớ đến.

Thứ hai nữa là mục tiêu phải gắn liền với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Đương nhiên bạn không thể mắc lỗi cơ bản đó là viết mục tiêu vị trí quản lý dự án vào Cv xin việc quản lý nhà hàng. Tất cả những nội dung đưa ra trong bản CV phải thật chính xác và áp dụng với vị trí mà bạn ứng tuyển. Những vị trí quản lý khác nhau sẽ có mục tiêu nghề nghiệp ứng với các lĩnh vực khác nhau. Quy lại thì các mục tiêu nghề nghiệp đều hướng đến bạn có thể làm gì để trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng những thứ đó để giúp công ty ngày càng phát triển, thu lại về nhiều lợi nhuận.

Trong bất kỳ các ngành nghề hay lĩnh vực nào thì cũng cần phải có sự trau chuốt, tỉ mỉ và cẩn thận trong công việc. Nhất là đối với những người làm vị trí quản lý thì những yêu cầu đó lại càng phải khắt khe hơn. Các nhà tuyển dụng là những người có con mắt nhìn người rất tinh tường chỉ qua bản CV mà họ có thể đánh giá được bạn là người có năng lực hay không. Do vậy, không chỉ phần mục tiêu nghề nghiệp mà các phần khác trong CV: thông tin cá nhân, trình độ học vấnkỹ năng cá nhânsở thích,... cũng phải thật chỉnh chu và chuyên nghiệp.

Đảm bảo nội dung đưa ra phải thật chính xác
Nội dung mục tiêu phải ngắn gọn, liên quan đến vị trí công việc

3.3. Đảm bảo nội dung đưa ra thể hiện tích cách ứng viên

Khi công ty đăng tin tuyển dụng với một vị trí việc làm với quyền lợi mức lương tốt thì sẽ có hằng trăm CV của các ứng viên khác gửi về. Làm sao để nhà tuyển dụng phân biệt bạn với các ứng viên khác và chọn bạn? Ngoài việc thể hiện được mục tiêu tương lai gắn với đúng công việc thì bạn còn phải thể hiện được tính cách bản thân, mang được đặc trưng riêng của mình. Việc thể hiện tính cách mình là người cầu toàn, chăm chỉ hay cẩn thận,... cũng thể hiện được qua sự chăm chút cho CV, trong ngôn từ, trong bố cục,...

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của mình có thể giúp bạn có thể tự tạo cho mình một chiếc CV hoàn chỉnh và có phần mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: