Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những mẫu mục tiêu nghề nghiệp việc làm khu chế xuất khu công nghiệp sao cho ấn tượng nhất.
1. Tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp việc làm khu chế xuất khu công nghiệp
1.1. Mục tiêu nghề nghiệp việc làm khu chế xuất, khu công nghiệp là gì?
Khi ứng tuyển vào khu chế xuất, khu công nghiệp thì mục tiêu nghề nghiệp của bạn sẽ là những vị trí và đích đến của công việc mà bạn mong muốn. Và bạn nên trình bày rõ kế hoạch và lộ trình thăng tiến của mình trong công việc.
Thông qua những mục tiêu nghề nghiệp trong cv xin việc khu chế xuất khu công nghiệp mà bạn đưa ra thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá về mức độ phù hợp của bạn với vị trí mà bạn ứng tuyển tại khu chế xuất, khu công nghiệp.
Hiện nay, những vị trí công việc mà khu chế xuất, khu công nghiệp tuyển dụng rất nhiều như:
- Nhân viên cơ khí
- Nhân viên vận hành máy
- Nhân viên quản lý đơn hàng
- Nhân viên kế toán
- Nhân viên Xuất nhập khẩu
- Nhân viên kinh doanh
- Nhân viên biên phiên dịch
Đây là những vị trí mà các khu chế xuất và khu công nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất cao và thường xuyên tuyển dụng.
1.2. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp việc làm khu chế xuất khu công nghiệp
Khi ứng tuyển vào những vị trí việc làm khu chế xuất, khu công nghiệp thì khi viết cv bạn cần có cho mình những mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và khoa học để có được lộ trình phấn đấu phù hợp.
Khi bạn không có định hướng được việc mình cần làm khi làm việc trong khu chế xuất thì sẽ không thể cống hiến hết mình được cho công việc và làm việc không có hiệu quả. Bên cạnh đó những đơn vị tuyển dụng cũng cần tìm kiếm những ứng viên có phù hợp thông qua định hướng công việc của họ.
Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp thể hiện bạn có muốn gắn bó lâu dài với công ty hay không và tất nhiên là không đơn vị nào muốn tuyển dụng có tần suất nhảy việc cao.
Vậy bạn đã biết cách viết mục tiêu xin việc cho từng vị trí việc làm trong khu chế xuất, khu công nghiệp chưa?
2. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp việc làm khu chế xuất khu công nghiệp
2.1. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí nhân viên kỹ thuật
Với những vị trí làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật thì bàn cần thể hiện được những mục tiêu thực tế và có liên quan đến lĩnh vực cơ khí mà mình ứng tuyển. Bên cạnh đó, bạn cũng cần sử dụng những từ ngữ chuyên ngành để thể hiện được kiến thức chuyên môn của mình.
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp bạn nên đi thẳng vào vấn đề mà mình mong muốn và đề cập đến những kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy được trong thời gian làm việc trước đó.
Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp việc làm khu chế xuất khu công nghiệp vị trí nhân viên kỹ thuật:
- Mục tiêu trong ngắn hạn
“Với những kiến thức chuyên môn có được từ trường lớp, khả năng vận hành máy móc, công cụ cơ khí thành thạo và tình thần nhiệt huyết, có trách nhiệm trong công việc. Tôi chắc chắn sẽ có thể thích nghi với công việc một cách nhanh chóng và hoàn thành công việc tốt nhất.”
- Mục tiêu trong dài hạn
“Với những kinh nghiệm có được trong quá trình làm việc, mục tiêu công việc trong 3 đến 5 năm tới khi làm việc tại đơn vị sẽ được đảm nhận những vị trí quản lý, trưởng phòng kỹ thuật. Chắc chắn rằng với sự chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạo và sự giúp đỡ của đồng nghiệp tôi có thể hoàn thành được mục tiêu này.”
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí nhân viên kinh doanh
Với vị trí công việc này thì bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng cũng như thành tích của bạn ở những công việc cũ. Bên cạnh đó, thể hiện mục tiêu nghề nghiệp thông qua những vị trí mà bạn mong muốn.
Không những vậy bận cũng cần có lộ trình những việc cần làm để có thể thực hiện được mục tiêu đã đặt ra và những gì bạn có thể đóng góp được cho đơn vị làm việc.
Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp việc làm khu chế xuất khu công nghiệp tại vị trí nhân viên kinh doanh:
- Mục tiêu trong ngắn hạn
“Với những kiến thức được trang bị từ trường học và kinh nghiệm tích lũy được từ những công việc trước đây. Trong thời gian ngắn tôi có thể thích nghi được với môi trường làm việc và hoàn thành tốt KPI được giao trong thời gian thử việc và trở thành nhân viên chính thức của công ty.”
- Mục tiêu trong dài hạn
“Là một người đã có nhiều kinh nghiệm tôi mong rằng mình sẽ gắn bó với công ty lâu dài và trong thời gian tới khi làm việc tại đây tôi có thể đảm nhiệm những vị trí lớn hơn. Tạo dựng được hệ thống khách hàng tiềm năng và bên cạnh đó cải thiện môi trường làm việc tại phòng kinh doanh chuyên nghiệp hơn.”
2.3. Vị trí nhân viên kế toán
Với vị trí nhân viên kế toán bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được những kinh nghiệm làm việc của mình ở những công việc trước đó. Nên trình bày đúng trọng tâm và viết một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung mà bạn muốn truyền tải.
Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kế toán:
- Mục tiêu trong ngắn hạn
“Với kiến thức và kinh nghiệm có được tôi sẽ hoàn thành công việc một cách tốt nhất, bên cạnh đó sẽ trau dồi thêm kiến thức kế toán bằng việc hoàn thành khóa học chứng chỉ Kế toán trường trong 2 năm tới. Cải thiện khả năng giao tiếp tiếng anh với người nước ngoài trong một năm tới.”
- Mục tiêu trong dài hạn
“Trong 3 năm tới trở thành kế toán trưởng và cống hiến cho sự phát triển của công ty một cách tốt nhất. Xây dựng được quan hệ vững chắc với cấp trên, đồng nghiệp và nhân viên, tạo dựng văn phòng kế toán chuyên nghiệp và phát triển.”
2.4. Vị trí công việc nhân viên xuất nhập khẩu
Công việc này bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy khả năng sử dụng tiếng anh một cách thành tạo và đưa ra mục tiêu nghề nghiệp hợp lý, phù hợp với thực tế và chắc chắn bạn có thể thực hiện được.
- Mục tiêu trong ngắn hạn
“Với hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tôi tự tin mình thành thạo các nghiệp vụ xuất nhập khẩu và nắm vững những công cụ phục vụ cho công việc. Mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn của tôi khi làm việc tại công ty là có thể hòa nhập với môi trường làm việc mới và làm quen với tiến độ công việc tại đơn vị.”
- Mục tiêu trong dài hạn
“Tôi mong muốn được gắn bó lâu dài với công ty, và khi đã đủ khả năng tôi có thể đảm nhận những vị trí quan trọng trong công ty như: vị trí quản lý, vị trí trưởng phòng,... Với tinh thần ham học hỏi và cầu tiến cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong công ty, chắc chắn tôi có thể thực hiện được mục tiêu này.”
Trên đây là mục tiêu nghề nghiệp về các vị trí công việc tại khu chế xuất, khu công nghiệp. Bên cạnh những vị trí có nhu cầu tuyển dụng nhiều như những vị trí trên thì cũng còn những vị trí công việc khác.
3. Một số điều nên tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp việc làm khu chế xuất khu công nghiệp
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp việc làm khu chế xuất khu công nghiệp thì bạn nên tránh những sai lầm dưới đây:
- Viết mục tiêu quá chung chung và không làm rõ được mong muốn của bạn
- Viết quá dài dòng, lan man
- Không nhấn mạnh được những giá trị mà bạn mang lại cho đơn vị làm việc
- Không có mục tiêu trong ngắn hạn và cả dài hạn
- Để sai lỗi chính tả quá nhiều trong phần trình bày
- Mục tiêu nghề nghiệp quá xa vời thực tế
Bạn cần chú ý đến những điều trên để có được mục tiêu nghề nghiệp gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, giúp bạn vượt qua vòng hồ sơ.
Với những chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp việc làm khu chế xuất khu công nghiệp bên trên, hy vọng những điều này sẽ có ích cho bạn đọc trong quá trình viết mục tiêu nghề nghiệp.
Tham gia bình luận ngay!