1. Thế nào là mượn hồ sơ đi làm?
Trước đây, có rất nhiều trường hợp người lao động vì muốn được tham gia lao động ở các xí nghiệp mà mượn hồ sơ đi làm của người khác để họ có thể được tham gia lao động kiếm tiền trang trải cho cuộc sống.
Mượn hồ sơ đi làm chính là việc một người sử dụng hồ sơ của người khác để nộp vào cơ quan mình đang ứng tuyển nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu mà công ty đề ra và được nhận vào làm việc.
Các lý do khiến người lao động phải mượn hồ sơ làm việc có thể kể đến như sau: Người lao động chưa đủ độ tuổi lao động, người lao động không đáp ứng được các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đề ra, người ứng tuyển có tiền án hoặc tiền sự. Bên cạnh những lý do kể trên thì vẫn còn tồn tại rất nhiều lý do khác nữa khiến người lao động phải mượn hồ sơ đi làm của người khác.
Dù là vì bất kỳ lý do hay mục đích gì thì việc mượn hồ sơ đi làm hay cho mượn hồ sơ đi làm đều là vi phạm các quy tắc đã được đề ra của Nhà nước và sẽ phải chịu trách nhiệm, chịu phạt theo các mức mà pháp luật đã đề ra.
Xem thêm: Những hệ lụy khi người lao động làm hồ sơ xin việc giả
2. Cho người khác mượn hồ sơ đi làm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Việc cho người khác mượn hồ sơ đi làm không chỉ khiến người cho mượn hồ sơ bị phạt hành chính mà nó còn khiến bạn vướng phải nhiều rắc rối, gây tốn thời gian, tiền bạc và có thể không được hưởng những quyền lợi đáng lẽ ra sẽ thuộc về bản thân mình.
Người cho mượn hồ sơ đi làm sẽ phải liên lạc với người mượn hồ sơ và yêu cầu người đó làm các thủ tục để có thể thay đổi thông tin được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội của người mượn hồ sơ đang có tên của bạn về đúng những thông tin của người mượn hồ sơ đi làm để cho cơ quan bảo hiểm xã hội có thể gửi hồ sơ đó sang sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phải chờ đến khi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra kết luận chính thức về trường hợp của bạn từ đó mới có thể đưa ra căn cứ để có thể điều chỉnh thông tin ghi trong sổ bảo hiểm xã hội của chính người mượn hồ sơ đi làm từ đây đưa ra các căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cả người cho mượn và người mượn hồ sơ đi làm được hưởng.
Khi cho mượn hồ sơ đi làm, người cho mượn hồ sơ đi làm sẽ có thể gặp phải những vấn đề sau:
- Không được hưởng những quyền lợi mà đáng nhẽ ra người cho mượn hồ sơ sẽ được hưởng. Vì khi cho mượn hồ sơ cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ khó có thể xác định đâu là người sử dụng hồ sơ thật.
- Chậm trễ trong việc được hưởng các chế độ chính đáng. Vì phải cần có thời gian chờ xác minh của các cơ quan có thẩm quyền sau đó mới được hưởng các chế độ ghi trong bảo hiểm xã hội của mình.
- Bị kẻ gian lợi dụng, chiếm đoạt các chế độ trong bảo hiểm xã hội. Ví dụ như hưởng các chế độ từ bảo hiểm thất nghiệp.
- Bị phạt tiền là điều không thể tránh khỏi, bên cạnh đó còn mất thời gian giải quyết các rắc rối liên quan đến hồ sơ, thủ tục.
- Khiến cơ quan mình đang công tác gặp rắc rối theo, có thể sẽ bị đuổi việc.
3. Mượn hồ sơ đi làm sẽ bị ảnh hưởng trong khoản nào
Không chỉ người cho mượn hồ sơ đi làm mới gặp rắc rối, thậm chí người mượn hồ sơ đi làm còn gặp phải nhiều rắc rối hơn.
Đầu tiên là vấn đề liên quan đến luật pháp, người mượn hồ sơ của người khác để đi làm và tham gia các chế độ mà nhà nước dành cho người lao động là vi phạm pháp luật tại Khoản 1, Điều 137 trong bộ Luật bảo hiểm xã hội.
Tình trạng sử dụng hồ sơ của người khác để làm việc không chỉ gây nhiều khó khăn cho các cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng được giao mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi mà người lao động được hưởng. Nó gây ảnh hưởng tới cả người cho mượn hồ sơ và người đi mượn hồ sơ.
Đối với người đi mượn hồ sơ của người khác, khi thời gian lao động của họ tại cơ quan họ dùng giấy tờ đi mượn càng dài thì bản thân họ phải chịu càng nhiều thiệt thòi. Có thể kể đến những thiệt thòi về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hay là bảo hiểm thất nghiệp và một số thiệt thòi về quyền lợi khác.
Đầu tiên là thiệt thòi về việc sử dụng các dịch vụ y tế, thẻ bảo hiểm y tế. Khi sử dụng các dịch vụ vừa nêu, thẻ bảo hiểm y tế của người mượn hồ sơ mang tên của người cho mượn hồ sơ nên người này sẽ không được cơ quan có thẩm quyền thanh toán các khoản chi phí khám chữa bệnh theo điều khoản sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
Đặc biệt là đối với phụ nữ, rất nhiều trường hợp vì sử dụng hồ sơ đi mượn không được hưởng các khoản trợ cấp thai sản, do tình trạng mượn hồ sơ đi làm khiến cho tên mẹ trong sổ bảo hiểm khác với tên mẹ trong giấy khai sinh và không thể tiến hành liên lạc được với người cho mượn hồ sơ đi làm. Đây quả là một thiệt thòi vô cùng lớn.
Đặc biệt là đối với những người được hưởng các trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Người cho mượn hồ sơ mới là người có đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý để có thể hoàn thành thủ tục nhận trợ cấp chứ không phải là người đi mượn hồ sơ - cho dù là người mượn hồ sơ thực chất mới là người tham gia đóng bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế.
Do đó, việc mượn hồ sơ đi làm và cho mượn hồ sơ đi làm tiềm ẩn vô cùng nhiều nguy cơ dẫn đến việc tranh chấp quyền lợi của người lao động. Nhiều trường hợp không may có thể gặp các rắc rối liên quan đến pháp lý nếu chẳng may người cho mượn hồ sơ lại là tội phạm đang bị truy nã.
Vì những ảnh hưởng bên trên, người lao động tốt nhất không nên sử dụng hồ sơ của người khác để được tham gia lao động. Hoặc nếu đã dùng hồ sơ đi làm của người khác thì cần báo cho chủ sử dụng lao động biết càng sớm càng tốt để có hướng giải quyết kịp thời và không gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Bạn có thể mua hồ sơ xin việc ở đâu TPHCM? Thông tin trong hồ sơ?
4. Cách giải quyết khi bạn mượn hồ sơ đi làm của người khác
Sau đây là 2 bước đơn giản Topcvai hướng dẫn bạn để bạn có thể giải quyết khi đã trót mượn hồ sơ đi làm của người khác:
- Bước 1: Người đi mượn hồ sơ đi làm của người khác phải trực tiếp đến Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội của tỉnh đề trình báo về việc mình đã mượn hồ sơ đi làm của người khác để được tham gia lao động. Sau khi trình báo thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành các hoạt động kiểm tra đồng thời là lập Biên bản và đưa ra quyết định xử phạt. Sau đó sẽ đưa ra Công văn để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh thông tin cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Bước 2: Căn cứ vào Công văn được cấp, các biên bản và Phiếu nộp phạt vì vi phạm hành chính, người thực hiện hành vi mượn hồ sơ đi làm sẽ mang các loại văn bản trên đến bộ phận Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội của tỉnh để có thể được làm các thủ tục hiệu chỉnh hồ sơ, cấp lại hoặc cấp mới sổ bảo hiểm xã hội. Khi thực hiện thủ tục này cần đem theo các giấy tờ sau:
+ Trích lục khai sinh hoặc là giấy khai sinh do các cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Nhà nước.
+ Căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc là hộ chiếu của người mượn hồ sơ đi làm.
+ Bản Xác nhận của chính người sử dụng lao động xác nhận về thời gian người lao động làm việc tại cơ quan. Cần chú ý rằng trong loại văn bản này cần có cam kết sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật mà người sử dụng lao động xác nhận.
+ Bản Cam kết có thể chịu trách nhiệm trước pháp luật của người đã cho mượn hồ sơ đi làm. Trừ trường hợp người này đã chết. Trên bản Cam kết này cần có xác nhận của cơ quan chính quyền nơi người cho mượn hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú.
+ Cuối cùng đó chính là bản Cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật của người đi mượn hồ sơ đi làm. Bản Cam kết này cũng cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người mượn hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú.
Trên đây là toàn bộ những nội dung, thông tin về mượn hồ sơ đi làm chúng tôi muốn cung cấp tới cho quý vị. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho quý vị trong quá trình làm việc hay là xử lý khi gặp phải các trường hợp cho mượn hồ sơ hay là mượn hồ sơ đi làm của người lao động.
Tham gia bình luận ngay!