1. Ngành Marketing giúp hỗ trợ công việc kinh doanh
Marketing là một trong những ngành có đầu vào gần như cao nhất của các trường đại học top đầu khối kinh tế. Ở đây, tụ họp những sinh viên “tinh anh” nhất; họ xuất sắc trong khả năng tư duy, nhanh chóng và nhạy bén với sự thay đổi của nền kinh tế; là nhóm ngành có khả năng sáng tạo bậc nhất.
Sinh viên theo học ngành Marketing sẽ được đào tạo về các kỹ năng như: lên kế hoạch, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; đánh giá đúng nhu cầu khách hàng; tạo ra các quảng cáo thu hút sự quan tâm của khách hàng đến các dòng sản phẩm công ty đang cung cấp; nắm bắt chính xác tâm lý và nhu cầu khách hàng;… thực hiện đúng mục tiêu doanh nghiệp đề ra;…
Thị trường trong Marketing chính là khách hàng. Tất cả các hoạt động trong Marketing đều hướng đến khách hàng và lấy họ làm trung tâm cho sự phát triển của doanh nghiệp. Là một trong những vị trí có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định vị thương hiệu doanh nghiệp; khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong nhận thức người tiêu dùng và trên thị trường kinh doanh. Đặc biệt, trong thời đại kinh tế số như hiện nay, Marketing càng khẳng định được vị thế và tầm quan trọng của mình.
Marketing và quản trị kinh doanh là hai khối ngành nhận được rất nhiều sự quan tâm; tuy nhiên, so với ngành quản trị kinh doanh mơ hồ, “cái gì cũng biết như không biết cái gì”; Marketing thể hiện ưu thế hơn hẳn khi nó chuyên về một lĩnh vực cụ thể, không gây cảm giác hoang mang cho sinh viên sau khi ra trường.
Bạn sẽ trở thành một chuyên gia Marketing hàng đầu trong một lĩnh vực cụ thể như quản lý thương hiệu, content và sáng tạo, digital Marketing,… Đặc biệt, trong thời gian sinh viên, bên cạnh việc dành thời gian để trau dồi kiến thức chuyên ngành, hãy chủ động trong việc tham gia các cuộc thi, các chương trình hay các công việc cụ thể (thực tập).
Các bạn đừng biện minh cho sự lười biếng của bản thân bằng câu như: “Mới năm nhất năm hai thôi mà”; nghe có vẻ hơi nặng nề, nhưng đây là kinh nghiệm của chính bản thân tôi; và giờ, tôi đang phải trả giá cho việc lười biếng của chính mình. Thời gian không chờ ai cả và thành công chỉ đến với ai đi tìm nó.
Vì vậy, hãy chủ động hơn trong học tập nha; các bạn sẽ tìm được rất nhiều niềm vui tại những môi trường mới mà “ở nhà” bạn sẽ không bao giờ thấy đâu!
2. Ngành Quản trị kinh doanh giúp quản lý công việc kinh doanh
Có phải bạn thường nghe: “Học ngành quản trị kinh doanh để ra sau làm SẾP phải không?”; đây là một câu nói mà bạn bè hay trêu nhau khi nhắc đến ngành học này. Ngay trong tên gọi, ngành quản trị kinh doanh cũng thể hiện rõ về lĩnh vực mà nó hướng đến, chính là việc làm quản trị trong các hoạt động kinh doanh, quản trị con người; vậy đây không phải công việc của các nhà lãnh đạo sao?
Khi theo ngành quản trị kinh doanh, bạn sẽ được đào tạo về rất nhiều mảng khác nhau như: tài chính, kế toán, marketing, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, hải quan, chất lượng,… Nói chung, ngành nào cũng được học qua, nhưng chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa” thôi.
Bạn chỉ được học kiến thức cơ bản nhất, không có kiến thức chuyên sâu cho một ngành nghề lĩnh vực cụ thể; được rèn luyện về cách lên kế hoạch; khả năng tư duy nhạy bén; tầm nhìn chiến lược trong dài hạn; định hướng phát triển và kinh doanh; đặc biệt phù hợp với các cá nhân “máu kinh doanh”.
Là một vị trí có vai trò then chốt đối với doanh nghiệp; hiển nhiên, những sinh viên non nớt mới ra trường sẽ không có cơ hội để ngồi vào các vị trí đó; bạn phải học tập, trau dồi; cho bản thân thời gian hiểu rõ về doanh nghiệp và các sản phẩm mình kinh doanh; chứng minh cho SẾP thấy, bạn đủ năng lực và trình độ để ngồi vào vị trí của họ hoặc đủ sức tự mình “sải cánh” bay trong thị trường đầy biến động.
Thông thường, ngành học này sẽ cho bạn nhiều cơ hội làm các công việc khác nhau như: việc làm nhân viên ngân hàng; việc làm kế toán viên; việc làm nhân viên kinh doanh; việc làm chuyên viên quản lý và đánh giá chất lượng; việc làm chăm sóc khách hàng; việc làm nhân viên tư vấn bảo hiểm; nhân viên khối hành chính nhân sự;…
Thường sinh viên của chuyên ngành quản trị kinh doanh ra trường sẽ cảm thấy khá mông lung vì không biết rõ bản thân nên lựa chọn công việc gì? Những lúc như này, bạn hãy tự ngồi lại và hỏi rõ bản thân mình: Bạn đang muốn làm gì? Bạn muốn 10 năm sau bạn trông như thế nào?
Nếu vẫn không biết nên trả lời như nào, hãy ném mình vào thị trường lao động; hãy cho bản thân bạn nhiều trải nghiệm với các công việc khác nhau; từ đó, đánh giá, xem xét và chọn lấy công việc bản thấy yêu thích, bản thân có thể làm tốt nhất và tập trung cho công việc đó. Hãy nỗ lực và cố gắng hết mình cho đến khi bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bạn lựa chọn. Ngoài kia có rất nhiều con người đang nỗ lực “kinh hoàng” hơn bạn rất nhiều.
Ngoài ra, còn rất nhiều các ngành nghề khác bạn có thể theo học như: kế toán - kiểm toán, việc kinh tế quốc tế; logistic; quản trị chất lượng, tài chính chứng khoán, ngân hàng;... Chỉ cần bạn tập trung vào một lĩnh vực mình quan tâm; trở thành người xuất sắc trong lĩnh vực đó, bạn hoàn toàn có cơ hội tự mình kinh doanh.
Dù là quản trị kinh doanh hay Marketing thì cũng không có điều gì chắc chắn cho việc bạn có thể kinh doanh ngay sau khi tốt nghiệp hay không? Kiến thức trong ngành đủ để bạn có thể làm được, tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác của cá nhân bạn.
Đây chỉ là lý thuyết, còn muốn kinh doanh, bạn phải thực hành nhiều. Vì vậy, hãy đi làm thuê, làm để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm; nắm vững trong tay những gì mình cần có kết hợp với quyết tâm đủ lớn, rồi bắt tay vào kinh doanh.
Tuy nhiên, chuẩn bị kỹ lưỡng vậy rồi, bạn cũng chưa chắc đã thành công đâu nhé! Kinh doanh có bao giờ là dễ, đấy là lý do không phải ai cũng giàu! Vấp ngã sẽ cho bạn nhiều bài học; đừng vội nản chí; đó là nền tảng, là bài học xương máu; giúp bạn có thể thành công hơn trong chặng đường tương lai.
Ngoài ra, mình nhận thấy có rất nhiều bạn nói rằng: “Sao phải đi học, dùng thời gian đó đi làm, lấy kinh nghiệm, kiến thức rồi ra kinh doanh sớm không phải nhanh hơn sao?” Mình không phủ nhận hình thức này không đúng hay có vấn đề; tuy nhiên, nó không phải hình thức điển hình dành cho số đông, rất ít cá nhân có thể làm được điều này.
Là con cháu của Hồ chủ tịch, chúng ta đều được thấm nhuần tư tưởng HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃi; việc học không phải là mục tiêu chúng ta có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai; nó là một quá trình, kiến thức chúng ta phải trau dồi trong suốt cuộc đời; thời điểm này bạn không học, không có nghĩa sau này bạn không học; tin tôi đi, việc học này bạn không tránh được đâu; đặc biệt “các nhà kinh tế trong tương laI”.
Các bạn đừng nghĩ những bạn không học đại học mà lựa chọn kinh doanh sớm thì không phải học nhé! E rằng, họ còn học hơn bạn rất rất nhiều lần đó. Không có người chỉ đường, hướng dẫn; họ phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm kiến thức; quá trình thử - sai - thử - sai-.. sẽ diễn ra rất nhiều cho đến khi họ đạt được một điều gì đó.
Học đại học không cho bạn chức SẾP ngay, mà nó sẽ rèn dũa cho bạn về tư duy, tư tưởng; có một chí tiến thủ đủ lớn; nhận thức chắc chắn; xác định rõ ràng cho mình một mục tiêu để phấn đấu.
Trên đây là bài chia sẻ về muốn kinh doanh thì học ngành gì? Ưu nhược điểm của từng ngành? Mà mình muốn giới thiệu; hy vọng, các bạn có thể xác định chính xác mục tiêu cá nhân của bản thân và kiên định trên con đường hướng đến mục tiêu đó. Chân thành gửi lời kính chúc sức khỏe, sự yêu mến vô cùng đến thế hệ trẻ - những người gánh trên vai trọng trách phát triển nền kinh tế đất nước mai sau.
Tham gia bình luận ngay!