1. Bất khả kháng là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất về “bất khả kháng” chính là những hiện tượng hay sự kiện nào đó bất ngờ xảy ra mà con người không thể lường trước được hay không thể kiểm soát được những hậu quả mà nó có thể gây ra, cũng không thể nào khắc phục được những hậu quả đó mặc dù có áp dụng rất nhiều những cách giải quyết, các biện pháp khác nhau.
Hầu hết khi có bất kỳ một hiện tượng, sự kiện bất khả kháng nào xảy ra và có một thiệt hài nào đó kèm theo thì những đối tượng có liên quan vi phạm sẽ phải có trách nhiệm đối với những gì đã xảy ra như là bồi thường trong trường hợp có các yếu tố sau đây:
- Có xuất hiện các hành vi vi phạm cụ thể
- Có xuất hiện những lỗi từ các bên vi phạm
- Xét trên hoàn cảnh thực tế thì có những thiệt hại xảy ra
- Giữa những hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ nhân quả với nhau
Mặc dù vậy thì cũng có một số trường hợp riêng có tính ngoại lệ, đó chính là có các hành vi vi phạm và cũng có các thiệt hại nhưng xét trên thực tế thì lại không cần thiết phải bồi thường vì những trường hợp đó là bất khả kháng, không thể nào lường trước được. Hiện nay thì có thể xét được 3 loại bất khả kháng thường hay xảy ra nhất là:
- Các sự kiện, hiện tượng xảy ra do thiên tai như là động đất, hạn hán, lũ lụt,...
- Những sự kiện, hiện tượng xảy ra do các cuộc chiến tranh như là hình thức khủng bố.
- Các sự kiện diễn ra đúng thời điểm có sự thay đổi về pháp luật hay chính trị.
Đối với những trường hợp có sự kiện, hiện tượng bất khả kháng diễn ra thì thực tế sẽ khiến cho những cá nhân, tổ chức bị hạn chế, cản trở cũng như không thể thực hiện và chịu trách nhiệm về các sự việc đó theo đúng quy định của pháp luật được. Tuy nhiên, tùy từng tình huống cụ thể mà có sự truy cứu trách nhiệm bởi không thể lúc nào cũng mang những sự kiện, hiện tượng bất khả kháng ra để trốn trách phần trách nhiệm của mình.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn luật
2. Quy định của pháp luật về một số trường hợp bất khả kháng trong thực tế
2.1. Trường hợp con người không thể kiểm soát được
Đây thường là những sự kiện, hiện tượng mà con người thực tế không thể nào lường trước hay kiểm soát được như là các ảnh hưởng của thiên tai, của động đất, giông bão, lũ lụt, những thảm họa chiến tranh,... Hầu hết đây đều là những tác động từ môi trường bên ngoài vào và có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Theo đó, con người sẽ không thể nào viết trước và tránh né được, đồng thời họ cũng không thể nào thực hiện được những nhiệm vụ, chịu trách nhiệm đối với các vấn đề đó theo quy định. Và trong những trường hợp này thì con người sẽ được miễn tất cả trách nhiệm trước pháp luật bởi những hiện tượng, sự kiện bất khả kháng.
2.2. Trường hợp để lại những hậu quả không thể khắc phục
Một số những trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng thực tế lại không thể khắc phục được như là một số tình huống xảy ra trong quá trình thảo luận, ký kết hợp đồng hay thực hiện các hợp đồng mà lại gặp phải những tác động không ngờ từ các yếu tố bên ngoài và điều đó khiến cho việc thực hiện và chịu trách nhiệm về các quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân không thể nào hoàn thành được. Và xét thấy các vấn đề xảy ra đó cũng không có biện pháp hay cách giải quyết nào có thể phòng tránh, khắc phục được, mặc dù các tổ chức, cá nhân đã áp dụng mọi cách nhưng cuối cùng vẫn đều vô nghĩa. Theo đó, những trường hợp này cũng đưa vào nhóm sự kiện bất khả kháng, đồng thời miễn mọi trách nhiệm trước pháp luật.
2.3. Ví dụ về các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng
Hiện nay, các trường hợp bất khả kháng xảy ra ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có việc bất khả kháng trong hợp đồng có lẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Vậy thì một số ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề bất khả kháng thưởng xảy ra trong quá trình ký kết và thực hiện các hợp đồng hiện nay.
Ví dụ đầu tiên đó là trong trường hợp diễn ra ký kết hợp đồng hay thực hiện các hợp đồng mà cả đôi bên đều phải chịu ảnh hưởng, những hậu quả từ những sự kiện bất khả kháng và không thể nào lường trước được mà các hậu quả đó cũng không có cách nào giải quyết được mà những bên có liên quan không thể nào thực hiện được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình hay không có bên nào chịu được trách nhiệm cho vấn đề đó thì được xem như đã vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, trong tình huống này, việc vi phạm hợp đồng là không thể tránh khỏi.
Một ví dụ nữa để các bạn hiểu hơn về bất khả kháng trong hợp đồng chính là những bên có liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng có quy định rõ ràng, cụ thể về những nghĩa vụ, trách nhiệm để cá nhân, tổ chức có thể giảm được các hậu quả một cách tối đa khi những hậu quả xảy ra từ các sự việc liên quan đến hợp đồng đó. Tuy nhiên thì vấn đề ở đây chính là các cá nhân, tổ chức hoàn toàn không thể biết trước được về những điều đó nhưng khi xảy ra đã kịp thông báo đến cho đối phương để có nhanh chóng tìm ra biện pháp xử lý hay là khắc phục được phần nào hậu quả gây ra để giảm đến mức tối đa nhưng rủi ro có thể xảy đến. Và ví dụ trên đây cũng là một trong những trường hợp bất khả kháng rất quen thuộc, thường xuyên xảy ra trong hợp đồng của các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.
Tham khảo ngay: Việc làm Luật - Pháp lý tại Hà Nội
3. Miễn trách nhiệm khi có các sự kiện bất khả kháng diễn ra trong trường hợp nào?
3.1. Đưa ra những thông báo kịp thời
Đối với các trường hợp bất khả kháng diễn ra mà các bên liên quan không thể nào xử lý kịp thời và thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ như đã quy định thì ngay lập tức cần phải có sự thông báo đến cho mọi người một cách kịp thời, chính xác nhất về những hiện tượng, sự kiện đó. Bởi nếu như tiến hành thông báo thì các cá nhân, tổ chức hay những bên vi phạm hợp đồng, quy định, các điều khoản sẽ có thể được miễn hoàn toàn những trách nhiệm về bồi thường hậu quả hay giải quyết các vấn đề bất khả kháng xảy ra mà không ai có thể lường trước được.
Ngoài ra thì trong trường hợp một bên liên quan nào đó có thời gian miễn những nhiệm vụ, trách nhiệm về việc thực hiện các hợp đồng đã kết thúc thì phía bên vi phạm các điều khoản cần phải lập tức có văn bản thông báo cho bên còn lại để có nắm bắt được tình hình và có phương án giải quyết vấn đề. Nếu như bên hết thời hạn mà không đưa ra thông báo thì sẽ phải chịu toàn bộ bồi thường cho các chi phí liên quan nếu như có các hậu quả, thiệt hại nặng nề gây ra cho đối phương.
3.2. Chứng minh về các sự kiện đó
Thực tế hiện nay thì theo quy định, một số trường hợp cho rằng vấn đề bất khả kháng xảy ra và sẽ không phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, từ đó lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm với những hậu quả mình gây ra. Do đó mà yêu cầu là khi có bất kỳ sự kiện bất khả kháng nào diễn ra thì các cá nhân, tổ chức sẽ cần phải chứng minh chính xác về những vấn đề đó, đồng thời phải cho thấy được những ảnh hưởng, tác động của các sự kiện bất khả kháng đó như thế nào cùng với các trách nhiệm cụ thể mà họ sẽ phải thực hiện.
- Những người có liên quan cần phải chứng minh được toàn bộ những sự kiện bất khả kháng đó đã có tác động như thế nào đến với công việc, với cuộc sống của mình, đồng thời khẳng định được sự diễn ra của các sự kiện đó là bất khả kháng và hoàn toàn không thể nào kiểm soát được.
- Những người có liên quan cũng cần phải chứng minh được những sự kiện bất khả kháng đó đang diễn ra ở ngoài dự tính của mình và có tính khách quan, không thể kiểm soát.
- Một vấn đề nữa cũng cần chứng minh đó là tất cả những sự kiện bất khả kháng này đã gây ra các hậu quả, rủi ro xấu nhưng thực tế lại không thể nào có biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
3.3. Cố gắng kéo dài thời gian hay chấm dứt hợp đồng
Với nhiều trường hợp bất khả kháng mà các bên có kịp thời thông báo, trao đổi với nhau để bàn bạc và đưa ra các quyết định có nên cố gắng kéo dài thời gian hợp đồng hay là thực hiện chấm dứt hợp đồng. Cụ thể đó là nếu như 2 bên muốn kéo dài thời gian để có thể tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ, trách nhiệm theo thỏa thuận thì cần phải đảm bảo được một số vấn đề sau đây:
- Với các trường hợp mà hợp đồng có liên quan đến các hoạt động kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ ký theo 5 tháng thì sau khi kéo dài thời gian của hợp đồng sẽ phải lưu ý không được phép vượt quá 12 tháng tính từ thời điểm ký kết.
- Còn với những trường hợp thỏa thuận hợp đồng trong 8 tháng thì sau khi kéo dài thời gian của hợp đồng cũng cần lưu ý không được phép vượt quá 12 tháng tính từ thời điểm ký kết.
Bên cạnh đó thì các bên liên quan cũng có thể lựa chọn việc chấm dứt hợp đồng nếu như không muốn hợp tác nữa. Và với trường hợp này, phía cá nhân, tổ chức muốn chấm dứt hợp đồng cần phải thông báo đến cho bên còn lại để họ kịp thời tiếp nhận thông tin và phải thông báo trong vòng 10 ngày. Theo đó, sẽ không có bên nào cần phải chịu trách nhiệm hay nghĩa vụ đối với hợp đồng hay các hậu quả xảy ra từ các sự kiện bất khả kháng.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của topcvai.com sẽ giúp các bạn nắm rõ được thông tin cơ bản, cần thiết nhất liên quan đến khái niệm bất khả kháng là gì và các hướng giải quyết, xử lý vấn đề khi có bất kỳ sự kiện bất khả kháng nào diễn ra nhé!
Tham gia bình luận ngay!