1. Đưa ra các lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Để xin việc nghỉ việc không mất lòng sếp bạn cần phải đưa ra những lý do thật thuyết phục và khéo léo để người quản lý của bạn, sếp của bạn không bị mất lòng, vui vẻ cho bạn nghỉ việc và đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến công việc của công ty. Dưới đây là một số lý do khách quan và lý do chủ quan bạn có thể đưa ra để xin nghỉ việc mà không làm mất lòng sếp. Hãy cùng tham khảo nhé.
Lý do 1: Hoàn cảnh gia đình
Để có thể xin nghỉ việc một cách khéo léo bạn có thể đưa ra những lý do liên quan đến hoàn cảnh gia đình những lý do về gia đình, những lý do này sẽ giúp bạn lấy được cái gật đầu đồng ý của sếp dễ dàng hơn.
- Bạn có thể đưa ra lý do vì điều kiện gia đình nên tôi phải trở về quê để chăm sóc bố mẹ, do bố mẹ già yếu, vì vậy tôi có nguyện vọng xin về quê để làm việc và sinh sống.
- Bạn có thể đưa ra lý do phải chăm sóc người thân ốm nên không thể đảm bảo đủ thời gian và sức khỏe để tiếp tục công việc.
- Bạn có thể đưa ra những lý do ví dụ như chuyển nhà đến một địa điểm khác xa chỗ làm nên không thể tiếp tục thực hiện công việc ở công ty cũ, có mong muốn được nghỉ làm.
Đây là những lý do về gia đình mà bạn có thể sử dụng khi xin nghỉ việc, mà chắc chắn khi đưa ra những lý do này sếp bạn sẽ không thể làm khó bạn, còn rất nhiều lý do về hoàn cảnh gia đình khác bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Lý do 2: Phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ
- Có thể nói phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ là đối tượng được mọi người quan tâm và chăm sóc, nếu bạn muốn nghỉ việc và có thai, có con nhỏ thì bạn có thể sử dụng lý do này. Đảm bảo sếp của bạn sẽ không có lý do nào để từ chối đề nghị của bạn hay làm khó được bạn. Nhưng lý do này chỉ có phụ nữ có thai và có con nhỏ mới áp dụng được.
Lý do 3: Không muốn ảnh hưởng đến công việc chung
- Bạn có thể đưa ra một số lý do cá nhân ví dụ như không đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc, phải giải quyết một số công việc cá nhân... và rất nhiều lý do cá nhân khác bạn cũng có thể đưa ra.. Nhưng lưu ý là bạn chỉ nên chọn những lý do hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh của mình để thuyết phục sếp một cách khéo léo. Tôi tin chắc rằng sếp của bạn sẽ tạo điều kiện cho bạn nghỉ việc để giải quyết những công việc cá nhân đó.
Lý do 4: Mong muốn học lên cào và thay đổi công việc hiện tại
- Bạn có thể đưa ra một lý do là muốn học lên cao, hoặc bạn muốn tìm việc khác phù hợp với sở thích và đam mê hơn là công việc hiện tại. Đây cũng là lý do giúp cho bạn có thể xin nghỉ việc một cách dễ dàng mà sếp cũng vui vẻ đồng ý.
Lý do 5: Bạn không phù hợp với công việc hiện tại
- Bạn có thể nói cho sếp của mình biết là bạn không phù hợp với công việc hiện tại, sau một thời gian làm việc bản thân bạn thấy công việc đó không phù hợp với bạn. Bạn mong muốn thay đổi công việc mới để phù hợp hơn với bản thân. Do đó, bạn đã quyết định xin nghỉ việc và hy vọng sếp sẽ đồng ý. Tôi tin rằng sếp của bạn sẽ không gây khó khăn cho bạn và cho phép bạn nghỉ việc.
Đọc thêm: Bạn đã chắc chắn với quyết định thôi việc của mình chưa?
2. Hành động khéo léo để xin nghỉ việc
Khi đã lựa chọn được một lý do phù hợp bây giờ là thời điểm bạn cần phải hành động, hành động một cách khéo léo để vấn đề nghỉ việc của bạn không làm ảnh hưởng đến những nhân viên khác, không làm ảnh hưởng đến hoạt động làm việc của công ty và điều đặc biệt là vấn đề nghỉ việc của phải được thực hiện theo đúng hợp đồng mà bạn đã ký kết với công ty để đảm bảo quyền lợi của bạn không bị ảnh hưởng.
2.1. Bật tín hiệu xin nghỉ việc một cách khéo léo
Trước khi có quyết định xin nghỉ việc một cách chính xác bạn cần phải bật tín hiệu xin nghỉ việc trước một cách khéo léo để đánh động trước cho sếp của bạn. Để bộ phận nhân sự chuẩn bị ứng tuyển và tìm người phù hợp thay thế cho vị trí của bạn.
Bạn nên khéo léo đưa tin để tin của bạn đưa đi đúng người và đúng nội dung, nên đưa tin vì một lý do cá nhân hoặc bất khả kháng nên bạn mới xin nghỉ, không nên đưa những tin nói xấu công ty, nói xấu nhân viên hay sếp dẫn đến việc bạn nghỉ việc, những thông tin này sẽ khiến người nghe, sếp của bạn bức xúc và làm khó bạn khi cho bạn nghỉ, chính vì vậy mà bạn nên bất tin hiệu xin nghỉ việc một cách khéo léo để việc xin nghỉ việc của bạn không làm sếp khó chịu.
2.2. Hoàn thành tốt công việc trước khi nghỉ việc
Để việc xin nghỉ việc của bạn diễn ra một cách thuận lợi thì trước khi nghỉ việc bạn cần phải hoàn thành tốt phần việc của mình, không để những công việc của bạn làm ảnh hưởng đến nhân viên khác, hãy cho nhà tuyển dụng thấy phần công việc của bạn đã được giải quyết ổn, và bạn phải đảm bảo rằng phải bàn giao hết các công việc của mình cho nhân viên mới, dạy nhân viên mới phần công việc của bạn để khi bạn nghỉ việc nhân viên mới có thể đảm nhận. Nếu bạn làm được điều này sớm thì việc nghỉ việc của bạn cũng sẽ nhanh được thực hiện.
2.3. Thông báo trực tiếp với người quản lý và sếp của bạn
Để việc xin nghỉ việc của bạn không làm mất lòng sếp, thì người đầu tiên biết tin bạn nghỉ việc phải là người quản lý bạn, người sếp của bạn. Việc làm này thể hiện bạn là người làm việc có trước có sau, bạn tôn trọng người quản lý của mình. Bạn thông báo chính thức và gửi đơn xin thôi việc với người sếp của mình trước khi gửi đến bộ phận hành chính nhân sự. Như vậy người quản lý của bạn sẽ cảm thấy được tôn trọng hớn và điều đương nhiên là quản lý của bạn sẽ giúp bạn hoàn thiện thủ tục xin nghỉ việc một cách tốt nhất.
Tham khảo: Cách xin nghỉ việc đột xuất
3. Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc
Một vấn đề quan trọng mà bạn cần quan tâm trước khi nghỉ việc đó chính là cách viết đơn xin nghỉ việc sao cho đúng chuẩn mà lại khéo léo không mất lòng sếp. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.
3.1. Không nên bỏ qua những lời cảm ơn trong đơn xin nghỉ việc
Lời cảm ơn là điều không thể thiếu trong lá đơn xin nghỉ việc, bạn cần phải đưa ra lời cảm ơn những người đồng nghiệp của mình, người sếp của bạn trong thời gian bạn làm việc đã giúp đỡ bạn. Lời cảm ơn là một phần quan trọng trong lá đơn của bạn, chính vì vậy mà bạn không nên bỏ qua lời cảm ơn.
3.2. Trong đơn nên nêu rõ thời gian xin nghỉ việc
Trong là đơn ngoài lời cảm ơn thì thời gian xin nghỉ việc cũng là một nội dung quan trọng, bạn cần nêu lên được thời gian nghỉ việc của mình một cách cụ thể, để sếp của bạn, bộ phận nhân sự có thể tìm nhân viên thay thế bạn một cách hợp lý để không làm ảnh hưởng đến hoạt động công ty.
Nếu trong lá đơn xin nghỉ việc của bạn không nêu được thời gian xin nghỉ việc thì đồng nghĩa với việc là đơn xin của bạn không đúng chuẩn và nó cũng không thể hiện được mong muốn của bạn, gửi đơn không có thời gian thì coi như là đơn của bạn không được chấp nhận
3.3. Hãy đưa ra những lý do thuyết phục và sử dụng câu từ lịch sử
Lời nói, câu văn lý do trong đơn xin nghỉ việc cũng là những phần rất quan trọng, bạn nên đưa ra một lý do hợp lý. Dùng câu văn lịch sự để gửi đến sếp của bạn. Nó thể hiện bạn là người lịch sự người có ăn có học và hiểu biết. Bạn nên sử dụng từ ngữ phổ thông sử dụng văn phong văn bản để gửi đến sếp của mình.
3.4. Kiểm tra câu từ và lỗi chính tả
Trước khi gửi đơn đến sếp, bộ phận nhân sự để xin nghỉ việc bạn cần phải chắc chắn rằng là đơn của bạn không bị sai lỗi chính tả, câu từ đúng và đặc biệt cách xưng hô trong đơn xin nghỉ việc phải thể hiện được sự lịch sự, những lỗi cơ bản này sẽ làm sếp, bộ phận nhân sự đánh giá bạn. Vì thế, bạn cần kiểm tra kỹ những lỗi đó để đảm bảo không gặp phải vấn đề, giúp việc xin nghỉ việc của bạn diễn ra suôn sẻ.
4. Thời điểm thích hợp để bạn gửi đơn xin nghỉ việc
Lựa chọn thời điểm để gửi đơn xin nghỉ việc và thông báo nghỉ việc cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần phải lưu ý, có những thời điểm mà bạn không nên đưa ra những lý do xin nghỉ việc. Nhưng cũng có thời điểm bạn được phép đưa ra đơn xin nghỉ việc mà không làm mất lòng sếp. Nội dung bên dưới sẽ gợi ý cho bạn những thời điểm thích hợp để bạn gửi đơn xin nghỉ việc được xếp đồng ý. Hãy cùng tham khảo nhé.
- Bạn nên lựa chọn thời điểm công ty đang phát triển ổn định, không có quá nhiều biến đổi về nhân sự, ở thời điểm này bạn thông báo nghỉ việc cũng không ảnh hưởng đến công ty, đây được xem là thời điểm phù hợp để xin nghỉ việc.
- Thời điểm sau tết, trước tết thường là thời điểm biến động nhân sự, bạn cũng có thể dựa vào thời điểm này để xin nghỉ việc. Thời điểm này rất dễ tuyển dụng nên việc bạn gửi đơn xin nghỉ việc cũng được xem là hợp lý.
- Thời điểm công ty cắt giảm nhân sự cũng được xem là thời điểm vào để bạn xin nghỉ việc, vậy nên bạn có thể xin nghỉ việc ở thời điểm này.
Bài viết chia sẻ cho bạn những lý do, cách viết đơn xin nghỉ việc để không làm mất lòng sếp. Bằng những lý do khéo léo đó tôi tin rằng sếp của bạn sẽ đồng ý và vui vẻ để bạn nghỉ việc mà không làm khó dễ bạn. Có rất nhiều cách xin nghỉ việc khéo léo không mất lòng sếp bạn nên lựa chọn cách và lý do phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
Tham gia bình luận ngay!