Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì và những thông tin có thể bạn chưa biết!

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2024-07-13 15:51:39

Hiện nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thì việc ra đời, mở rộng các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau là một xu thế tất yếu. Và bên cạnh những tập đoàn lớn thì vẫn có rất nhiều các doanh nghiệp với quy mô nhỏ hay còn được gọi là “doanh nghiệp siêu nhỏ”. Vậy có thể hiểu cụ thể về doanh nghiệp siêu nhỏ là gì hiện nay? Hãy để topcvai.com giúp bạn giải đáp những thắc mắc có liên quan đến doanh nghiệp siêu nhỏ trong bài viết dưới đây nhé!

Việc làm Luật - Pháp lý

1. Tìm hiểu về khái niệm doanh nghiệp siêu nhỏ là gì

Có thể thấy, sự ra đời với tốc độ nhanh đến mức chóng mặt của rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay khiến cho việc nhận biết cũng như đánh giá về một doanh nghiệp trở nên phức tạp hơn rất nhiều bởi thực tế vấn đề này cũng có liên quan khá nhiều đến việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, tùy vào số vốn bỏ ra hay quy mô mà đánh giá về một loại doanh nghiệp cụ thể. Và hiện nay, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động như là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và cả doanh nghiệp siêu nhỏ. Vậy hiểu như thế nào về doanh nghiệp siêu nhỏ?

Tìm hiểu về khái niệm doanh nghiệp siêu nhỏ là gì hiện nay
Tìm hiểu về khái niệm doanh nghiệp siêu nhỏ là gì hiện nay?

Hiểu một cách đơn giản nhất về doanh nghiệp siêu nhỏ đó chính là những doanh nghiệp hoạt động dựa trên nguồn vốn khá thấp khi thành lập cũng như  xây dựng với quy mô rất nhỏ. Bên cạnh đó thì số lượng người lao động làm việc trong doanh nghiệp (dưới 10 người) và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đó cũng ở mức nhỏ hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp khác như là doanh nghiệp nhỏ thì có số lượng nhân viên từ khoảng 10 – 200 người, số vốn khi thành lập là khoảng 20 tỷ đồng hay những doanh nghiệp vừa thì số lượng nhân viên phải từ 200 – 300 người và có số vốn trên 20 tỷ - 100 tỷ đồng khi thành lập.

Tham khảo: Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Đặc điểm của cty TNHH

2. Dấu hiệu nhận biết về doanh nghiệp siêu nhỏ

Làm sao để nhận biết về một doanh nghiệp siêu nhỏ là vấn đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay. Tuy rằng không phải công ty nào cũng giống nhau và phụ thuộc vào ngành kinh doanh cụ thể, mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng.

2.1. Với doanh nghiệp nông – lâm – thủy sản và công nghiệp xây dựng

Với doanh nghiệp nông – lâm – thủy sản và công nghiệp xây dựng
Dấu hiệu nhận biết với doanh nghiệp nông – lâm – thủy sản và công nghiệp xây dựng

Nông – lâm – thủy sản là những lĩnh vực được xem là rất quan trọng đối với nền kinh tế chung của đất nước cũng như sự phát triển riêng của từng vùng. Theo đó, đây cũng là những ngành cần một lượng khá lớn người lao động cho các vị trí việc làm và nguồn vốn rất lớn thì mới có thể hoạt động dưới dạng quy mô lớn được. Để xác định một doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và công nghiệp xây dựng, cần dựa vào những yếu tố sau đây:

- Doanh nghiệp có tổng số vốn thành lập và bắt đầu hoạt động dưới 3 tỷ đồng.

- Doanh nghiệp có tổng doanh thu hàng năm thu về (sau khi đã trừ đi tất cả các khoản) không vượt quá 3 tỷ đồng/năm.

- Doanh nghiệp có tổng số lượng người lao động làm việc cũng như tham gia vào các bảo hiểm xã hội không vượt quá 10 người.

2.2. Với doanh nghiệp thương mại

Với doanh nghiệp thương mại
Dấu hiệu nhận biết với doanh nghiệp thương mại

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì dấu hiệu nhận biết có sự khác biệt so với những doanh nghiệp nông – lâm – thủy sản và công nghiệp xây dựng ở một số vấn đề như sau:

- Doanh nghiệp có tổng số vốn đầu tư khi thành lập không vượt quá 3 tỷ đồng.

- Doanh nghiệp có tổng số doanh thu qua các hoạt động kinh doanh thu về (sau khi đã trừ đi tất cả các khoản) không vượt quá 10 tỷ đồng/năm.

- Doanh nghiệp có tổng số lượng người lao động làm việc cũng như tham gia vào các bảo hiểm xã hội mỗi năm không quá 10 người.

Xem thêm: Giá trị doanh nghiệp là gì? Tại sao doanh nghiệp cần xác định giá trị?

3. Tiêu chí để đánh giá về một doanh nghiệp siêu nhỏ

Như đã nói ở trên, để có thể đánh giá về một doanh nghiệp siêu nhỏ trong bất kỳ lĩnh vực nào đều sẽ dựa vào 3 tiêu chí là nguồn vốn, doanh thu và số người lao động. Vậy hãy cùng tìm hiểu cụ thể, chi tiết về nội dung của các tiêu chí trong phần dưới đây nhé!

3.1. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp khi thành lập

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp khi thành lập
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp khi thành lập

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp khi thành lập và bắt đầu hoạt động sẽ được thể hiện thông qua bảng kê khai trên báo cáo tài chính từ những năm trước đó mà doanh nghiệp đã phải nộp thuế cho cơ quan thuế nhà nước và nó sẽ được xác định theo bảng cân đối với bộ phận kế toán. Nếu như doanh nghiệp hoạt động được 1 năm rồi mà vẫn chưa thể xác định được về nguồn vốn đã bỏ ra thì có thể dựa vào bảng báo cáo chi tiết từ bộ phận kế toán ở thời điểm gần nhất với thời điểm doanh nghiệp hưởng những hỗ trợ khác.

3.2. Tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp

Doanh thu chắc chắn là một vấn đề rất quan trọng và là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một doanh nghiệp nào và đây cũng là một tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá về loại hình, quy mô của doanh nghiệp đang hoạt động. Và doanh thu cũng là một yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể nhận biết được rằng họ có đang mang về được lợi nhuận hay đang bị thua lỗ trong quá trình hoạt động.

Tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp
Tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp

Theo đó, tổng doanh thu hàng năm của một doanh nghiệp chính là toàn bộ những doanh thu có được từ quá trình kinh doanh, sản xuất và bán hàng ra thị trường khi đã trừ đi tất cả những khoản chi tiêu liên quan. Và tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ được thể hiện rõ ràng thông qua những số liệu trên báo cáo tài chính.

Trong trường hợp các doanh nghiệp mới thành lập hay đã hoạt động được 1 thời gian nhất định tính theo năm mà không mang về doanh thu thì yếu tố này sẽ được xác định dựa trên tổng nguồn vốn doanh nghiệp theo quy định.

Tìm hiểu thêm: Cách tính doanh thu thuần đơn giản, chính xác

3.3. Số người lao động tham gia bảo hiểm mỗi năm

Theo quy định thì người lao động làm việc trong các doanh nghiệp sẽ được tham gia đóng bảo hiểm xã hội hàng năm hay có hỗ trợ nhất định cho họ trong quá trình làm việc. Và số lượng người lao động tham gia vào các khoản bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp siêu nhỏ chính là lực lượng mà doanh nghiệp sẽ quản lý, sử dụng để thực hiện công việc sản xuất, kinh doanh, buôn bán các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và trả lương cho họ.

Số người lao động tham gia bảo hiểm mỗi năm
Số người lao động tham gia bảo hiểm mỗi năm

Do đó, số người lao động tham gia vào bảo hiểm xã hội tính trung bình 1 năm chính là những người mà tham gia rồi chia trung bình theo các tháng trong năm đó. Việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được xác định trên các chứng từ về bảo hiểm từ những năm trước đó.

Trong trường hợp mà doanh nghiệp hoạt động chưa đến 1 năm thì tổng số người lao động tham gia vào đóng bảo hiểm xã hội sẽ tính theo số người tham gia của các tháng chia cho số tháng hoạt động của doanh nghiệp.

>> Mã số BHXH là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của mã số BHXH

4. Vai trò của doanh nghiệp siêu nhỏ như thế nào?

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động là khá nhiều và mặc dù không đóng góp quá nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước nhưng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội như là:

- Các doanh nghiệp siêu nhỏ có vai trò quan trọng trong việc giải quyết được vấn đề việc làm dành cho người lao động ở khắp mọi nơi trên đất nước. Thực tế thì không chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có thể làm được điều đó mà doanh nghiệp nhỏ cũng có nhu cầu tuyển dụng đối với nhiều vị trí việc làm.

Vai trò của doanh nghiệp siêu nhỏ như thế nào
Vai trò của doanh nghiệp siêu nhỏ như thế nào?

- Việc nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ ra đời cũng góp phần làm nâng cao được khả năng cạnh tranh và thúc đẩy phát triển giữa các doanh nghiệp với nhau. Bởi thực tế nếu như các doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp thì sẽ có thể làm quá trình cạnh tranh trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều, nhất là trong thời đại kinh tế hội nhập như hiện nay thì điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp phần nào thúc đẩy hoạt động và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

- Việc phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ cũng sẽ đóng góp vào việc làm cho cuộc sống của người dân và xã hội trở nên ổn định hơn.

Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp siêu nhỏ mặc dù bước đầu thành lập với quy mô rất nhỏ, các hoạt động cũng chưa thể đóng góp quá lớn vào nền kinh tế nhưng so với xã hội và các vấn đề liên quan dành cho con người thì doanh nghiệp siêu nhỏ là đóng vai trò hết sức quan trọng.

Đọc thêm: Nắm bắt mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần mới nhất

5. Để ổn định phát triển, doanh nghiệp siêu nhỏ cần làm gì?

Doanh nghiệp siêu nhỏ xét về xuất phát điểm cũng như quy mô hoạt động, tất cả mọi thứ đều khá khó khăn, mơ hồ, do đó để có thể ổn định và hoạt động mạnh mẽ như các doanh nghiệp lớn hơn thì chắc chắn không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng sẽ có cách giải quyết và một doanh nghiệp siêu nhỏ để phát triển ổn định cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Việc đầu tiên cần làm đối với một doanh nghiệp siêu nhỏ chính là cần phải tập trung thật tốt vào những hoạt động sản xuất, kinh doanh chuyên môn của mình. Bởi hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ chưa phát triển ổn định đã muốn lái sang một số lĩnh vực khác để giải quyết những khó khăn. Tuy nhiên đây lại là một suy nghĩ sai lầm và rất có thể chính là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp không thể trụ nổi trên thị trường khi thua lỗ quá nhiều. Chính vì vậy mà để có thể tạo nên tên tuổi, thương hiệu thì bước đầu cần đầu tư tập trung vào 1 lĩnh vực, khi đã ổn định và có được một vị trí nhất định trên thị trường thì hãy tính đến việc mở rộng quy mô và hoạt động thêm một số lĩnh vực khác phù hợp.

Để ổn định phát triển, doanh nghiệp siêu nhỏ cần làm gì
Để ổn định phát triển, doanh nghiệp siêu nhỏ cần làm gì?

- Một vấn đề cũng hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp siêu nhỏ khi mới bắt đầu hay ngay cả khi đã đi vào ổn định đó chính là cần phải lựa chọn cũng như sử dụng một nguồn nhân lực thật hiệu quả. Thực tế thì với những doanh nghiệp siêu nhỏ khi mà số lượng nhân viên chỉ chưa đến 10 người thì sẽ khá khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động. Do đó, những người lãnh đạo cần biết cách để khai thác tiềm năng và thế mạnh của từng người, đưa vào làm việc ở những vị trí phù hợp, tận dụng tối đa nguồn nhân lực cho mọi hoạt động. Có như vậy thì mới có thể tạo nên sự ổn định và tạo đà phát triển cho doanh nghiệp của mình.

Hy vọng những thông tin mà topcvai.com đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về doanh nghiệp siêu nhỏ là gì cũng như cách để nhận biết, phân biệt các doanh nghiệp hiện nay như thế nào. Từ đó có thể áp dụng thật tốt, nhất là với những người có ý định kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: