1. Tra cứu Executive là gì?
Mức độ phong phú về ngữ nghĩa của các từ tiếng Anh cũng không khác gì tiếng Việt, một từ có thể sẽ có nhiều nghĩa, nó tùy thuộc vào ngữ cảnh được sử dụng. Và với từ Executive cũng vậy, mỗi lĩnh vực hay ngữ cảnh sử dụng đều mang những ý nghĩa khác nhau. Đương nhiên khi nó kết hợp với một từ khác, tạo thành cụm từ thì nghĩa của nó cũng hoàn toàn khác. Vậy nên để không bị hiểu lầm khi nghe hoặc không bị nói sai khi sử dụng Executive thì chúng ta đều cần hiểu đúng về mội ngữ nghĩa khác nhau.
Dựa theo từ điển Anh Việt thì Executive [/ɪgˈzɛkyətɪv/] có nghĩa là điều hành, quản lý, ngoài ra tùy loại từ mà nó có nghĩa khác nhau như sau:
- Executive (Tính từ): (thuộc) sự thi hành, chấp hành.
- Executive (Danh từ): Quyền hành pháp; tổ chức hành pháp, bộ giám sát; bộ điều hành, cán bộ cấp cao.
Tuy nhiên thì khi sử dụng từ Executive thì người ta thường nghĩ đến nghĩa “điều hành, quản lý, chỉ đạo…”, bởi đây là ngữ nghĩa thông dụng đối với từ này. Executiveer là người đứng đầu trong một nhóm, tổ chức hoạt động. Chịu trách nhiệm quản lý, điều phối và xử lý các vấn đề trong bộ phận của mình. Vậy để hiểu rõ hơn nữa thì các bạn cùng tham khảo những chia sẻ thực tế, cụ thể về từng vị trí Executive nhé.
Đọc thêm: Senior executive là gì?
2. TOP thuật ngữ về nghề nghiệp khi được kết hợp với executive
Muốn hiểu đúng “executive là gì?” để không bị nhầm lẫn khi sử dụng thì các bạn cũng cần nắm được những thông tin những thuật ngữ được đi kèm với Executive. Như đã chia sẻ ở trên thì mỗi ngữ cảnh, mỗi từ tiếng anh kết hợp với nhau đều có ngữ nghĩa khác nhau. Dưới đây là nội dung về một vài thuật ngữ để các bạn hiểu rõ hơn nhé.
2.1. Marketing Executive là gì?
2.1.1. Khái niệm
Các bạn có thể hiểu đơn giản Marketing Executive: Giám đốc tiếp thị hoặc quản lý nhân viên Marketing, tùy thuộc vào từng cách sử dụng của các công ty khác nhau. Tuy nhiên về bản chất thì hai cái tên gọi đó cùng chỉ chung về một vị trí, có bản chất ông việc thực hiện như nhau.
Marketing Executive có công việc chính là thực hiện quản lý, giám sát những vấn đề liên quan đến mối liên kết giữa sản phẩm/ dịch vụ của công ty mình với khách hàng, đối tác (người mua/ sử dụng). Nhằm đảm bảo được sự tương đồng giữa sản phẩm, dịch vụ của mình với nhu cầu khách hàng, người tiêu dùng. Từ đó sẽ tạo ra hành vi mua hàng, mang lại doanh thu cho công ty.
2.1.2. Vậy nhiệm vụ chính của Marketing Executive là làm gì?
Đó là:
- Nghiên cứu, tổng hợp và phân tích, xây dựng; thực hiện vai trò truyền thông cũng như tiếp thị trong một phân khúc thị trường kinh doanh cụ thể của công ty. Phân tích, đánh giá những yếu tố mang đến sự tồn tại và phát triển cho sản phẩm. Từ đó đưa ra những đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn.
- Theo dõi, nghiên cứu và phân tích những điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Để có những ý tưởng phát triển tiếp thị hàng năm, thiết lập và thực hiện ngân sách tiếp thị (hàng năm); đóng góp và phát triển các kế hoạch và chiến lược tiếp thị dài hạn.
- Phối hợp với các bộ phận (bán hàng, kinh doanh,...) để thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị của công ty. Hỗ trợ đội ngũ bán hàng; phân tích nhu cầu và xu hướng của khách hàng để đưa ra những hướng xử lý kinh doanh.
- Thực hiện các hoạt động PR hàng tháng, phụ trách tổ chức, lên kế hoạch cho các hội nghị, triển lãm, sự kiện,... Viết, chỉnh sửa PR để xây dựng và phát triển thương hiệu.
Như vậy, các bạn cũng có thể thấy rằng để hoàn thành được những nhiệm vụ ấy không phải là chuyện đơn giản. Ngoài những kiến thức và trình độ chuyên môn thì một Marketing Executive cũng cần phải là người có nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm. Vậy nên nhà tuyển dụng cũng có những yêu cầu khá cao đối với ứng viên, như: Kỹ năng nghiên cứu thị trường, thấu hiểu hành vi khách hàng, tư duy sáng tạo,…
Để hiểu rõ hơn về vị trí này thì các bạn có thể tham khảo thông tin tuyển dụng việc làm Marketing Executive tại topcvai.com, ở đây tin tức được cập nhật thường xuyên nên biết đâu bạn sẽ tìm được cơ hội phù hợp nhất dành cho mình.
2.2. Pr Executive là gì?
2.2.1. Khái niệm
Pr Executive (tên đầy đủ là Public Relations) nghĩa là Giám đốc quan hệ công chúng, là người chịu trách nhiệm duy trì, phát triển mối quan hệ giữ công ty với bên ngoài (đối tác, khách hàng,..). Là vị trí đại diện cho bộ mặt của công ty, là người trực tiếp củng cố sự phổ biến, sự tin cậy của công ty trên thị trường. Từ đó sẽ xây dựng nên một mạng lưới thông tin đầy vững bền giữa bên ngoài và công ty. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì các Pr Executive sẽ tạo dựng mối quan hệ tốt giữa công ty mình với thị trường, khách hàng, đối tác bên ngoài để từ đó nâng cao được sự tin tưởng, nhận thức của đối tượng bên ngoài đó đối với thương hiệu của công ty.
Ngoài ra, đây cũng là vị trí công việc nhận được rất nhiều sự quan tâm của các ông chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp nhất là những tổ chức hoạt động quy mô lớn hoặc doanh nghiệp non trẻ khi chưa nhiều người biết đến. Bởi khi đó việc tạo dựng được mối quan hệ công chúng sẽ rất quan trọng trên thị trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay.
2.2.2. Một vài nhiệm vụ chính của vị trí này mà các bạn có thể quan tâm
– Chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích nhu cầu và xu hướng của thị trường. Sau đó sẽ lên ý tưởng, lập kế hoạch nội dung truyền thông để thu hút được sự quân tâm của khách hàng và tác động đến hành vi mua hàng, thúc đẩy thị trường kinh doanh;
– Xây dựng mục tiêu, triển khai viết bài PR sản phẩm, dịch vụ; và tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt với cơ quan truyền thông, khác hàng, đối tác…
– Phối hợp cùng phòng kỹ thuật, quản trị website, fanpage… để thúc đẩy hơn nữa các dự án Pr; Biên tập nội dung trên các kênh truyền thông; sáng tạo các câu slogan, tagline…
Ngoài ra, nếu công ty tổ chức những sự kiện hay chương trình nào thì Pr Executive cũng chịu trách nhiệm lập kế hoạch, lên chương trình, kịch bản... với định hướng được xác định bởi cấp trên. Để hoàn thiện được những dự án và nhiệm vụ như vậy thì các Pr Executive cũng sẽ phải thể hiện được mình là người hiểu biết về thị trường, luôn biết cách mang đến những hài lòng cho khách hàng và đặc biệt cũng là người có kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, có kinh nghiệm trong tiếp thị - quảng cáo…
Tham khảo thêm: Việc làm Marketing - PR
2.3. Seo Executive là gì?
2.3.1. Khái niệm
Seo Executive (Search Engine Optimization Executive) được sử dụng khá nhiều, tương ứng với nhiều tên gọi nghề nghiệp khác nhau như: Quản trị viên SEO, giám đốc điều hành SEO… là vị trí công việc cũng khá hot. Nhà là với thời đại công nghệ 4.0 đang lên ngôi như hiện nay. Để đảm nhận được vai trò này thì phải là người hội tủ đầy đủ các kỹ năng hành nghề marketing, công nghệ công tin và kinh doanh.
Và nhiều chuyên gia còn khẳng định rằng, vị trí Seo Executive là người toàn năng, vì như vậy mới có thể đương đầu và chiến thắng với các đối thủ khác và đưa website của công ty lên tầm cao mới.
2.3.2. Tóm lại, Seo Executive là thực hiện những nhiệm vụ gì?
– Nghiên cứu, phân tích đối tượng người dùng và đối thủ cạnh tranh.
– Đánh giá tình trạng trang web, phân tích từ khóa để tối ưu và đưa ra những ý kiến cũng như đề xuất cho đội ngũ biên tập viết bài. Và đề xuất thay đổi kiến trúc trang web để cải thiện kết quả thứ hạng tìm kiếm cho từ khóa mục tiêu mà đã phân tích được.
– Quản lý và xây dựng thêm các hệ thống trang web vệ tinh để điều hướng và tạo thêm tín hiệu cho trang web chính. Liên tục tham gia xây dựng liên kết, chiến lược cũng như kế hoạch để phát triển nội dung, chiến lược từ khóa và triển khai các hoạt động SEO (dự án nội bộ / bên ngoài).
– Theo dõi và báo cáo kết quả tìm kiếm của website cho quản lý hoặc ban lãnh đạo.
Như vậy, các bạn đã hiểu vì sao mà vị trí việc làm này lại phải hội tụ đầy đủ yếu tố cũng như kỹ năng của kinh doanh, tiếp thị và công nghệ rồi đúng không. Nếu yêu thích và muốn thành công với vị trí này thì nhanh tay tham khảo các tin tức tuyển dụng vị trí Seo để có kinh nghiệm và vươn lên vị trí cấp cao Seo Executive nhé.
2.4. E-commerce Executive là gì?
E-commerce Executive có nghĩa là giám đốc điều hành kinh doanh, điều hành kinh doanh thương mại điện tử. Có thể các bạn cũng cảm thấy rằng vị trí công việc này còn khá mới mẻ với nhiều bạn, bởi vì ngành thương mại điện tử cũng chỉ mới thực sự phát triển trong vài năm trở lại đây ở nước ta. Nên vị trí này chưa phổ biến, và còn hạn chế nhiều về nguồn nhân lực.
Tuy nhiên khi ngành thương mại điện tử của nước ta đang trong giai đoạn phát triển, nhất là thời điểm kinh tế đang hội nhập đa quốc gia, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cũng tăng cao. Từ đó việc mua sắm online cũng ngày càng nhiều hơn và đó là lý do vì sao mà vị trí E-commerce Executive lại đang tiềm năng đến vậy.
Với nhiệm vụ chính là chịu trách nhiệm quản lý các hệ thống thương mại điện tử và đưa ra những chiến lược phát triển kinh doanh của các trang thương mại điện tử thì các E-commerce Executive cũng phải là người giỏi kinh doanh, và có tố chất điều hành. Đó cũng là yếu tố mà nhà tuyển dụng vô cùng quan tâm.
Trên đây là trọn bộ những vấn đề phổ biến về Executive là gì? Hy vọng đã mang lại nhiều hữu ích đến bạn. Ngoài ra, để có nhiều thông tin hữu ích khác hoặc muốn tìm thông tin tuyển dụng vị trí E-commerce Executive, Seo Executive, PR Executive… thì đừng quên ghé qua topcvai.com nhé!
Marketing Executive
Tham gia bình luận ngay!