1. Giới thiệu bản thân hay sẽ cần tới gì?
Thay vì dập khuôn cho một câu trả lời cung cấp thông tin bản thân như tên, tuổi, chuyên ngành làm việc, đến ứng tuyến tại vị trí như bao ứng viên khác thì tại sao bạn lại không thử sức mình. Tạo cho chính bản thân một lời giới thiệu khi phỏng vấn xin việc hài hước hơn với nét riêng biệt tạo sự nổi bật hơn.
Dù chỉ là bắt đầu nhưng nhà tuyển dụng khi phỏng vấn vẫn luôn muốn biết về khả năng của ứng viên trong việc thực hiện công việc, vậy nên nếu bạn thực sự có khả năng thì hãy làm nổi bật chúng. Hãy làm nổi bật chính các kỹ năng và kinh nghiệm cũng như thành tích đạt được trước đó và nếu nó liên quan tới vị trí ứng tuyển thì thật sự tốt. Việc nêu kinh nghiệm sẽ dành cho ứng viên đã đi làm còn nếu bạn là sinh viên ra trường hãy trình bày về các chương trình thực tập, hoạt động tham gia khi theo học tại trường.
Văn hóa công ty sẽ là một yếu tố cần thiết vậy nên hãy tìm hiểu và khẳng định rằng mình phù hợp làm việc tại môi trường đó, chắc chắn khi tham gia mọi người sẽ mong muốn làm việc với bạn. Các bạn nên biết rằng nhà tuyển dụng luôn mong muốn thuê cho mình những ứng viên phù hợp tạo sự hòa đồng giúp cho việc học hỏi tiếp thu công việc nhanh hơn.
Cạnh đó hãy nêu ra về mong muốn của bạn về vị trí công việc đó lớn như thế nào, để nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn sẽ không bỏ cuộc ngay khi được lựa chọn và đào tạo. Bởi chi phí bỏ ra đào tạo một nhân viên mới là thực sự tốn kém cũng như mất chính thời gian của người đào tạo bạn. Hãy tạo sự hào hứng hơn cho nhà tuyển dụng khi đọc và nghe được sự giới thiệu của bạn.
Nếu về trường hợp bạn là một người nhân viên của chính công ty giới thiệu tham gia làm việc thì hãy nói với nhà tuyển dụng về việc mà người giới thiệu nghĩ bạn phù hợp. Và đương nhiên bạn sẽ tham gia công việc thay vì bỏ lỡ buổi phỏng vấn để tránh làm mất lòng người đã giới thiệu.
Tham khảo thêm: Làm sao để tự giới thiệu một cách tốt nhất trong cuộc phỏng vấn?
2. Giới thiệu bản thân hài hước với các bước đơn giản
2.1. Sự chuẩn bị cho việc giới thiệu
Đầu tiên có lẽ việc bạn cần xác định về việc nhà tuyển dụng sẽ cần gì từ bạn, muốn nghe bạn chia sẻ và trả lời những gì? Chính cách xác định này sẽ giúp bạn biết rằng mình sẽ cần chuẩn bị thêm về gì hay lược bỏ bớt phần nào đó. Đôi khi chính bạn cũng tự đặt ra những câu hỏi và trả lời chúng để hiểu về tâm thế của nhà tuyển dụng như:
+ Hãy cho biết bạn là ai?
+ Lý do gì thúc đẩy bạn tham gia ứng tuyển công việc này?
+ Tại sao bạn cho rằng mình phù hợp với môi trường làm việc ở đây?
+ Bạn hy vọng gì khi được làm việc tại đây?
+ Mục tiêu của bạn khi được tham gia làm việc là gì?
Hay chính bạn cũng cần xác định về đâu là kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần tới để có thể sử dụng tạo ra một phần giới thiệu tạo điểm nhấn ngay lập tức với nhà tuyển dụng. Để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một ứng viên sáng giá thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Dù vậy nhưng việc vạch ra các ý chưa chắc là hoàn tất, bạn hãy viết ra chúng viết chính bản giới thiệu của mình thật nhiều lần để khi bạn tìm thấy một phần thật hoàn hảo. Hãy nhớ rút ngắn bản giới thiệu càng ngắn càng tốt nhé bởi nhà tuyển dụng chỉ mong muốn nhìn sự tổng quan mà thôi. Họ không thực sự có nhiều thời gian để dành cho những bản giới thiệu mất hàng giờ để đọc và lắng nghe.
Cuối cùng sự đó là sự chuẩn bị cho việc luyện tập của mình, luyện tập phần giới thiệu trơn tru như đang phỏng vấn vậy và nếu bạn sợ quên hãy note lại tại cuốn sổ tay nhỏ xinh để đem theo. Bởi nó sẽ giúp bạn an tâm hơn phần nào trong buổi phỏng vấn diễn ra.
2.2. Dàn ý cho một bản giới thiệu bản thân hài hước
+ Giới thiệu chung
Bạn cần cho chính nhà tuyển dụng biết bạn là ai với sự linh hoạt đầy chuyên nghiệp, bỏ qua giới thiệu quá nhiều hãy đánh trúng trọng tâm. Ví dụ như: “Tôi là Q một trưởng phòng kinh doanh với 5 năm kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp”.
Lưu ý nhỏ rằng nếu 5 năm kinh nghiệm của bạn đã làm việc tại nhiều môi trường thì hãy lựa chọn những vị trí thời gian gắn bó mới nhất và kết quả đạt được của bạn tại đó. Thay vì việc bạn nêu toàn bộ thời gian làm việc gây sự rối mắt và tạo ra câu hỏi cho chính nhà tuyển dụng là tại sao bạn lại thay đổi công việc nhiều như vậy?
+ Lý do, mục tiêu
Tiếp đó phần lý do hay chính là mục tiêu mà bạn ứng tuyển tại vị trí này, phần này sẽ là nơi mà nhà tuyển dụng quan tâm tới. Bởi tại đây là điều là bạn thể hiện cho việc bạn có thể đem lại gì cho công việc. Bạn có thể nêu lý do đơn giản “Tôi nộp hồ sơ tại vị trí...bởi tôi thấy mình có các kỹ năng phù hợp”. Hay đơn giản bạn nêu ra mục tiêu phấn đấu về con số và muốn thay đổi khi được tham gia vị trí.
2.3. Khi tham gia giới thiệu tại buổi phỏng vấn
Sau tất cả sự chuẩn bị thì tại đây chính là lúc mà bạn trực tiếp đối diện với nhà tuyển dụng vậy nên hãy thật thỏa mái cùng sự tự tin để tham gia phỏng vấn. Đừng lo lắng và hãy là chính bản thân mình chờ đợi khi thời gian phỏng vấn bắt đầu mà thôi, bởi đôi khi nhà tuyển dụng cũng chú ý tới sự do dự của chính bạn trước khi phỏng vấn để đánh giá.
Ngay khi bắt đầu hãy giới thiệu về bản thân thay vì chờ đợi người phỏng vấn yêu cầu bạn giới thiệu, đừng lo ngại về việc mất điểm mà tạm dừng định hình câu hỏi. Bạn nhanh nhạy sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn thay vì sự ngập ngừng tạo cái nhìn về việc bạn không biết rõ chính bản thân mình ra sao.
Hãy nhớ và bám sát những sự chuẩn bị với công sức của mình, đừng vì rối mà lan man hay thêm bớt đi điều gì mà làm “đổ sông đổ bể” công sức chuẩn bị trước đó. Chỉ cần bạn nêu đầy đủ còn nếu người phỏng vấn còn có gì thắc mắc thì họ sẽ đặt câu hỏi và mong muốn sự giải đáp thêm của bạn ngay sau đó.
Dù là sau khi giới thiệu hoàn tất bạn thấy rằng mình làm thực sự chưa tốt như ở nhà thì hãy yên tâm rằng, nếu bạn không đủ tiêu chuẩn thì bạn đã không được mời tham dự tới cuộc phỏng vấn. Tập trung tới những điểm tốt thay vì chính mình tự đánh giá bản thân mình, đó chỉ là sự so sánh do chúng ta đặt ra mà thôi không hoàn toàn là đúng.
Xem thêm: “Bỏ túi” kỹ năng trả lời phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng “gục ngã”
3. Điều lưu ý khi bạn giới thiệu bản thân trong cuộc phỏng vấn
Để giới thiệu bản thân hài hước là điều để tạo điểm nhấn nhưng không có nghĩa rằng bạn đưa quá nhiều về câu chuyện cá nhân. Dù là giới thiệu về bạn nhưng nhà tuyển dụng không yêu cầu tới cuộc sống mà cần tới yếu tố cho công việc.
Khi bắt đầu cũng đừng nên đưa những điều như sở thích, tình trạng hoàn cảnh sống, quan điểm sống theo đuổi, thông tin gia đình,...Bởi thông tin đó không hề liên quan tới việc ứng tuyển, điều đó vẫn nên sử dụng tại tờ khai lý lịch cho hồ sơ xin việc là tốt hơn.
Hãy trả lời câu hỏi được đề ra một cách trọng tâm nhất và hướng tới vị trí công việc bạn theo đuổi. Việc đề nghị giới thiệu bản thân của nhà tuyển dụng là họ đang muốn biết lý do tại sao bạn lại muốn ứng tuyển công việc đó và lý do nào cho thấy bạn phù hợp và nổi bật hơn các ứng viên cạnh tranh.
Có sự tập trung chủ đạo vào các vấn đề kiến thức kỹ năng đối với công việc đã từng đến đâu, lý do thúc đẩy bạn tham gia vị trí, bạn đảm nhận công việc được đến đâu, tại sao bạn muốn tham gia làm việc tại môi trường làm việc này thay vì môi trường làm việc khác. Để có câu trả lời hoàn hảo nhất có lẽ các bạn nên tìm hiểu về công ty và vị trí trước khi tham gia ứng tuyển.
CV là yếu tố quan trọng cho bạn khi tham gia phỏng vấn giúp tạo điểm nhấn cho bạn nhưng không có nghĩa là bạn làm dụng sử dụng lại nhiều lần. Mỗi một vị trí, một công việc nên có sự chọn lọc CV phù hợp cho chính mình và bạn có thể tìm hiểu ngay tại topcvai.com với những mẫu CV “siêu chất”.
Kinh nghiệm làm việc là điều mà nhà tuyển dụng đánh giá bạn có thực sự phù hợp hay không, vậy nên đề cập một cách chi tiết và ngắn gọn phù hợp là điều cần thiết. Thay vì liệt kê toàn bộ bạn hãy lựa chọn những kinh nghiệm gần đây có sự tiêu biểu cùng thời gian gắn bó lâu dài.
Hoặc trong chính các cuộc phỏng vấn bạn không được đề nghị về giới thiệu thì đừng nản lòng bởi sự chuẩn bị trước của bạn sẽ tạo ra sự tự tin hơn, sẵn sàng đối đáp bất cứ điều gì. Khi có càng ít thông tin nhà tuyển dụng sẽ tò mò hơn về bạn và mong muốn về sự tìm hiểu.
Tóm lại rằng lời giới thiệu không cần quá dài và hãy cố gắng đưa ra sự thu hút nhà tuyển dụng nhất từ đó tạo sự tò mò hơn về bạn và nhà tuyển dụng sẽ mong muốn dành bạn về cho chính họ.
Các bạn có thể thấy rằng việc tạo một lời giới thiệu hài hước về bản thân không quá khó chỉ cần bạn thực sự lựa chọn được cách bắt nối hoàn hảo, chỉnh sửa phù hợp theo ngữ cảnh công việc ứng tuyển. Để từ đó tạo nên sự thuyết phục và lựa chọn bạn.
topcvai.com cũng mong rằng những thông tin bổ ích về cách giới thiệu bản thân hài hước đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có một bước tiến mới trong quá trình tìm kiếm việc làm của mình.
Tham gia bình luận ngay!