1. Hệ số lương cơ bản là gì?
Để biết về hệ sống lương cơ bản là gì, trước hết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lương cơ bản là gì nhé! Lương cơ bản hay còn gọi là mức lương cơ sở - là một khoản lương mà các đối tượng lao động cũng như người sử dụng lao động thỏa thuận, thống nhất với nhau trong buổi phỏng vấn trước khi chính thức vào làm việc. Mức lương cơ bản được sử dụng làm cơ sở để tính toán về mức lương thực tế trong bảng lương, lương phụ cấp, một số chi phí khác có liên quan cũng như các khoản trích và chế độ khen thưởng. Xét về bản chất thì lương cơ bản chính là một căn cứ quan trọng để đóng các khoản bảo hiểm có liên quan trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,... dành cho các đối tượng người lao động khác nhau.
Như vậy, dựa vào khái niệm trên, có thể hiệu hệ số lương cơ bản chính là con số cụ thể biểu hiện về sự chênh lệch mức lương theo ngạch, bậc lương và lương tối thiểu. Hệ số lương cơ bản sẽ được sử dụng để làm cơ sở quan trọng trong việc tính toán các mức lương cơ bản dành cho từng người lao động theo như đúng năng lực, trình độ mà họ có. Và mỗi một cấp bậc khác nhau sẽ có những hệ số lương cơ bản khác nhau như là:
- Hệ số lương cơ bản bậc đại học sẽ là 2.34
- Hệ số lương cơ bản của bậc cao đẳng sẽ là 2.10
- Hệ số lương cơ bản bậc trung cấp sẽ là 1.86.
Xem thêm: Tìm việc làm kế toán nhanh
2. Cách tính lương theo hệ số cơ bản mới nhất
2.1. Đối với cán bộ, công nhân viên chức
Quy định về cách tính lương theo hệ số lương cơ bản cho các đối tượng là công nhân viên chức, giáo viên theo hệ số lương đã được nhà nước ban hành đối với mức lương cơ sở thì sẽ được tính là 1.390.000đ/tháng. Cụ thể cách tính lương như sau:
Mức lương được nhận = (mức lương cơ bản – 1.390.000đ) x hệ số lương
Và điều cần phải lưu ý khi tính lương cơ bản theo hệ số lương chính là đối với mỗi ngành nghề hay mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những khoản phụ cấp liên quan khác nhau. Đó là một số ngành như là thuế, tài chính, kho bạc, hải quan,... và hệ số lương của các khoản này sẽ là 1,8. Như vậy, cách tính lương đối với những ngành có các khoản phụ cấp sẽ được tính theo công thức sau:
Mức lương được nhận = (lương cơ bản) x (hệ số lương) x 1,8
Hiện tại, các quy định về mức lương phụ cấp cho cán bộ công nhân viên chức đã có những thay đổi, bao gồm: chế độ phụ cấp lương để bù đắp cho các yếu tố như điều kiện lao động, tính chất công việc tại tổ chức, doanh nghiệp và điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc cũng như mức độ để thu hút lao động. Và tùy vào từng tính chất của công việc khác nhau sẽ được hưởng những khoản khác nhau như:
- Khoản phụ cấp thâm niên vượt khung – là phụ cấp dành cho chế độ khi mà các đối tượng là cán bộ đã được tăng lên bậc lương cao nhất nhưng vẫn có thể làm việc tại cơ quan, tổ chức thì sẽ được tính thêm phụ cấp vượt khung cụ thể như sau:
+ Những đối tượng áp dụng theo mức lương ngạch từ A0 – A13 và đảm nhiệm các vị trí trong tòa án hay viện kiểm sát. Trong trường hợp đó, mức lương của 3 năm đầu tiên vượt quá giới hạn sẽ được tính là mức lương hiện tại tăng thêm 5%. Và sau đó, cứ mỗi năm thì sẽ tăng lên 1%.
+ Đối với những đối tượng được áp dụng mức lương theo ngạch B và C thì trong 2 năm đầu tiên cũng sẽ có cách tính lương như các đối tượng của ngạch A0 – A13.
+ Còn những đối tượng được xét vào danh sách không hoàn thành được những nhiệm vụ được giao hay không thực hiện tốt những quy định thì sẽ bị xử lý theo luật là nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo. Và đối với những trường hợp đó thì mức tính lương vượt khung sẽ bị xét lùi xuống 6 tháng theo đúng quy định mà nhà nước đã đưa ra. Riêng với các trường hợp bị xử phạt hạ chức thì sẽ bị lùi xuống là 12 tháng.
- Khoản phụ cấp kiêm nhiệm cho các chức danh lãnh đạo – là các khoản dành cho các đối tượng cán bộ, công nhân viên chức có đảm nhiệm một số chức vụ cao hay lãnh đạo của các cơ quan hay có thể đảm nhiệm nhiều hơn 1 chức danh tại các tổ chức.
- Khoản phụ cấp xét theo khu vực – là các khoản dành cho các đối tượng là cán bộ công nhân viên chức đang làm việc ở các địa điểm vùng sâu vùng xa, những nơi có điều kiện sống khó khăn.
- Khoản phụ cấp theo chế độ đặc biệt – là khoản dành cho những đối tượng là công nhân viên chức, các cán bộ thuộc diện có điều kiện rất khó khăn liên quan đến sinh hoạt, thời tiết,... và làm việc tại vùng hải đảo, biên giới,...
Bên cạnh những khoản trên, còn một số khoản phụ cấp được áp dụng nữa chính là khoản phụ cấp thu hút, phụ cấp về lưu động, độc hại,...
Xem thêm: Cách tính lương tăng ca
2.2. Đối với người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp
Mức lương mà các đối tượng người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp nhận được trong điều kiện bình thường và người lao động làm đủ số giờ cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được thỏa thuận và luôn phải đảm bảo được rằng:
- Mức lương cơ bản không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu của vùng và điều này áp dụng dành cho các đối tượng lao động chưa qua đào tạo.
- Mức lương sẽ phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu của vùng và áp dụng cho những người đã qua đào tạo.
2.3. Quy định về mức lương tối thiểu tính theo hệ số vùng
Mức lương tối thiểu vùng theo quy định của nghị định 90/2024/NĐ-CP như sau:
- Mức lương tối thiểu của vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng
- Mức lương tối thiểu của vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng
- Mức lương tối thiểu của vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng
- Mức lương tối thiểu của vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.
Tham khảo: Tuyển dụng kế toán tiền lương
3. Bảng hệ số lương cơ bản mới nhất
Bảng hệ số lương cơ bản dành cho cán bộ, công nhân viên chức có sự thay đổi và tính từ tháng 7/2024 mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng, trong đó nguyên tắc xếp lương được quy định chi tiết như sau:
- Các cán bộ giữ các chức danh mà được bầu cử và thuộc vào diện xếp mức lương chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ được hưởng lương theo ngạch và bậc công chức hành chính.
- Các cán bộ, công nhân viên chức đảm nhiệm các chức năng lãnh đạo được bầu cử và bổ nhiệm nào thì sẽ được hưởng mức lương chức vụ hoặc là mức phụ cấp theo chức danh lãnh đạo đó.
- Các cán bộ, công nhân viên chức đảm nhiệm nhiều chức danh khác nhau thì sẽ được hưởng mức lương chức vụ cao nhất.
- Các cán bộ đảm nhiệm chức năng lãnh đạo cao nhất và đứng đầu cơ quan khác mà cơ quan đó lại có biên chế chuyên trách thì được hưởng thêm các phụ cấp kiêm nhiệm.
- Điều đặc biệt là khi mức lương cơ sở tăng lên là 1,6 triệu/tháng thì toàn bộ những quyền lợi của các bộ, công nhân viên chức cũng tăng lên là hệ số lương cơ bản tăng, lương, lương hưu, phụ cấp, các khoản trợ cấp xã hội,...
Vậy cụ thể hệ số lương cơ bản tăng như thế nào? Dưới đây là những thông tin của quan trọng của bảng hệ số lương cơ bản của nhà nước theo chuyên môn và nghiệp vụ đối với cán bộ công nhân viên chức bao gồm như sau:
- Nhóm công chức loại A3:
+ Nhóm 1 (A3.1) có hệ số lương của các bậc là:
* Bậc 1 là 6.2
* Bậc 2 là 6.56
* Bậc 3 là 6.92
* Bậc 4 là 7.28
* Bậc 5 là 7.64
* Bậc 6 là 8
+ Nhóm 2 (A3.2) có hệ số lương của các bậc là:
* Bậc 1 là 5.75
* Bậc 2 là 6.11
* Bậc 3 là 6.47
* Bậc 4 là 6.83
* Bậc 5 là 7.19
* Bậc 6 là 7.55
- Nhóm công chức loại A2:
+ Nhóm 1 (A2.1) có hệ số lương của các bậc như sau:
* Bậc 1 là 4
* Bậc 2 là 4.74
* Bậc 3 là 5.08
* Bậc 4 là 5.42
* Bậc 5 là 5.76
* Bậc 6 là 6.1
* Bậc 7 là 6.44
* Bậc 8 là 6.78
+ Nhóm 2 (A2.2) có hệ số lương các bậc là:
* Bậc 1 là 4.4
* Bậc 2 là 4.34
* Bậc 3 là 4.68
* Bậc 4 là 5.02
* Bậc 5 là 5.36
* Bậc 6 là 5.7
* Bậc 7 là 6.04
* Bậc 8 là 6.38
- Nhóm công chức loại A1 có hệ số lương các bậc như sau:
* Bậc 1 là 2.34
* Bậc 2 là 2.67
* Bậc 3 là 3
* Bậc 4 là 3.33
* Bậc 5 là 3.66
* Bậc 6 là 3.99
* Bậc 7 là 4.32
* Bậc 8 là 4.65
* Bậc 9 là 4.98
- Nhóm công chức loại A0 có hệ số lương các bậc như sau:
* Bậc 1 là 2.1
* Bậc 2 là 2.41
* Bậc 3 là 2.72
* Bậc 4 là 3.03
* Bậc 5 là 3.34
* Bậc 6 là 3.65
* Bậc 7 là 3.96
* Bậc 8 là 4.27
* Bậc 9 là 4.58
* Bậc 10 là 4.89
- Nhóm công chức loại B có hệ số lương theo các bậc là:
* Bậc 1 là 1.86
* Bậc 2 là 2.06
* Bậc 3 là 2.26
* Bậc 4 là 2.46
* Bậc 5 là 2.66
* Bậc 6 là 2.86
* Bậc 7 là 3.06
* Bậc 8 là 3.26
* Bậc 9 là 3.46
* Bậc 10 là 3.66
* Bậc 11 là 3.86
* Bậc 12 là 4.06
- Nhóm công chức loại C:
+ Nhóm 1 (C1) có hệ số lương các bậc như sau:
* Bậc 1 là 1.65
* Bậc 2 là 1.83
* Bậc 3 là 2.01
* Bậc 4 là 2.19
* Bậc 5 là 3.37
* Bậc 6 là 2.55
* Bậc 7 là 2.73
* Bậc 8 là 2.91
* Bậc 9 là 3.09
* Bậc 10 là 3.27
* Bậc 11 là 3.45
* Bậc 12 là 3.63
+ Nhóm 2 (C2) có hệ số lương các bậc là:
* Bậc 1 là 1.5
* Bậc 2 là 1.68
* Bậc 3 là 1.86
* Bậc 4 là 2.04
* Bậc 5 là 2.22
* Bậc 6 là 2.4
* Bậc 7 là 2.58
* Bậc 8 là 2.76
* Bậc 9 là 2.94
* Bậc 10 là 3.12
* Bậc 11 là 3.3
* Bậc 12 là 3.48
+ Nhóm 3 (C3) có hệ số lương các bậc là:
* Bậc 1 là 1.35
* Bậc 2 là 1.53
* Bậc 3 là 1.71
* Bậc 4 là 1.89
* Bậc 5 là 2.07
* Bậc 6 là 2.25
* Bậc 7 là 2.43
* Bậc 8 là 2.61
* Bậc 9 là 2.79
* Bậc 10 là 2.97
* Bậc 11 là 3.15
* Bậc 12 là 3.33
Bạn có thể tải mẫu bảng hệ số lương cơ bản mới nhất tại đây:
Bang-luong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-nam-2020_0312144131.xlsx
4. Một số lưu ý khi tính lương theo hệ số cơ bản
Mức lương và hệ số lương cơ bản của doanh nghiệp sẽ khác so với tiền lương của các đối tượng người lao động làm việc tại các tổ chức, cơ quan nhà nước. Theo đó, việc tính lương cho các cán bộ công nhân viên chức cần phải căn cứ theo mức lương cơ sở, hệ sống lương kèm theo các khoản phụ cấp khác.
Và để có thể xây dựng nên hệ thống tiền lương đối các cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên thì cần phải đảm bảo được rằng luôn có sự công bằng, bình đẳng và tuyệt đối không có sự phân biệt giới tính, chủng tộc.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã nắm rõ những thông tin về hệ số lương cơ bản là gì cùng những thông tin liên quan, từ đó có thể áp dụng cũng như nhận được đúng mức lương theo quyền lợi của mình khi làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhé!
Tham gia bình luận ngay!