Học kiểm toán ra làm gì bạn đã có câu trả lời thỏa đáng chưa?

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2024-07-05 16:30:10

Bạn đang đứng trước sự lựa chọn có nên học ngành kiểm toán không? Học kiểm toán ra làm gì? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ cho các bạn thắc mắc đó, hãy cùng theo dõi để có được câu trả lời thỏa đáng cho riêng mình nhé!

Việc Làm Kiểm Toán

1.Tổng quan về ngành nghề kiểm toán

1.1. Kiểm toán là gì?

Nhắc đến kiểm toán ta nghĩ ngay thuộc lĩnh vực kinh tế. Trước tiên để hiểu được kiểm toán ta sẽ nói qua về kinh tế một chút, bời lẽ hai lĩnh vực này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Về cơ bản kế toán là công việc cung cấp những thông tin cụ thể là số liệu về tình hình tài chính của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức. Và kiểm toán chính là công việc kiểm tra, xác minh lại những thông tin về báo cáo và tình hình tài chính một cách chính xác của công ty đó.

Nói chung,kiểm toán chính là việc kiểm tra các báo cáo tài chính thể hiện tình hình hoạt động của một công ty do kế toán công ty làm.

Kiểm toán là gì?
kiểm toán là gì

1.2. Thực trạng của ngành kiểm toán ở nước ta

Ngành kiểm toán tại ở Việt Nam là một trong những công cụ quản lý kinh tế- tài chính hiệu quả nhất. Sau khi nền kinh tế đã được hội nhập, các sản phẩm của nền thị trường hay sản phẩm của hội nhập kinh tế quốc tế đã được hình thành và được phát triển một cách mạnh mẽ. Từ sau khi hình thành, ngành đã đóng vai trò khá lớn trong việc giải quyết vấn đề khâu quản lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích,... góp phần làm nền kinh tế thị trường trở nên lành mạnh, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Đọc thêm: Kiểm toán tuân thủ là gì? Mục đích của việc kiểm toán tuân thủ

2. Công việc của kiểm toán là gì?

 

Công việc của kiểm toán là gì?
Công việc của kiểm toán là gì?

Ngành kiểm toán hướng tới nhiều đối tượng khác nhau, có thể là các doanh nghiệp tư nhân hoặc cũng có thể là doanh nghiệp nhà nước. 

Khi tiếp nhận một báo cáo của công ty, kiểm toán viên sẽ phải dùng khả năng phân tích, tổng hợp, phải xác minh những số liệu trên bản báo cáo tài chính tình hình hoạt động của công ty một cách chính xác nhất. Để biết rằng những con số cụ thể ấy có mối quan hệ với nhau, có chịu sự ràng buộc với nhau không? Có đảm bảo về mặt pháp luật hay không?

Từ đó chỉ ra những điểm sai sót, bất hợp lý trong doanh nghiệp và đưa ra đánh giá trung thực, tư vấn phương pháp cải thiện để tình hình hoạt động của công ty phát triển hơn.

Tham khảo: Việc làm trợ lý kiểm toán

3. Phân loại kiểm toán

Có rất nhiều cách phân loại kiểm toán như phân loại theo đối tượng, phân loại theo mục đích sử dụng,... Nhưng chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cụ thể về một loại kiểm toán được sử dụng phổ biến nhất đó là Kiểm toán theo hệ thống bộ máy tổ chức.

Theo cách phân loại này thì kiểm toán sẽ được chia nhỏ ra thành 3 dạng như sau:

3.1. Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước là hệ thống kiểm toán của nhà nước thực hiện các chức năng nhiệm vụ chuyên môn về quản lý ngân sách và quản lý các tài sản công. Chủ thể kiểm toán ở đây được gọi là các kiểm toán viên nhà nước , là các cán bộ làm việc tại các đơn vị cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Các kiểm toán viên sẽ thực hiện kiểm toán cho các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như các doanh nghiệp có sử dụng 100% vốn của nhà nước hay các cá nhân, cơ quan xí nghiệp có nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước,...

Phân loại kiểm toán
Phân loại kiểm toán

3.2. Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập là các tổ chức, các nhân tự kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng. Giống như các dịch vụ được kinh doanh khác, dịch vụ kiểm toán cũng cần phải có các yêu cầu nhất định thì mới được quyền hoạt động. Cụ thể các yêu cầu nghiệp vụ liên quan như chứng chỉ kế toán viên, phải đăng ký ngành nghề kinh doanh tại bộ tài chính, không có tiền án tiền sự và quan trọng nữa là không được có quan hệ ruột thịt với khách hàng của mình,... 

Kiểm toán độc lập sẽ có 2 loại khách hàng đó là khách hàng bắt buộc và khách hàng tự nguyện. 

- Khách hàng bắt buộc là những công ty tổ chức bắt buộc phải thuê bộ phận kiểm toán làm việc cho mình.

- Khách hàng tự nguyện là những tổ chức, doanh nghiệp họ có nhu cầu thuê kiểm toán tại một thời điểm.

3.3. Kiểm toán nội bộ của một tổ chức

Đây là bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm toán trong phạm vi làm việc của một đơn vị, chịu sự quản lý nội bộ của một đơn vị. Kiểm toán viên nội bộ có thể là những kiểm toán chuyên nghiệp hoặc cũng có thể là những kiểm toán không chuyên nghiệp tùy vào đơn vị có nhu cầu sử dụng cụ thể. Những đơn vị sử dụng dịch vụ kiểm toán nội bộ là những tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực cụ thể.

Xem thêm: Việc làm kiểm toán nội bộ

4. Thành tựu của ngành kiểm toán

Ngành kiểm toán từ khi xuất hiện đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần cải thiện nền kinh tế thị trường tại Việt Nam mặt khác thúc đẩy nền kinh tế hội nhập quốc tế. Ta sẽ cùng tìm hiểu xem những thành tựu thiết thực đó là gì nhé!

- Đầu tiên, pháp luật về kiểm toán đã hoạt động từ lâu đã tạo  tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán. Nhà Nước đã cho ra đời bộ luật Kiểm toán Nhà Nước. Đó là chuẩn mực kinh tế  giúp các tổ chức doanh nghiệp áp dụng sao cho không vi phạm về mặt pháp lý, giúp cho các doanh nghiệp có hướng phát triển lạnh mạnh nhất.

- Thứ hai, ngành kiểm toán đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách của nền hành chính nhà nước, xây dựng nên một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tạo ra công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Chỉ qua một thời gian ngắn , thệ thống kiểm toán đã góp phần không hề nhỏ trong việc cải cách nền hành chính mới hiện đại hơn, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Việt Nam.

Thành tựu ngành kiểm toán
Thành tựu ngành kiểm toán

- Tiếp theo, Luật kiểm toán nhà nước có hiệu lực thi hành từ năm 2024, đến nay hoạt động của các tổ chức đã đi vào hoạt động ổn định hơn nữa là còn phát triển mạnh mẽ. Trong những năm qua, các tổ chức kiểm toán không ngừng phát huy khả năng của mình ta có thể thấy khi kết quả kiểm toán không chỉ là những con số tăng doanh thu , giảm chi phí, tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó còn giúp cho các đơn vị được kiểm toán thấy được những thất thoát trong việc lãng phí, thất thoát đối với việc chi tiêu trong doanh nghiệp của mình, đồng thời cải thiện được vấn đề trong công tác quản lý, đảm bảo sử dụng nguồn tài chính của quốc gia một cách hiệu quả nhất.

- Cuối cùng, các mối quan hệ giữa các phân hệ kiểm toán đã được thiết lập. Trong đó kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập đã cùng nhau phối hợp kiểm toán cho một số doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp của nhà nước. Kiểm toán nhà nước đã đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn và sử dụng kết quả của kiểm toán nội bộ.

Trên đây là những thành tựu đáng kể của ngành kiểm toán Việt Nam đã đạt được kể từ khi ra đời. 

5. Những hạn chế của ngành kiểm toán ở Việt Nam

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì kiểm toán Việt Nam còn có mặt hạn chế trong tổ chức và hoạt động mà chúng ta dễ dàng thấy được. Vậy thì những mặt cần phải khắc phục đó là gì thì mời các bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây:

- Khuôn khổ pháp lý trong tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán chưa có sự đồng bộ và chưa thực sự đầy đủ. Cụ thể là chưa có luật dành cho kiểm toán độc lập, địa vị pháp lý của kiểm toán nhà nước chưa được quy định trong Hiến pháp như các quốc gia khác trên thế giới. Các quy định về kiểm toán nội bộ nội dung chưa đầy đủ lại không đủ hiệu lực để có thể thúc đẩy sự phát triển của hệ thống kiểm toán nội bộ.

Hạn chế của ngành kiểm toán
Hạn chế của ngành kiểm toán

- Thiếu sự hợp nhất của các tổ chức kiểm toán. Mới chỉ triển khai trong các lĩnh vực về kinh doanh mà chưa triển khai được trong ngành công nghệ thông tin và việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác còn nhiều hạn chế.

- Sự phát triển của cả 3 loại hình kiểm toán chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu kiểm toán thực tiễn. Còn thiếu các cán bộ kiểm toán có năng lực chuyên môn cao, các cán bộ kiểm toán nhà nước tại các địa phương và hệ thống kiểm toán nội bộ còn kém phát triển.

- Các tổ chức kiểm toán còn hạn chế trong thực tiễn, hạn chế về quy mô và chất lượng. Các kiểm toán viên độc lập còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm hành nghề, hạn chế về mặt cạnh tranh.

6. Giải pháp nhằm phát triển hệ thống kiểm toán Việt Nam tốt hơn

Để phát triển toàn diện nền kinh tế thị trường, Nhà nước Việt Nam đã đưa ra rất nhiều các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong ngành kiểm toán và thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển hơn trong thời đại hội nhập. Những giải pháp đó là gì mời các bạn theo dõi:

- Hoàn thiện tính pháp lý trong công tác kiểm toán. Kiểm toán chỉ hoạt động hiệu quả khi môi trường pháp lý hoàn chỉnh và được áp dụng một cách ổn định. Thống nhất các quy định giữa các loại hình kiểm toán với nhau. Sớm ban hành luật đối với kế toán nội bộ.

Giải pháp cho ngành kiểm toán
Giải pháp cho ngành kiểm toán

- Cần có những đội ngũ nhân viên kiểm toán thực sự chất lượng trong các phân hệ kiểm toán để có thể bắt kịp với trình độ thế giới.

- Cải thiện theo hướng tích cực trong công tác quản lý: Các dự án sử dụng ngân sách nhà nước cần được thức cách chính xác nhất để giảm thiểu tối đa những rủi ro về mặt tài chính của quốc gia.

7. Các trường đào tạo ngành kiểm toán ở Việt Nam

Các trường đào tạo ngành kiểm toán ở Việt Nam
Các trường đào tạo ngành kiểm toán ở Việt Nam

Trong tất cả các ngành nghề, ngành mà thu hút được đông đảo các các bạn sinh viên theo học nhất là các ngành kinh tế, cụ thể là ngành kiểm toán. Vì vậy mà rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã đào tạo ngành này. Một số trường đào tạo chính chuyên ngành kiểm toán đó là Đại học ngoại thương, Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh, Đại học kinh tế luật, và các trường khối kinh tế khác,... 

8. Học kiểm toán ra làm gì và cách tìm việc làm kiểm toán

Học xong ngành kiểm toán, tùy thuộc vào khả năng và trình độ chuyên môn của mình , các bạn có thể xin vào các cơ quan kiểm toán của nhà nước, hay các doanh nghiệp, công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ, hoặc nếu các bạn muốn kinh doanh thì có thể tự thành lập công ty kiểm toán cho riêng mình,...

Cách tìm việc ngành kiểm toán
Cách tìm việc ngành kiểm toán

Các bạn đã biết cách tìm việc kiểm toán nhanh nhất ở đâu chưa? Hãy thường xuyên truy cập vào trang web topcvai.com để cập nhật những thông tin mới nhất về việc làm kiểm toán và nhiều việc làm khác liên quan nhé! 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về ngành nghề kiểm toán, chúc các bạn sớm tìm được những công việc mình mong muốn và topcvai.com luôn đồng hành cùng các bạn.

Chúc các bạn thành công!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: