1. Hợp đồng kinh tế là gì?
1.1. Định nghĩa chung nhất
Hợp đồng kinh tế là một loại văn bản thể hiện sự giao dịch, thỏa thuận giữa các bên trao đổi liên quan với nhau trong nhiều lĩnh vực kinh tế như mua bán, lắp đặt, sửa chữa, thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa,... Tất cả các hoạt động đó được đưa lên một văn bản ký kết giữa các bên thì nó được gọi chung lại là hợp đồng kinh tế.
1.2. Nội dung của hợp đồng kinh tế
Trong một hợp đồng kinh tế thì sẽ bao gồm những nội dung cơ bản để đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan và nó cũng là văn bản pháp lý để giám sát việc thực thi hợp đồng. Trong hợp đồng kinh tế có những nội dung cơ bản như sau:
+ Ngày tháng năm ký kết hợp đồng, tên địa chỉ, số tài khoản, địa chỉ ngân hàng,... Đó là những cái tối thiểu cho một bản hợp đồng kinh tế.
+ Đối tượng của hợp đồng: Một hợp đồng kinh tế cần phải có tính cụ thể xem đối tượng của nó là gì? Nghĩ là hợp đồng đó viết về lĩnh vực kinh tế nào. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ chia thành các lĩnh vực khác nhau. Nó sẽ ảnh hưởng đến các điều khoản sau này trong hợp đồng.
+ Các yêu cầu của sản phẩm: Đã là hợp đồng ký kết mua bán thì phải có những yêu cầu tối thiểu của bên mua và bên bán. Cần phải có những quy định rõ ràng về chất lượng sản phẩm, về số lượng cũng như các thứ liên quan đến kỹ thuật. Đây là một điều bắt buộc. Thiếu đi phần này thì coi như hợp đồng đó không có giá trị.
+ Giá cả: Hai bên cần phải thảo luận với nhau và đồng ý một mức giá chung được ghi trong hợp đồng, tránh tình trạng phá giá hay có thắc mắc về giá cả. Nếu thiếu phần này thì cả người mua và người bán để có thể thiệt.
+ Ngoài ra trong một hợp đồng kinh tế thì còn các điều khoản khác như thời gian nghiệm thu, hiệu lực của hợp đồng, bảo hành,... Tất cả những điều khoản gì mà cả hai bên hay một bên muốn cho vào hợp đồng đều có thể được đề xuất và xem xét nếu có sự đồng ý từ bên còn lại.
Đó là những nội dung cơ bản và chủ yếu của một hợp đồng kinh tế mà bạn có thể tham khảo. Mỗi một lĩnh vực kinh tế lại có những điều khoản khác nhau. Không thể dập khuôn theo một tiêu chuẩn nội dung nào cả nhưng về cơ bản thì nó có những phần như trên.
1.3. Các loại hợp đồng kinh tế
Trong lĩnh vực kinh tế - kinh doanh có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau. Khi hai bên có sự thỏa thuận nào đó thì đã cần phải có một văn bản ký kết xác nhận. Văn bản đó được coi như một hợp đồng kinh tế.
Trên thực tế có những hợp đồng kinh tế chủ yếu như:
+ Hợp đồng trao đổi mua bán hàng hóa
+ Hợp đồng về cung cấp - sử dụng dịch vụ
+ Hợp đồng trong các khoản đầu tư thương mại khác
+ Hợp đồng sửa chữa, lắp đặt,...
Đó là những loại hợp đồng của yếu thuộc về lĩnh vực kinh tế. Hiện nay thì phát triển và nhiều nhất vẫn là loại hợp đồng mua bán trao đổi hàng hóa và đầu tư thương mại.
2. Vai trò của hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với các bên hợp tác trong kinh tế. Vì kinh tế là một lĩnh vực rất là nhạy cảm nếu giao dịch giữa các bên mà không có giấy trắng mực đen thì chẳng khác gì bỏ rau ngoài chợ. Vậy những vai trò của hiếu của một hợp đồng kinh tế như sau:
+ Tập hợp đầy đủ những điều khoản mà hai bên cần có. Điều này rất quan trọng vì nói bằng miệng thì sau có trọng lượng được như giấy trắng mực đen. Vừa trao đổi trực tiếp, vừa phải văn bản trên giấy thì mới đảm bảo được sự công bằng và minh bạch giữa hai bên ký kết.
+ Tránh những sai sót khi thực hiện hợp đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng nếu có sai sót gì thì luôn phải căn cứ những điều khoản trong văn bản hợp đồng để tránh sự mất mát của cả hai bên.
+ Tạo ra sự ràng buộc. Khi thua thuận trao đổi mua bán thì cần phải có sự ràng buộc không thì nếu một bên không thực hiện hay vi phạm những điều khoản thỏa thuận thì sự thiệt hại sẽ thuộc về bên còn lại.
+ Mang tính lưu lại. Nếu sự trao đổi mua bán mà không có hợp đồng trên giấy thì sao có thể lưu lại những gì đã thỏa thuận với nhau được. Đó là một điểm nho nhỏ nhưng thực tế là như vậy.
+ Mang tính pháp lý. Ngoài những vai trò trên thì một hợp đồng kinh tế còn mang tính pháp lý. Nó có sự đánh dấu và ký kết giữa hai bên và nếu một bên nào hủy hợp đồng hoặc thực hiện sai thì sẽ có sự vào cuộc của cơ quan pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho bên còn lại.
Đó là những vai trò trọng yếu của một hợp đồng kinh tế. Không chỉ hợp đồng kinh tế mà các loại hợp đồng khác cũng đóng một vai trò tương tự như thế. Cái gì cũng phải cần có giấy trắng mực đen thì mới có tính thuyết phục.
3. Những lưu ý khi viết hợp đồng kinh tế
Để viết được một bản hợp đồng kinh tế đầy đủ và chính xác thì không phải ai cũng có thể làm được. Vì nếu sai sót chỉ một chữ hay một con số thôi thì mọi việc cũng đã khác rồi. Dưới đây là những lưu ý chủ yếu khi viết một hợp đồng kinh tế bạn nên tham khảo:
+ Cần phải thu thập đầy đủ những điều khoản có trong hợp đồng. Nếu thiếu một điều khoản thôi thì có thể bên của bạn sẽ bị thiệt hại rất lớn vì hợp đồng đã ký không thể sửa đổi được.
+ Tìm hiểu trước về loại hợp đồng. Bạn cứ viết mà không tìm hiểu về nó bao gồm những cái gì và những yêu cầu, quyền lợi của bên mình thì hợp đồng sẽ không có giá trị nhiều.
+ Kiểm tra nhiều lần trước khi ký. Bạn hãy kiểm tra đi kiểm tra lại xem bản hợp đồng của mình đã đầy đủ hay chưa, có thiếu sót gì không? Có đảm bảo được quyền lợi của bên mình phụ trách hay không?
Đó là tất cả những lưu ý căn bản nhất của một hợp đồng kinh tế mà bạn cần phải chú ý để viết cho phù hợp.
Như vậy, trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn tất cả những gì cần biết về một hợp đồng kinh tế. Bạn có thể vận dụng những điều này để soạn thảo một hợp đồng kinh tế phù hợp và đem lại nhiều quyền lợi nhất. Chúc bạn ký kết hợp đồng thành công.
Tham gia bình luận ngay!