1. Kỹ năng chuyên môn là gì?
Kỹ năng chuyên môn là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo, với những bạn sinh viên năm cuối sẽ được nhà trường cùng các doanh nghiệp phối hợp chương trình đào tạo cho các bạn để nâng cao kỹ năng chuyên môn, phát triển kỹ năng thực hành nghề nghiệp là một hoạt động đào tạo quan trọng, rèn luyện cho người học những kỹ năng thực tiễn với ngành học của mình. Để có thể hiểu hơn kiến thức giữ việc học và thực tế.
Xem thêm: Việc làm chăm sóc khách hàng
2. Kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn cái nào quan trọng hơn
Kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn là những kỹ năng không thể thiếu trong quá trình làm việc và đi phỏng vấn, đấy cũng là câu hỏi thường được nhiều nhà tuyển dụng hỏi bạn trong buổi phỏng vấn . để xem bạn có phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đang cần không.
Để trả lời cho câu hỏi này bạn cần phải tìm hiểu về lĩnh vực và công việc bạn đang ứng tuyển, hiểu rõ được điều này thì câu trả lời của bạn đơn giản hơn rất nhiều, có những ngành nghề yêu cầu bắt buộc bạn phải giỏi về kỹ năng chuyên môn mới có thể đảm nhận được công việc ví dụ như một số ngành nghề lĩnh vực như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, chuyên gia phân tích tài chính, luật sư... là những ngành nghề mà yêu cầu về kỹ năng chuyên môn khá cao, ứng tuyển vào ững vị trí này họ cần bạn giỏi kỹ năng chuyên môn hơn là việc bạn giỏi kỹ năng mềm, Họ sẽ đánh giá cao những thành tích bạn có được và thậm chí lúc này, bằng cấp về những khóa học chuyên môn cũng sẽ làm họ ấn tượng rất mạnh. Để được làm các vị trí đó bạn cần có những bằng cấp về chuyên môn, khẳng định với nhà tuyển dụng là bạn đã được đào tạo bài bản và có kỹ năng chuyên môn. Đấy là những công việc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao và khi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ thiên về những bạn có kỹ năng chuyên môn cao, còn đối với những công việc như diễn viên, bán hàng, chăm sóc khách hàng hay những người kinh doanh ... thì những công ty này lại yêu cầu nhiều về kỹ năng mềm của bạn hơn là việc bạn có kỹ năng chuyên môn. Vậy để trả lời cho câu hỏi kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn cái nào quan trọng hơn bạn nên dựa vào công việc và ngành nghề của mình theo đuổi để rèn luyện và phát triển nó.
Việc trả lời câu hỏi kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn cái nào quan trọng hơn nó còn phụ thuộc vào quy mô công ty, Đối với những công ty đa quốc gia, công ty lớn, tập đoàn lớn họ yêu cầu thiên về kỹ năng mềm, thái độ làm việc... Vì những công ty này luôn có một bộ phận để đào tạo nhân viên mới để đào tạo những kiến thức chuyên môn để các bạn có thể làm được việc. Chính vì vậy, tập trung vào kỹ năng mềm khiến họ sẽ nhận biết được rằng ai sẽ là người thích hợp nhất với sự lựa chọn của họ và sẽ là người được đào tạo hiệu quả nhất. Theo cái nhìn và hướng tuyển dụng của các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp ở các công ty lớn nếu một người có chuyên môn cao, họ thường là những người đã rơi vào một khuôn khổ nhất định, họ thường không có sự sáng tạo nào vượt mức chuyên môn của họ, những người này sẽ làm việc theo quy tắc và không có sự đột phá nên họ sẽ thiên về tuyển dụng người có kỹ năng mềm. Ngoài ra, đối với những công ty nhỏ, họ lại yêu cầu những người có chuyên môn nhiều hơn. Bởi vì, họ sẽ không tốn sức và thời gian phải đi đào tạo, quản lý nhân sự nữa, mà họ muốn nhanh chóng đưa công ty mình phát triển hơn là tình trạng bây giờ. Do đó, chính họ sẽ là người quyết định nên chọn ứng viên có chuyên môn hơn hay kỹ năng mềm hơn là dựa vào tình trạng công ty hiện tại. Và như vậy thì những người làm ứng tuyển ở những công ty này sẽ nhận những nhân viên có chuyên môn cao.
Xem thêm: Kỹ năng trả lời phỏng vấn
3. Kỹ năng chuyên môn của một số ngành nghề
Mỗi ngành nghề sẽ có những kỹ năng chuyên môn riềng mà người những người theo ngành nghề đó cần phải rèn luyện và học tập. Dưới đây kỹ năng chuyên môn của một số ngành nghề.
Việc làm tài chính – ngân hàng có các kỹ năng sau: Kỹ năng phân tích và hoạch định tài chính, Mô phỏng thanh toán quốc tế, Kỹ năng phân tích và định giá công ty
Việc làm hành chính văn phòng: Kỹ năng tìm việc và viết hồ sơ xin việc, Kỹ năng trả lời phỏng vấn, Nghiệp vụ văn phòng
Việc làm quản trị kinh doanh: Kỹ năng quản lý bản thân, Tư duy sáng tạo, Kỹ năng lập hồ sơ xin việc và dự phỏng vấn, Kỹ năng viết
Công việc liên quan đến ngoại ngữ bao gồm kỹ năng văn phòng và kỹ năng dịch thuật.
Việc làm kế toán – kiểm toán; Kỹ năng đọc hiểu báo cáo tài chính, Kỹ năng xử lý hồ sơ, chứng từ kế toán, Kỹ năng sử dụng Excel trong kiểm toán
Việc làm kinh tế: Kỹ năng soạn thảo văn bản và hợp đồng, Kỹ năng tìm kiếm việc và có buổi phỏng vấn thành công, Kỹ năng phân tích rủi ro bằng phần mềm Crystalball
Và còn nhiều kỹ năng chuyên môn khác mà mỗi ngành nghề sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn, dù là kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng mềm thì nó vẫn là những kỹ năng quan trọng trong quá trình làm việc, để hoàn thành tốt công việc của mình thì bạn nên rèn luyện cả hai kỹ năng.
Tham gia bình luận ngay!