1. Khi nào bạn cần lý do nghỉ việc?
Lý do nghỉ việc là một thứ hy hữu mà không ai muốn dùng đến vì ai cũng muốn có một công việc gắn bó lâu dài với mình. Nhưng nếu bạn cảm thấy rằng công việc hiện tại của bạn đã không còn mang đến cho bạn cảm hướng làm việc nữa thì bạn hoàn toàn có thể thay đổi công việc mới. Tìm kiếm một việc làm mới phù hợp hơn.
Bạn cần đến lý do nghỉ việc là khi bạn đã quá chán với môi trường làm việc cũ, áp lực từ công việc, áp lực từ cấp trên,không hòa thuận với đồng nghiệp hay là do lương hàng tháng quá thấp không đủ chi trả cho cuộc sống của bạn.
Còn rất nhiều các vấn đề khác khiến bạn muốn thay đổi công việc hiện tại của mình nhưng không phải cứ muốn là tự nhiên nghỉ việc được. Bạn muốn nghỉ việc khi nhận được đầy đủ đãi ngộ và quyền lợi lao động thì bạn phải làm theo quy định của công ty và không thể thiếu đơn xin nghỉ việc và lý do nghỉ việc.
Tưởng chừng như lý do nghỉ việc thật đơn giản, có gì viết nấy. Nhưng không, bạn phải viết làm sao để nhân sự thấy được bạn có lý do vô cùng chính đáng khi xin nghỉ và họ phải chấp nhận với quyết định đó của bạn.
2. Những lý do nghỉ việc chính đáng nhất
Khi viết đến phần lý do nghỉ việc trong đơn xin nghỉ, chắc hẳn rất nhiều người đắn đo không biết nên viết gì bây giờ hay viết như thế nào cho hợp lý nhất. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra cho bạn một số lý do nghỉ việc mà không có nhà tuyển dụng nào có thể dữ được chân của bạn.
2.1. Lý do hoàn cảnh gia đình
Đây là một trong những lý do phổ biến và có sức thuyết phục nhất được mọi người dùng rất nhiều khi viết đơn xin nghỉ. Bạn có thể lấy lý do vì hoàn cảnh gia đình không cho phép tiếp tục công việc được nữa, xin nghỉ một thời gian. Khi nào thu xếp được thì sẽ đi làm lại.
Tuy nhiên việc lấy lý do hoàn cảnh gia đình cũng cần xem xét kỹ lưỡng để chọn lựa lý do phù hợp nhất, không nên chọn lý do một cách bừa bãi vì điều đó sẽ làm mất tính chính đáng.
Ví dụ: “Trong thời gian qua tôi cảm thấy công việc rất ổn nhưng vì một số lý do thuộc về gia đình. Bố mẹ tôi ở quê yếu, đau ốm liên tục nên tôi cần phải nghỉ một thời gian về quê để chăm sóc bố mẹ và vì thế không thể nào tiếp tục công việc được nữa. Tôi hy vọng sẽ có cơ hội lần nữa để tiếp tục làm việc tại công ty nếu có điều kiện”.
Đó là lý do mà phòng nhân sự không thể chối từ bạn được. Một lý do chính đáng mà ai cũng hiểu và thông cảm cho bạn.
Tham khảo: Gợi ý những cách xin nghỉ việc khéo léo không mất lòng sếp
2.2. Đi học nâng cao trình độ
Việc đi học lên để nâng cao chuyên môn cũng là một lý do khá hợp lý để bạn có thể đưa vào trong đơn nghỉ việc của mình. Lý do này vừa hợp lý, vừa thể hiện được sự cầu tiến của bạn trong công việc, sự nghiệp. Quá hợp lý phải không nào?
Ví dụ: “Trong thời gian tới, tôi có kế hoạch muốn đi học thêm lên để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng của mình có thể phục vụ tốt hơn cho công việc sau này. Vì lịch học quá dài và trùng với thời gian làm việc nên tôi viết đơn này xin được nghỉ làm việc một thời gian để trao dồi kinh nghiệm của mình tốt hơn, có thể cống hiến nhiều hơn cho công việc”.
Khi bạn đưa ra lý do này bạn không những nhận được sự tán dương vì sự quyết tâm của mình mà còn không bị mất lòng ai cả.
2.3. Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp
Việc thay đổi mục tiêu nghề nghiệp là một nhu cầu cá nhân của từng người và điều đó hoàn toàn có thể hiểu và thông cảm được. Vì thế, lý do nghỉ việc này cũng rất hợp lý.
Ví dụ: “Khi làm việc ở công ty, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ đồng nghiệp và cấp trên nhưng vì mục tiêu nghề nghiệp của tôi ban đầu là mong muốn được làm một công việc… Và lúc nào tôi cảm thấy đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu thực hiện mục tiêu đó. Tôi cảm ơn công ty trong thời gian qua đã giúp đỡ tôi. Hy vọng là sẽ có dịp hợp tác khác”.
Đó là những lời mà bạn có thể nói nếu chọn lý do nghỉ việc này. Hãy dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để nói lên lý do và mong muốn của mình.
Xem thêm: Tổng hợp mẫu đơn xin thôi việc đúng chuẩn
2.4. Nghỉ việc vì lý do cá nhân
Hiển nhiên một điều rằng nếu cứ nói đến lý do cá nhân thì công ty nào cũng luôn có thiện cảm và dễ dàng quyết định cho bạn nghỉ. Nhưng nếu bạn không nói cụ thể ra mà cứ để chung chung thì nó sẽ không được hợp lý. Bạn muốn lấy lý do này để xin nghỉ việc thì hãy tham khảo ví dụ dưới đây nhé.
Ví dụ: “Do sắp tới tôi có dự định đi chữa bệnh trong một thời gian dài vì thế chắc rằng sẽ không đảm bảo được lịch làm việc đầy đủ và ảnh hưởng đến công ty. Nhận thấy thế nên tôi làm đơn này xin được nghỉ làm việc một thời gian để phục hồi sức khỏe. Khi khỏe lại tôi hy vọng vẫn được làm việc và đồng hành cùng với công ty”.
Khi nói như thế bạn sẽ được nghỉ ngay mà không phải trả lời thêm bất cứ câu hỏi xoáy đáp xoay từ nhà tuyển dụng nào nữa. Hãy lưu lại nhé.
2.5. Do bắt buộc phải chuyển nơi ở mới
Đây cũng là lý do vô cùng chính đáng cho bạn có thể nghỉ việc vì chỗ làm quá xa không những ảnh hướng đến đời sống của bạn mà còn ảnh hưởng đến công việc của bạn nữa. Nên lý do này đã được rất nhiều người áp dụng cho mình khi viết đơn xin nghỉ.
Ví dụ: “Trong quá trình làm việc tôi thấy công việc khá phù hợp nhưng vì một số lý do gia đình mà tôi cần phải chuyển đến nơi ở mới và cách rất xa nơi làm việc. Tôi thiết thấy điều đó vừa không thuận lợi cho tôi và cũng phần nào ảnh hưởng đến công việc. Nên tôi viết đơn này xin được nghỉ việc. Mong công ty thông cảm và chấp thuận cho tôi”.
Nếu có những lời lẽ này trong lý do thì bạn chắc chắn sẽ gây được sự tiếc nuối của sếp và cũng hoàn toàn được chấp thuận ngay.
>> Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ việc tiếng Anh chuyên nghiệp nhất
2.6. Không phù hợp với công việc hiện tại
Không phù hợp với công việc là thực trạng rất phổ biến ở nhân viên nhiều công ty. Khi bạn lấy lý do này, bạn cũng sẽ được chấp thuận ngay vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của công ty.
Ví dụ: “Trong thời gian làm việc vừa qua, dù đã rất cố gắng nhưng tôi cảm thấy công việc hiện tại không phù hợp với tôi, tôi thấy không giúp ích được nhiều cho công ty và năng suất làm việc của tôi còn quá chậm do khả năng của tôi chưa đáp ứng được yêu cầu công việc cao. Nên nay tôi viết đơn này xin được nghỉ việc để có thể trao dồi kinh nghiệm cũng như kỹ năng của mình hơn, làm việc được tốt hơn”.
Những lý do này sẽ được phê duyệt vì sự chân thật của bạn về khả năng bản thân cũng như sự cố gắng trong công việc.
2.7. Sức khỏe không đảm bảo cho công việc
Lý do sức khỏe cũng là một trong những lý do được rất nhiều người áp dụng. Vì nó chính đáng vì nếu sức khỏe của bạn không đảm bảo thì sao có thể đáp ứng được nhu cầu công việc được.
Ví dụ: “Do sức khỏe tôi thời gian này giảm sút nghiêm trọng và cảm thấy rằng với tình trạng sức khỏe hiện tại thì tôi không thể nào đáp ứng được công việc. Tôi cần thời gian để phục hồi lại sức khỏe, có thể tiếp tục cống hiến. Nên nay tôi viết đơn xin nghỉ việc một thời gian để có thể phục hồi trong thời gian nhanh nhất. Hy vọng vẫn được đồng hành cùng công ty”.
Những câu này luôn được mọi người đáp ứng và thể hiện trách nhiệm của mình trong công việc.
2.8. Môi trường làm việc không hợp
Nhu cầu về môi trường làm việc luôn là chính đáng vì có môi trường làm việc tốt thì mới có khả năng làm việc tốt được. Vì vậy, đây cũng là một lí do đáng nghỉ việc mà bạn có thể tham khảo.
Ví dụ: “Thời gian làm việc vừa qua, tôi thấy rằng môi trường làm việc ở đây không phù hợp với tôi. Tôi không thấy tìm thấy được hứng thú khi làm việc và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc cũng như tiến độ làm việc của tôi. Vì thế tôi viết đơn này mong được nghỉ làm một thời gian. Hy vọng công ty có thể thông cảm cho tôi. Tôi xin cảm ơn”.
Đó là một lý do hoàn hảo cho lá đơn xin nghỉ của bạn. Hãy tham khảo nếu bạn muốn nghỉ việc nhé.
Trên đây là những lý do chính đáng nhất cho bạn để có thể nghỉ việc mà không bị hỏi vặn vẹo tại sao lại nghỉ nữa. Bạn nên lưu vào đến lúc cần đến nhé.
3. Những lưu ý khi viết lý do xin nghỉ
Khi viết lý do nghỉ việc bạn không nên thích viết gì thì viết hay là bỏ qua luôn phần này vì lý do là phần bắt buộc có trong đơn xin nghỉ của bạn. Khi vào bạn có lý do để được tuyển thì khi ra đi bạn cũng phải có lý do để xin nghỉ. Đó như là một điều tất yếu vậy.
Những lưu ý khi viết lý do xin nghỉ việc đó là:
+ Cần phải chọn những lý do mang tính thuyết phục tránh những lý do lan man, không đi thẳng vào vấn đề, không nói lên cụ thể được tại sao mình lại phải nghỉ việc. Nếu đưa lý do đó lên không những không được phê duyệt mà còn bị hỏi vặn lại.
+ Không nên có sự chỉ trích. Khi viết lý do bạn nên dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, không nên quá kiêu ngạo và cũng không nên chỉ trích gay gắt công ty cũ vì trong bản CV xin việc mới bạn có mục những công ty đã làm việc. Nếu bạn để lại ấn tượng không tốt ở chỗ làm cũ thì rất có khả năng bạn không được nhận vì hai công ty hoàn toàn có thể liên hệ với nhau.
+ Sau khi viết lý do thì đừng quên gửi một lời cảm ơn đến công ty. Đó là một phép lịch sự tối thiểu và cũng thể hiện được con người bạn. Nhận được thiện cảm từ công ty cũ.
Như vậy thì tất cả những gì về lý do nghỉ việc đã được chúng tôi chia sẻ cho bạn ở trên đây. Rất mong có được những phản hồi của bạn bên dưới bài viết để chúng tôi có động lực cho ra những bài viết hay hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Tham gia bình luận ngay!