Với những CV trước đây, bạn đưa ra lý do xin nghỉ việc như thế nào? Nếu như bắt buộc phải viết lý do nghỉ thì bạn sẽ chọn lý do gì? Và theo bạn lý do đã thuyết phục nhà tuyển dụng hay chưa?
1. Lý do nghỉ việc có quan trọng hay không?
Như bạn cũng đã biết thì CV xin việc chính là bản tóm tắt quá trình làm việc cũng như năng lực của bạn để gửi đến cho nhà tuyển dụng xem trước. Đó cũng là bản CV giúp bạn có cơ hội việc làm tốt hơn, và thông qua bản CV online hay cv bản cứng (cv bản cứng là gì) bạn gửi thì nhà tuyển dụng sẽ có thể lựa chọn giữa bạn hoặc các ứng viên khác.
Tuy nhiên, hầu như cách làm CV xin việc của bạn chắc chắn sẽ rất ít khi nhắc đến hoặc có khi chẳng bao giờ nói đến lý do xin nghỉ khi ở cơ quan cũ, công ty cũ. Chính vì chưa bao giờ viết nên có thể bạn sẽ gặp khó khăn nếu như có yêu cầu trong JD công việc. Tuy nhiên cũng có những trường hợp trong JD công việc không yêu cầu, nhưng nếu bạn thích thì vẫn có thể đưa vào như là một chất xúc tác khiến cho nhà tuyển dụng tin tưởng và bị thuyết phục hơn trong.
Tuy nhiên, lý do xin nghỉ bạn cần phải hết sức chú ý để đưa vào, xem đó có phải là lý do chính đáng hay không? Đặc biệt với những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm thì mới có kinh nghiệm cũng như lý do xin nghỉ, còn với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi làm thì đương nhiên lý do xin nghỉ của bạn sẽ không có hoặc không có những lý do thuyết phục nhà tuyển dụng.
Lý do nghỉ việc trong CV có thật sự cần thiết với bạn hay không? Nếu nói không cũng không hoàn toàn đúng mà nếu nói có thì cũng không hoàn toàn sai. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia thì bạn không nên đưa lý do nghỉ việc vào trong CV để đảm bảo an toàn cho chính bạn. Hơn nữa, lý do xin nghỉ thường sẽ xuất hiện trong phần phỏng vấn, chính vì thế mà bạn không nên nói trước. Đây cũng chỉ là lời khuyên dành cho bạn nhưng nếu bạn vẫn muốn đưa vào như là một điểm nhấn thì hãy cẩn thận trước khi cho vào, hãy lựa chọn và xem xét các lý do đó đã thuyết phục hay chưa nhé.
Xem thêm: Việc làm nhân viên bán hàng
2. Trình bày lý do nghỉ việc cũng là cả một nghệ thuật
“Lý do bạn nghỉ việc tại công ty cũ là gì?” “Tại sao bạn lại nghỉ việc tại công ty cũ?”,...hãy vô vàn những câu hỏi bắt đầu bằng “lý do, và tại sao” khác xuất hiện trước các cuộc phỏng vấn và yêu cầu ứng viên phải trả lời bắt đầu bằng “vì”. Nó thật sự là những câu hỏi khó khiến cho các ứng viên phải suy nghĩ xem nên làm thế nào mới đúng? Vậy nếu là bạn thì bạn sẽ trả lời như thế nào với câu hỏi của nhà tuyển dụng đó, hãy cùng xem những gợi ý mà chúng tôi dành cho bạn!
Xem thêm: Lý do nghỉ việc
2.1. Trung thực là yếu tố quan trọng hàng đầu
Trung thực là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất kì một trường hợp nào, vì nếu không trung thực thì thật khó để một công ty nào đó tuyển bạn vào làm. Nếu như nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem các thông tin của bạn có chính xác hay không thì họ chỉ cần làm vài phép thử, hoặc vài cuộc điện thoại thì cũng đã biết bạn có trung thực hay không? Chính vì thế mà khi bạn đưa ra những lý do thì hãy đảm bảo đúng sự thật, nếu như công ty cũ sa thải bạn vì lỗi của bạn, hãy thành thật với nó, bằng không thì hãy suy nghĩ trước khi bạn đưa vào CV của mình.
Bởi vì hơn hết, bạn cần phải đảm bảo CV của mình đẹp và không mắc lỗi nào để có cơ hội việc làm đến với mình tốt hơn. Chính vì thế mà những lý do được cho là “không đẹp lắm” thì bạn không nên đưa vào CV xin việc bằng tiếng Hàn hay bất cứ ngôn ngữ nào khác của mình nữa.
2.2. Ngắn gọn
Với những lý do xin nghỉ việc thì bạn không nhất thiết phải viết dài dòng như cuốn tiểu thuyết, cũng không cần phải lãng mạn đâu bởi vì nhà tuyển dụng sẽ không có thời gian để đọc lý do đó của bạn. Với một đống hồ sơ thì họ không thể nào dành hết cả thời gian cho CV mình bạn, mà còn rất nhiều CV xin việc khác cũng đang xếp lượt chờ tới lân. Bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý tới độ dài của CV, vì độ dài được quy định ngầm là 1-2 trang giấy A4. Bởi thế nên hãy trình bày ngắn gọn nhất có thể. Tránh những trường hợp khi nhà tuyển dụng đọc hết cả đoạn văn dài vẫn chưa biết lý do bạn nghỉ là gì.
Bạn chỉ nên đưa ra những lý do bằng gạch đầu dòng chứ không nên viết dài dòng như văn xuôi, đó sẽ là sai lầm đáng tiếc của bạn đó.
2.3. Không nên viết lý do ảnh hưởng đến công ty cũ
Mặc dù là công ty đối thủ của mình, thế nhưng nhà tuyển dụng lại vô cùng ghét bạn đưa ra những lý do nghỉ việc làm ảnh hưởng đến công ty cũ, hoặc đổ lỗi cho công ty cũ. Với những lý do như “lương thấp”, “chế độ không có”, “điều kiện làm việc tồi tàn”, hay do bị chèn ép “,... những lý do như vậy có thể khiến CV của bạn gửi đi không có hồi âm chứ đừng nói đến việc được hẹn lịch phỏng vấn.
Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng, bạn thiếu sự chuyên nghiệp trong cách làm việc, chưa biết cách ứng xử linh hoạt làm hài lòng nhà tuyển dụng, và một điều quan trọng mà nhà tuyển dụng lo lắng chính là nếu bạn đưa ra những lý do đó với công ty cũ, thì sau khi bạn nghỉ việc tại công ty họ bạn cũng có thể đưa ra những lý do làm ảnh hưởng đến công ty.
Bởi vì thế mà bạn cần phải tránh những lý do, những câu từ làm ảnh hưởng đến công ty cũ. Như vậy chính là cách thông minh để cv xin việc ấn tượng và bạn ghi được điểm trong mắt người đọc.
2.4. Tiết chế cảm xúc cá nhân khi viết lý do nghỉ việc
Đối với những bạn làm đã có khoảng thời gian làm khá lâu tại doanh nghiệp cũ thì chắc hẳn sẽ có những tình cảm, cảm xúc khi làm việc tại đây. Tuy nhiên, để những lý do xin nghỉ của bạn thật sự khéo léo thì cần phải biết tiết chế cảm xúc cá nhân, đưa ra những lý do khách quan và trung thực. Một nghiên cứu cho rằng, trung bình một nhà tuyển dụng chỉ dành khoảng 10 giây để đọc CV viết tay của bạn, chính vì thế mà hãy để cho nhà tuyển dụng hứng thú và bị thu hút bởi những lý do nghỉ việc chính đáng của mình chứ đừng để họ cảm thấy khó chịu với những lời lẽ, câu văn không có ý tốt.
Đó là những lưu ý mà chúng tôi dành cho bạn khi bạn viết lý do nghỉ việc trong CV, sau khi biết những gợi ý này thì bạn đã biết mình cần phải làm thế nào để có những lý do thuyết phục nhất hay chưa? Nếu chưa có thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem đâu mới là lý do chính đáng nhất cho bạn nhé!
2.5. Lý do nghỉ việc thông minh khiến cho bạn thuyết phục nhà tuyển dụng
Nếu như nhà tuyển dụng đã biết bạn làm việc tại công ty cũ và hiện nay đang làm đối tác chiến lược cho công ty của họ. Và họ cho phép bạn được đưa ra những lý do đúng sự thật, đúng với bản chất là lời “thú tội” thì bạn sẽ phải làm gì trong trường hợp này. Nếu thật sự bạn gặp phải trường hợp này thì hãy chuẩn bị cho mình nhưng câu trả lời hoàn hảo nhất nhé. Trong phần này, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một vài lý do để bạn ghi vào trong CV xin việc của mình.
- Tôi nghỉ việc ở công ty cũ là bởi vì tôi phải mất khá nhiều thời gian vào công việc gia đình, chính vì thế tôi nghỉ việc để tập trung vào gia đình hơn và giờ thì tôi đã sẵn sàng cho công việc.
- Công ty chuyển địa điểm làm việc, nó cách nhà tôi quá xa và tôi không thể nào tập trung cho việc đi làm được, chính vì thế tôi nghỉ việc và muốn đến một công ty ở gần hơn để tập trung cho công việc của mình.
- Công việc ở công ty cũ không phù hợp với tôi lắm, bởi vì tôi thích năng động nhiều hơn là công việc ngồi yên một chỗ, chính vì thế mà tôi đã nghỉ việc.
Sau khi tôi đầu tư thời gian và nỗ lực vào việc học hỏi và phát triển kỹ năng chuyên môn, tôi đã sẵn sàng cho công việc mới.
- Công việc ở công ty cũ không có nhiều cơ hội thăng tiến, chính vì thế mà tôi muốn chuyển công việc để bản thân được có những cơ hội thăng tiến tốt hơn.
- Công ty cũ chuyển tôi sang một vị trí mới, tôi cảm thấy công việc này không phù hợp với tôi, chính vì thế mà tôi đã tự động xin nghỉ.
Tôi muốn mở rộng trải nghiệm và thử sức với những công việc mới và năng động hơn.
Trên đây chính là một số lưu ý khi viết CV mà bạn có thể đưa vào CV xin việc của mình mà không sợ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, để cho phần lý do của bạn trở nên thuyết phục và hợp lý nhất thì bạn hãy đưa lý do của mình vào ngay sau kinh nghiệm việc làm trong CV xin việc.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trên đây thì bạn đã biết cách để viết và trình bàu lý do nghỉ việc trong CV. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi thêm vào CV của bạn, đó là một lưu ý quan trọng cuối cùng cho bạn.
Trên đây là những chia sẻ về lý do nghỉ việc trong cv đến từ các chuyên gia của topcvai.com. Nếu bạn vẫn còn phân vân, chưa biết trình bày cv như thế nào, thiết kế cv đẹp ra sao? Cũng đừng lo lắng quá, bạn sẽ tìm được lời giải đáp cho những băn khoăn của mình qua các bài chia sẻ của topcvai.com về mọi chủ đề như cách tạo cv trên điện thoại thông qua các công cụ viết cv, phần mềm làm cv,... Ngoài ra, bạn cũng có thể học cách làm cv bằng powerpoint, thiết kế cv bằng word, thiết kế cv bằng photoshop nhanh chóng thông qua những bài chia sẻ tại topcvai.com.
Tham gia bình luận ngay!