Việc Làm Ngành Thương Mại Điện Tử
1. Câu trả lời hoàn hảo nhất cho: marketplace là gì?
Thời gian đầu thương mại điện tử phát triển rất đơn giản đó là qua mạng internet người bán và người mua sẽ tự tìm đến nhau, tự tiếp cận nhau và tự trao đổi hàng hóa cùng sản phẩm của mình cho nhau. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp thương mại điện tử nào cũng có đủ tiềm lực về nhân công, vốn, bến bãi, nhân viên vận chuyển giao nhận, … để thực hiện toàn bộ quá trình bán và mua hàng.
Chưa kể tới, doanh nghiệp mất nhiều chi phí hơn cho việc quảng bá thương hiệu và người tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm sản phẩm mình mong muốn. Đặc biệt, hình thức bán hàng trực tiếp này đã tồn tại những rủi ro trong quá trình thanh toán và trao đổi sản phẩm giữa người bán và người mua. Để giải quyết điều này thì marketplace đã ra đời.
Marketplace là gì? Marketplace được hiểu đơn giản giống như một kênh tập trung để các doanh nghiệp trưng bày sản phẩm của mình cũng như để người mua có thể tìm kiếm được sản phẩm mà mình mong muốn. Biểu hiện cụ thể của các marketplace đó chính là các trang thương mại điện tử như Amazon, Ebay, Alibaba, Topcvai.com, …. Trông qua những trang web hay kênh thương mại tập trung này, người mua dễ dàng nhìn thấy được nhiều người bán hơn và ngược lại, doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc với nhiều người mua hơn so với hình thức sơ khai ban đầu.
Marketplace giống như một khu chợ online, một thị trường chung mà ở đó tất cả các doanh nghiệp, người bán sẽ trình bày những sản phẩm của mình trên các gian hàng các kênh bán hàng của mình. Còn người mua có thể truy cập, chọn lựa sản phẩm từ những kênh bán hàng đó mà không phải tìm kiếm và truy cập trực tiếp kênh thương mại điện tử của doanh nghiệp như hình thức ban đầu.
Đặc biệt, mọi giao dịch mua – bán – vận chuyện đều có sự tham gia đôi khi là sự bảo lãnh của marketplace mà họ đa dạng gia. Chẳng hạn, khi bạn truy cập Topcvai.com, bạn là doanh nghiệp và đăng tin tuyển dụng của mình trên website, ứng viên tìm việc sẽ truy cập website, tìm kiếm thông tin việc làm và chọn lựa doanh nghiệp cho mình. Thông qua Topcvai.com, ứng viên sẽ gửi trực tiếp cv xin việc hay hồ sơ xin việc đến nhà tuyển dụng. Và cũng thông qua website tìm việc làm này, nhà tuyển dụng sẽ chọn lựa ứng viên phù hợp nhất cho mình.
Hay như Amazon là một trong những kênh thương mại điện tử hàng đầu thế giới chính là một marketplace chính hiệu. Doanh nghiệp trưng bày sản phẩm mình bán trên website này và người tiêu dùng sẽ truy cập, chọn lựa và đặt mua sản phẩm theo nhu cầu. Doanh nghiệp sau khi nhận được đơn đặt hàng từ người mua, họ sẽ chuyển các sản phẩm đó đến trạm thu của Amazon, sau đó, Amazon sẽ chuyển các sản phẩm này đến người mua và thu cước phí vận chuyển hoặc cả cước vận chuyển và giá thành sản phẩm sau đó chuyển tiền giá sản phẩm tới người bán.
Một số trường hợp vận chuyển sẽ có sự tham dự của bên thứ tự đó là doanh nghiệp liên kết với marketplace đó và chịu trách nhiệm giao nhận vận chuyển hàng hóa theo đơn hàng của người bán và người mua.
Marketplace vừa giống như một khu chợ để trao đổi hàng hóa mà đồng thời cũng giống như một địa chỉ để đảm bảo về chất lượng sản phẩm, bảo mật thông tin cho người bán và người mua. Một số trang web cũng thường kiểm duyệt chất lượng sản phẩm trước khi gửi tới tay người mua hay đảm bảo quyền lợi của người bán.
Đọc thêm: Thương mại điện tử là gì? Cánh cửa cơ hội việc làm rộng mở
2. Có những loại marketplace nào trong ngành thương mại điện tử hiện nay
Giống như một khu chợ online, có những khu chợ chỉ bán một sản phẩm nào đó nhưng cũng có những khu chợ bán tất cả những gì “có thể bán được”. Bởi vậy mới có những marketplace chuyên về tìm việc làm và tuyển dụng nhân sự, cũng có những marketplace chuyên bán các loại trang sức thuộc một tập đoàn doanh nghiệp nào đó. Và cũng có những marketplace bán tất cả mọi thứ trên đời.
Đó chính là phân lợi của các kênh thương mại điện tử. Nhìn chung marketplace phân loại ra làm 3 dạng như sau:
2.1. Marketplace “ngang”
Hiểu một cách đơn giản, một kênh thương mại điện tử “ngang” là kênh bán tất cả các sản phẩm thuộc nhiều loại khác nhau nhưng tất cả những sản phẩm đó đều được sản xuất hay nhập khẩu bởi một doanh nghiệp nhất định hay đều có chung một đặc điểm nhất đinh.
Chẳng hạn, như kênh thương mại điện tử của điện máy xanh bán tất cả các sản phẩm điện máy, tủ lạnh, ti vi hay điều hòa được cung ứng và nhập khẩu bởi diện máy xanh. Thông thường Marketplace “ngang” chính là trang web thương mại điện tử của doanh nghiệp đó đồng thời cũng chính là khu chợ do doanh nghiệp đó lập lên.
2.3. Marketplace “dọc”
Đây là một dạng thức bán hàng của các kênh thương mại điện tử, khi mà sản phẩm họ bán có thể từ nhiều nguồn khác nhau như chúng đều có chung một đặc điểm giống nhau. Chẳng hạn, TrureFace là một marketplace bán đủ các loại đồ trang sức trên đời nhưng tất cả chúng đều được kiểm duyệt và đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Nghĩa là khi bạn mua kim cương trên TrureFace chắc chắn rằng bạn sẽ không mua phải hàng giả.
Hay tại Việt Nam có Topcvai.com là kênh tuyển dụng và việc làm, khi truy cập website này bạn có thể tìm kiếm được bất kì công việc nào, ngành nghề nào trên 63 tỉnh thành cả nước. Đồng thời những công việc này đều được kiểm duyệt đảm bảo về độ tin cậy của các tin tuyển dụng và ngược lại, đảm bảo về chất lượng ứng viên trước khi hồ sơ được gửi tới nhà tuyển dụng.
2.3. Marketplace bán tất cả mọi thứ trên đời
Marketplace bán tất cả mọi thứ trên đời là loại hình đa dạng nhất được nhiều doanh nghiệp chọn lựa cũng như hình thức mua bán được nhiều người tiêu dùng truy cập nhất. Gọi là bán tất cả mọi thứ trên đời nhưng trong thực tế thì các kênh bán hàng này chủ yếu bán các sản phẩm tiêu dùng, thức ăn nhanh, ... Những sản phẩm có giá trị thường được bán tại các Marketplace “ngang” hoặc Marketplace “dọc” vì những kênh đó chuyên về sản phẩm hơn đồng thời nó uy tín bảo hộ về chất lượng hơn.
Những kênh bán hàng đa dạng thường không đảm bảo được khâu kiểm duyệt về chất lượng sản phẩm, hàng giả hàng nhái thường được bày bán cùng nhau và người tiêu dùng khó lòng có thể phân biệt được chúng nếu chỉ xem qua một bức ảnh. Tuy nhiên nó lại đem lại sự lựa chọn đa dạng hơn cũng như để người tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh về giá thành giữa những sản phẩm với nhau hơn so với hai hình thức đã nói ban đầu.
Để xác định một kênh bán hàng có chất lượng hay không? Có uy tín hay không dựa vào rất nhiều yếu tốt mà nổi bật trong đó là lượng truy cập của cả người bán và người mua và đánh giá về chất lượng sản phẩm của họ.
Xem thêm: Kênh bán hàng online – những phương thức được sử dụng phổ biến
3. Marketplace đem lại những lợi ích và khó khăn gì?
Marketplace đã dần thay thế các đại lý bán hàng, các chợ thương mại truyền thống, cùng với đó nó ngày càng thu hút doanh nghiệp, người mua đến với hình thức thương mại điện tử. Đây được xem là động lực để ngành thương mại điện tử có nhiều điều kiện phát triển hơn nữa trong tương lai.
Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng không thích sử dụng các ứng dụng của nhà bán kẻ, họ thích nhưng Marketplace đa dạng hơn, rộng hơn và nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên cũng vì thế mà nó đã kéo theo một số nhược điểm như sản phẩm được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau gây khó khăn cho khâu kiểm soát chất lượng. Đồng thời tốc độ giao hàng của các doanh nghiệp hiện nay cũng không giống nhau.
Do số lượng nhà cung cấp đa dạng lên, một Marketplace có thể chinh phục nhiều đối tượng khách hàng, đáp ứng nhiều nhu cầu và chọn lựa khác nhau. Nhìn chung, một thị trường trực tuyến sẽ có 3 chức năng cơ bản sau:
- Giới thiệu người mua cho các nhà cung cấp để thực hiện các giao dịch trực tuyến
- Tạo điều kiện giao tiếp hàng hóa và dịch vụ trao đổi thanh toán
- Hỗ trợ người bán và người mua bằng những quy định và quy tắc kinh doanh, tạo cơ sở cho sự ổn định thị trường thương mại điện tử.
Lập một “chợ online” sẽ đem lại rất nhiều những lợi ích đồng thời đây cũng là một hình thức, một sáng kiến kinh doanh lý thú. Tuy nhiên để thành công không phải điều đơn giản. Doanh nghiệp trước khi lập một Marketplace riêng biệt cho mình, hãy xác định kỹ các thị trường ngách, nhu cầu sử dụng dịch vụ, sự phát triển và khởi động của một thị trường. Đặc biệt là lựa chọn một tên miền phù hợp, nổi bật, dễ nhớ.
4. Sự bùng nổ của marketplace tạo cơ hội việc làm thương mại điện tử
Thị trường trực tuyến – Marketplace này thường là một trang web hoặc một ứng dụng mua sắm từ nhiều nguồn khác nhau. Nhà điều hành thị trường sẽ không sở hữu bất kì sản phẩm nào, hoạt động kinh doanh của họ chỉ đơn giản là trưng bày các sản phẩm, tạo điều kiện cho những giao dịch diễn ra. Chính vì họ cung cấp những tiện lợi như vậy nên trong thời gian vừa qua đã tạo ra sự bùng nổ của các thị trường trực tuyến đồng thời cũng là sự bùng nổ của các kênh thương mại điện tử. Điều này tác động trực tiếp đến nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm thương mại điện tử cho người lao động.
Sự phát triển của ngành thương mại điện tử nói chung và sự đa dạng của các marketplace nói riêng đã kéo theo làn sóng việc làm thương mại điện tử cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Để đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, doanh nghiệp có nhu cầu cao hơn trong khâu tuyển dụng nhân sự từ đó tạo cơ hội việc làm thương mại điện tử phát triển.
Người tìm việc có thể dễ dàng tìm kiếm được các thông tin tuyển dụng và việc làm ngành thương mại điện tử nổi bật như:
- Nhân viên sale online: nhân viên sale online có trách nhiệm tư vấn công việc và thực hiện giới thiệu, đăng tin thu hút nhu cầu mua hàng của khách hàng thông qua các trang kênh online, trang thương mại điện tử; thực hiện các hoạt động marketing doanh nghiệp và sản phẩm, trực tiếp tư vấn và bán các sản đem lại doanh thu cho cửa hàng.
- Việc làm seo – content - marketing: Lên kế hoạch phát triển SEO cho hệ thống website của Cty, bao gồm: quản trị, thống kê, phát triển bộ từ khóa; Triển khai và báo cáo các hoạt động SEO và Google search: Xây dựng mô hình chiến lược (từ khóa) cụ thể trong từng giai đoạn khác nhau; Nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh: Theo dõi đánh giá thuật toán google và có phương hướng điều chỉnh thích hợp. ...
- Chuyên viên thương mại điện tử: chuyên viên thương mại điện tử có trách nhiệm quan trọng trong việc đánh giá và khảo sát thị trường, định hướng để phát triển sản phẩm doanh nghiệp trên các kênh thương mại điện tử hay quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đó.
- Việc làm nhân viên kinh doanh: thực hiện nhiệm vụ quản lý các đơn hàng và gian hàng online của doanh nghiệp trên các sàn thương mại điện tử; phân tích và xác định tâm lý khách hàng, cải thiện và nắm bắt những cơ hội kinh doanh; quản lý và duy trì mối quan hệ với khách hàng, khả năng cạnh tranh giá, hàng tồn kho và các chương trình khuyến mại.
Ngoài ra, sự phát triển marketplace cũng đã kéo theo sự ra đời, phát triển của rất nhiều công việc khác mà trong giới hạn bài viết này tôi không thể kể hết ra được. Bạn có thể tìm hiểu thêm những chi tiết việc làm, mức lương, ... trên Topcvai.com để cập nhật thêm thông tin việc làm cho mình cũng như tạo và tải CV online mẫu theo ngành nghề miễn phí nhé.
Marketplace được hiểu đơn giản giống như một kênh tập trung để các doanh nghiệp trưng bày sản phẩm của mình cũng như để người mua có thể tìm kiếm được sản phẩm mà mình mong muốn. Sự phát triển của ngành thương mại điện tử nói chung và sự đa dạng của các marketplace nói riêng đã kéo theo làn sóng việc làm thương mại điện tử cũng trở nên mạnh mẽ và đa dạng hơn. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm được Marketplace là gì cùng những thông tin bổ ích liên quan đến thị trường trực tuyến cho mình.
Tham gia bình luận ngay!