Các mẫu biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp theo quy định

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2024-04-06 16:55:56

Trong doanh nghiệp, tài sản là toàn bộ nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi ích kinh tế ở hiện tại và cả trong tương lai. Các thành viên trong doanh nghiệp có nhiệm vụ bảo quản và giữ gìn và sử dụng tài sản trong thời gian lâu nhất có thể nhằm mang lại lợi ích kinh tế tối đa cho doanh nghiệp. Và kiểm kê tài sản là một hoạt động mà các doanh nghiệp tiến hành theo định kỳ hàng tháng, hàng năm để xác định số lượng tài sản hiện có rồi đối chiếu với sổ ghi chép của kế toán để biết được tình trạng thừa – thiếu của tài sản từ đó tăng cường công tác quản lý tài sản. Công việc tiến hành cần mẫu biên bản kiểm kê tài sản để ghi chép thông tin số lượng tài sản kiểm kê, làm căn cứ lập báo cáo và ghi sổ kế toán trong doanh nghiệp. 

 

1. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản là gì? 

mẫu biên bản kiểm kê tài sản

Để phục vụ sản xuất, doanh nghiệp cần trang thiết bị, máy móc, phục vụ công nhân tạo ra sản phẩm, đó chính là một loại tài sản trong doanh nghiệp. Ngoài ra tài sản còn là nhà xưởng, vật tư hàng hóa, sản phẩm,… biểu hiện dưới hình thái vật chất và cả bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu,… không biểu hiện dưới hình thái vật chất, không phải hữu hình. Và có thể nói rằng tài sản chính là tất cả các nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữa, phục vụ mọi hoạt động tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phân loại tài sản để dễ bề quản lý nhưng trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và sử dụng tài sản là của toàn bộ cá nhân trong doanh nghiệp. 

Trong doanh nghiệp, kế toán chính là bộ phận giúp doanh nghiệp quản lý tài sản qua những con số về các loại tài sản được lưu trữ trên phần mềm máy tính và cả trong sổ sách kế toán. Theo định kỳ thời gian quy định trong mỗi doanh nghiệp, nhân viên phụ trách quản lý tài sản trong công ty tiến hành kiểm kê tài sản nhằm giúp doanh nghiệp tổng hợp danh sách, số liệu các loại tài sản hiện có của mình. Khi tiến hành hoạt động một mẫu biên bản kiểm kê tài sản được lập ra giúp họ ghi thông tin, số liệu tài sản. Đây là bản xác nhận về số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, và tình trạng thừa – thiếu của tài sản so với sổ kế toán, giúp doanh nghiệp quản lý tài sản thuận tiện hơn, làm cơ sở lập báo cáo kết quả kiểm kê và ghi sổ kế toán làm dữ liệu cho những đợt kiểm kê sau đó. 

tại sao lập mẫu biên bản kiểm kê tài sản

Kiểm kê tài sản đóng vai trò quan trọng và rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi tài sản liên quan tới doanh thu của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới thành bại của doanh nghiệp trong tương lai nếu trong doanh nghiệp xảy ra tình trạng thất thoát tài sản thường xuyên. Do vậy kiểm kê tài sản là cách đảm bảo khối lượng tài sản của doanh nghiệp trong tình trạng tối ưu nhất. 

Doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê tài sản trong rất nhiều trường hợp, đó là:

- Cuối kỳ kế toán năm 

- Khi công ty sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán Công ty,… 

- Doanh nghiệp chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc loại hình kinh doanh

- Trong doanh nghiệp xảy ra rủi ro như có hỏa hoạn, vừa trải qua lũ lụt hoặc các thiệt hại khác

- Đánh giá tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm: Việc làm kế toán

2. Một số mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất 

2.1. Mẫu biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa 

 mẫu biên bản kiểm kê tài công cụ dụng cụ

Đây là biên bản kiểm kê, xác định vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa về số lượng, chất lượng có ở kho tại thời điểm kiểm kê. Từ đó làm căn cứ đối chiếu với sổ kế toán để quy trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa. 

Cách viết mẫu biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa được quy định: Góc trên bên trái của biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa là vị trí dành để ghi tên đơn vị tiến hành kiểm kê và bộ phận sử dụng biên bản kiểm kê. Trong biên bản phải ghi cụ thể thời gian tại thời điểm kiểm kê chính xác bởi nó sẽ là cơ sở căn cứ xác minh nếu có tranh cãi về số lượng tài sản. Ban kiểm kê sẽ gồm có trưởng ban và các ủy viên hỗ trợ công tác kiểm kê. 

Tải mẫu biên bản kiểm kê tài sản vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa: 

Biên-bản-kiểm-kê-vật-tư-công-cụ-sản-phẩm-hàng-hoá-mẫu-05-VT-trên-excel-Thông-tư-200.xlsx

2.2. Mẫu biên bản kiểm kê quỹ 

mẫu biên bản kiểm kê tài sản quỹ

Bảng kiểm kê quỹ xác nhận tiền mặt Việt Nam Đồng còn tồn trong quỹ thực tế với số quỹ trên sổ có trùng khớp hay chênh lệch từ đó tăng cường công tác quản lý, quy trách nhiệm cho người quản lý tiền mặt và người ghi sổ về số chênh lệch. 

Các lập mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt VNĐ phải có tên đơn vị hoặc bộ phận sử dụng mẫu ở góc trên bên trái của Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt. Công việc kiểm kê quỹ thường được chốt vào thời điểm cuối cùng của tháng, quý, năm hoặc bất cứ khi nào được yêu cầu hay khi ban giao quỹ cho nhân sự khác quản lý. Trong ban kiểm kê quỹ bao gồm những người có chuyên môn là thủ quỹ - người trực tiếp quản lý quỹ, kế toán tiền mặt, kế toán thanh toán. 

Việc kiểm tra những vấn đề liên quan đến tài chính của công ty rất quan trọng, nó chính là tài liệu làm căn cứ cho những đợt kiểm tra về sau và giúp tăng cường việc quản lý, kiểm soát tiền mặt về cả chi tiêu lẫn những khoản thu về của doanh nghiệp. Trên bản kiểm kê thông tin phải ghi số chứng từ và giờ/ ngày/ tháng/ năm diễn ra kiểm kê. Tính đến thời điểm kiểm kê, thủ quỹ phải cập nhật tất cả các phiếu thu – chi và tính sẵn tổng số dư tồn lại trong quỹ. 

- Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền trong quỹ 

- Dòng “số dư theo sổ quỹ”: Căn cứ vào số tồn quỹ trên sổ quỹ tại ngày, giờ cộng sổ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2 trong bản kiểm kê

- Dòng “Số kiểm kê thực tế”: Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng lợi tiền vào cột 1 và tính ra tổng số tiền để ghi vào cột 2;

- Số chênh lệch: Ghi số thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế. 

Nếu có chênh lệch so với số liệu thực tế, người phụ trách trong trường hợp này là thủ quỹ phải ghi rõ nguyên nhân gây nên tình trạng thừa – thiếu quỹ rồi lấy ý kiến nhận xét của Ban kiểm kê. Sau khi hoàn tất thủ tục Bảng kiểm kê sẽ có hiệu lực khi có chữ kỹ của thủ quỹ, các thành viên trong ban kiểm kê bao gồm trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. các chênh lệch xuất hiện khi kiểm kê sẽ phải báo cáo ban giám đốc để họ xem xét, giải quyết. 

Mẫu biên bản kiểm kê quỹ dành có bạn tham khảo và tải về dưới đây: 

Bảng-kiểm-kê-quỹ-tiền-mặt-mẫu-08a-TT-trên-excel-Thông-tư-133.xlsx

2.3. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định

 mẫu biên bản kiểm kê tài cố định

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm giúp ban kiểm kê có tiêu chí để kiểm kê tài sản về số lượng, giá trị của những tài sản cố định hiện có để xác định tình trạng thừa – thiếu đối chiếu với sổ kế toán, tăng cường công tác quản lý và quy trách nhiệm cho người quản lý tài sản nếu có chênh lệch số liệu. Kiểm kê tài sản được tiến hành đơn giản, dễ dàng hơn bởi nó là những tài sản hữu hình. Việc lập biên bản kiểm kê tài sản cố định được quy định: Góc trên bên trái của Biên bản Kiểm kê tài sản cố định sẽ là nơi ghi tên đơn vị (hoặc đóng dấu xác nhận của đơn vị), bộ phận sử dụng bản kiểm kê. 

Việc kiểm kê tài sản cố định được thực hiện trong nhiều trường hợp nhưng phổ biến nhất là kiểm kê theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Khi tiến hành kiểm kê, Ban kiểm kê sẽ được lập trong đó có các thành viên là kế toán theo dõi tài sản cố định. Biên bản kiểm kê tài sản cố định phải được ghi rõ thời gian chính xác, cụ thể tại thời điểm kiểm kê tài sản từ giờ/ ngày/ tháng/ năm. 

Nếu xảy ra tình trạng thừa – thiếu tài sản cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa – thiếu để làm bằng chứng đối chiếu với thực tế và có ý kiến nhận xét, kiến nghị của Ban kiểm kê. Cuối bản kiểm kê tài sản cố định, Trưởng ban kiểm kê, Kế toán trường phải xác nhận hoàn thành bằng việc kỹ và ghi họ tên rõ ràng. Mọi số liệu chênh lệch sẽ được giải quyết bởi ban Giám đốc. 

Kiểm kê tài sản cố định được tiến hành kiểm kê theo từng mục ghi trong mẫu kiểm kê: 

- Phần “theo sổ kế toán”: Nhân viên kiểm kê sẽ sử dụng dữ liệu có sẵn trong sổ kế toán về số lượng, giá mua, và giá trị còn lại để điền vào các cột thường được ghi là 1, 2, 3 theo mẫu đã quy định. 

- Mục “theo kiểm kê” ghi theo kết quả kiểm kê thực tế để ghi theo từng đối tượng TSCĐ với các chỉ tiêu số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 4, 5, 6. 

- Mục “chênh lệch” là hiệu số giữ số lượng ghi trong sổ kế toán và số lượng kiểm kê thực tế rồi ghi lại vào cột 7, 8, 9. 

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định dành cho bạn tham khảo về tải về bên dưới đây: 

Biên bản kiểm kê tài sản cố định-05-TSCĐ.docx

hoạt động kiểm kê cần mẫu biên bản kiểm kê tài

Hoạt động kiểm kê có nhiều mẫu được lập khác nhau tùy theo nhu cầu của đơn vị kiểm kê và thông tin, số liệu mà có mẫu biên bản kiểm kê tài sản cơ quan, mẫu biên bản kiểm kê đánh giá tài sản, mẫu biên bản kiểm kê tài sản cá nhân, mẫu biên bản kiểm kê tài sản công, mẫu biên bản kiểm kê tài sản công ty,… Các mẫu kiểm kê được lập theo quy định của pháp luật theo thông tư 200. Dưới đây là file download mẫu biên bản kiểm kê tài sản theo thông tư 200: 

Biên-bản-kiểm-kê-TSCĐ-mẫu-05-TSCĐ-trên-excel-Thông-tư-200-1.xlsx

Thông tin sau khi kiểm kê được ghi nhận bởi những con số, do vậy khi lập mẫu kiểm kê người ta thường sử dụng tới công cụ excel, bạn có thể tìm trên mạng một số mẫu biên bản kiểm kê tài sản excel, mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định excel trong đó phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là biên bản kiểm kê tài sản mẫu C53-HD. Bạn có thể tải mẫu C53-HD theo file dưới đây: 

Mau so C53-HD - Bien ban kiem ke TSCD.xls

Trên đây là toàn bộ thông tin về mẫu biên bản kiểm kê tài sản cùng một số file tải về các mẫu kiểm kê tài sản mà topcvai.com cung cấp tới độc giả. Hy vọng các thông tin trong bài viết sẽ phục vụ được nhu cầu tìm kiếm thông tin của mọi người.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: