Năng suất là gì? Làm sao để thúc đẩy năng suất của doanh nghiệp?

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2024-06-06 15:25:16

Năng suất là gì? Làm thế nào để tăng năng suất lao động? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số khái niệm về năng suất. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Năng suất là gì?

1.1. Các khái niệm cơ bản về năng suất

Năng suất là khái niệm được dùng để chỉ mối quan hệ giữa sản lượng hay sản phẩm của một đơn vị kinh tế so với đầu vào được dùng để sản xuất ra loại sản lượng hay sản phẩm đó. Ví dụ như năng suất lao động được dùng để chỉ mối quan hệ giữa sản lượng và một đơn vị lao động hoặc một đơn vị thời gian lao động.

Hiểu theo cách đơn giản hơn thì năng suất được đo lường những yếu tố đầu ra so với những yếu tố đầu vào. Trong đó, những kết quả đầu ra có thể kể đến như là giá trị gia tăng hay số lượng, sản lượng, sản phẩm,… Còn những kết quả đầu vào có thể kể đến như là lao động, thời gian, vốn, năng lượng, nguyên liệu,…

 Các khái niệm cơ bản về năng suất
 Các khái niệm cơ bản về năng suất

1.2. Cách đo lường năng suất

Đo lường năng suất là điều cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là trong các công việc và một số lĩnh vực khác. Đo lường năng suất là việc là các doanh nghiệp có thể kiểm soát được hiệu quả công việc cũng như là yếu tố để chi trả mức lương cho nhân viên và đánh giá năng lực của một nhân viên.

Năng suất thường được đo lường bằng sản lượng đầu ra trên một đơn vị lao động hoặc một đơn vị ngày công. Đây gọi là năng suất lao động, là chỉ tiêu được ứng dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp, cơ quan, công ty. Việc tính toán như vậy sẽ mang đến cho các doanh nghiệp điều kiện so sánh năng suất giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như các ngành, các lĩnh vực và các nước, các quốc gia khác nhau trên thế giới. Có một số các chỉ tiêu đo lường năng suất nhất định đang được áp dụng phổ biến trên toàn quốc, nhưng có lẽ chỉ số KPI đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, đặc biệt là ở những doanh nghiệp làm về dịch vụ.

Cách đo lường năng suất

Dựa trên cách đo lường năng suất này, ta có thể nhận biết được làm thế nào để tăng năng suất một cách có hiệu quả. Nếu như muốn thúc đẩy năng suất ngày càng tăng thì ta cần phải chú ý tới các yếu tố đầu ra và thúc đẩy nó ngày càng tăng, như sản lượng, sản phẩm mỗi giờ công tăng. Ngược lại, chúng ta cũng cần phải chú ý tới các yếu tố đầu ra và giảm thiểu những yếu tố đó như yếu tố vốn, nhiên liệu, giờ công, nhân công,… Thực hiện được hai điều này, đảm bảo năng suất lao động của các doanh nghiệp sẽ tăng có hiệu quả và bền vững.

1.3. Mục đích của việc đo lường năng suất

Mục đích của việc đo lường năng suất là gì? Đã bao giờ bạn tự hỏi điều này khi tất cả các doanh nghiệp đều đề cao việc phải đo lường năng suất lao động trong các doanh nghiệp.

Thứu nhất, việc đo lường năng suất nhằm giúp cho doanh nghiệp quản lý, kiểm soát chặt chẽ được hiệu quả làm việc của các nhân công cũng như của toàn doanh nghiệp trong các lĩnh vực, ngành nghề.

Mục đích của việc đo lường năng suất
Mục đích của việc đo lường năng suất

Thứ hai, việc đo lường năng suất là cơ hội cho các doanh nghiệp so sánh được mức độ cạnh tranh giữa các công ty, các ngành nghề, các lĩnh vực với nhau, từ đó có phương hướng thay đổi, thúc đẩy năng suất mạnh mẽ hơn nữa để có thể chiếm lĩnh thị trường một cách có hiệu quả nhất.

Thứ ba, việc đo lường năng suất là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp để có chế độ đãi ngộ đối với các nhân viên một cách công bằng, nghiêm minh và khách quan nhất, đưa ra các chế độ khen thưởng, xử phạt hay loại bỏ, giữ lại một cách sáng suốt.

Tham khảo: Việc làm nhân viên quản lý sản xuất

2. Tại sao cần đo lường năng suất trong thực tiễn công việc?

Tại sao chúng ta phải đo lường năng suất trong các lĩnh vực của cuộc sống chứ không chỉ riêng gì trong công việc? Đơn giản, chúng ta cần phải hướng đến những kết quả cao nhất như mình mong muốn.

Tại sao cần đo lường năng suất trong thực tiễn công việc?
Tại sao cần đo lường năng suất trong thực tiễn công việc?

Đo lường năng suất được sử dụng với tiêu chí là giúp cho những nhà quản trị của một doanh nghiệp có những giải pháp, hướng đi, kế hoạch nhằm thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, việc đo lường năng suất sẽ đưa ra cái nhìn khách quan và cụ thể hơn cho các nhà quản trị giữa những doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực, hoặc trong cùng một ngành nghề, một lĩnh vực đang có sức cạnh tranh khốc liệt, hoặc giữa các quốc gia với nhau.

Chính vì vậy, việc đo lường năng suất có thể được áp dụng trong bất kỳ một lĩnh vực nào như công việc, học tập, các hoạt động xã hội,…

Tìm hiểu thêm: Hiệu suất là gì? Cách quản trị mang lại hiệu suất công việc cao

3. Những lĩnh vực ứng dụng phổ biến việc đo lường năng suất

3.1. Công việc

Công việc là lĩnh vực mà việc đo lường năng suất đươc áp dụng nhiều nhất và cần phải áp dụng một cách triệt để, đặc biệt là những ngành nghề, lĩnh vực có tính cạnh tranh khốc liệt như dịch vụ.

Việc đo lường năng suất trong phạm vi công việc vừa là mục tiêu mà các nhà quản trị hướng đến để thực hiện nhằm duy trì và phát triển một doanh nghiệp, vừa là cột mốc, là thước đo để doanh nghiệp đó đưa ra mức lương xứng đáng với kết quả làm việc của các nhân viên theo từng cấp bậc và trình độ.

Những lĩnh vực ứng dụng phổ biến việc đo lường năng suất
Những lĩnh vực ứng dụng phổ biến việc đo lường năng suất

3.2. Học tập

Học tập cũng không khác gì trong công việc, tuy nhiên, việc đo lường năng suất thường ít phổ biến hơn. Biểu hiện rõ nhất của việc đo lường năng suất học tập đối với các bạn học sinh, sinh viên đó chính kết quả học tập. Không có gì cụ thể và minh chứng hơn ngoài bảng điểm của con em mình cả, nó phần nào phản ánh được quá trình học tập, rèn luyện và nỗ lực của con em các bậc phụ huynh. Tuy có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động tới nhưng kết quả sẽ là bằng chứng thiết thực nhất cho việc đo lường năng suất.

Từ đây, các bậc phụ huynh sẽ biết được con em mình có thế mạnh về các môn học nào, môn học nào chưa tốt và cần phải cải thiện, nên tập trung, định hướng con em mình theo đuổi ngành nghề nào cho phù hợp, chọn trường nào cho vừa sức với bản thân,…

3.3. Hoạt động xã hội

Những hoạt động xã hội cũng là lĩnh vực có thể đo lường năng suất, tuy không phổ biến nhưng vẫn khá là cần thiết.

Nếu chúng ta có thể áp dụng tốt việc đo lường năng suất này thì các hoạt động xã hội sẽ trở nên có hiệu quả hơn, tích cực hơn và có xu hướng lan rộng hơn nhiều.

4. Làm thế nào để thúc đẩy được năng suất một cách hiệu quả?

4.1. Phát triển nguồn lực

Phát triển nguồn lực là một trong những yếu tố tác động rất lớn tới việc đo lường năng suất cũng như là năng suất lao động của một doanh nghiệp. Việc phát triển nguồn lực ở đây cần được chú trọng nhiều tới việc mở rộng theo chiều sâu, chứ không phải mở rộng theo chiều ngang. Tức là cần phải tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chứ không phải gia tăng tuyển dụng, mở rộng nguồn nhân lực theo số lượng mà phải chú trọng tới chất lượng.

Ví dụ thiết thực nhất đó chính là một công nhân có trình độ cấp phổ thông có thể hoàn thành xong công việc với số giờ làm tối đa là 8 tiếng. Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp bạn tuyển dụng một nhân viên có trình độ đại học hoặc hơn thì bạn chỉ cần mất khoảng 5 tiếng để hoàn thành xong công việc. Như vậy, doanh nghiệp bạn vừa có thể làm được nhiều việc hơn, gia tăng sản lượng và số lượng đầu ra nhiều hơn mà lại mất ít thời gian hơn hoặc cùng với một lượng thời gian như vậy. Do đó, việc phát triển nguồn lực của các doanh nghiệp mà tác động tới năng suất thì cần phải tập trung sâu vào việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm và tay nghề cho nhân công.

Đọc thêm: Nguồn lực là gì? Cách dùng nguồn lực hiệu

àm thế nào để thúc đẩy được năng suất một cách hiệu quả?
Llàm thế nào để thúc đẩy được năng suất một cách hiệu quả?

4.2. Cơ cấu vốn kinh tế

Cơ cấu vốn kinh tế hay các nguồn nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu cũng cần phải được chú trọng tới và cần phải sử dụng có hiệu quả. Không phải hoạt động nào, dự án nào đổ nhiều vốn vào cũng mang đến hiệu quả hay năng suất lao động tốt. Điều cần nói tới ở đây chính là làm sao để sử dụng số vốn hay cơ cấu vốn kinh tế một cách có hiệu quả nhất.

Các doanh nghiệp có thể cơ cấu lại vốn kinh tế bằng cách đầu tư mạnh nguồn tài chính mình có được vào công nghệ sản xuất. Các công nghệ hiện đại sẽ mang đến cho bạn những hiệu quả làm việc hay năng suất lao động cao hơn, đồng thời giảm thiểu được chi phí nhân công cũng như thời gian lao động lại mà vẫn có thể gia tăng được sản lượng đầu ra một cách có chất lượng. Mặt khác, các doạnh nghiệp cũng cần phải có chiến lược, kế hoạch phân bổ nguồn lực có hiệu quả và giám sát được các dòng vốn ra vào một cách chặt chẽ.

4.3. Tái cơ cấu kinh tế

Tái cơ cấu lại nền kinh tế có nghĩa là gì? Đó là hành động di chuyển và phân bổ nguồn nguyên vật liệu từ các ngành hay các lĩnh vực kinh tế kém hiệu quả hoặc kém năng suất hay khó có thể phát triển được sang các ngành hay các lĩnh vực kinh tế có tiềm năng phát triển hơn, có năng suất cao hơn, dẫn đến sử dụng năng suất có hiệu quả cao và đúng như mong muốn của các doanh nghiệp.

Việc tái cơ cấu kinh tế cần phải được họp bàn kĩ tại các doanh nghiệp cũng như là cần có nhận định cụ thể, xác thực, rõ ràng và có chiến lược đi vào từng bước chặt chẽ.

4.4. Tăng nhu cầu trong và ngoài nước

Như chúng ta đã biết nếu tăng các yếu tố đầu ra như sản lượng hay các sản phẩm thì sẽ thúc đẩy được năng suất có hiệu quả. Như vậy, cần phải kích cầu cả trong và ngoài nước, đặc biệt là những sản phẩm độc quyền hay hiếm có, có giá trị, ít cạnh tranh sẽ dễ bán hơn là những sản phẩm có nhiều thị trường hay bị bão hòa thị trường. Do đó, các doanh nghiệp luôn không ngừng phải đổi mới và sáng tạo cho những sản phẩm của mình để mang tới khách hàng

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: