Đặt trong bối cảnh mối quan hệ Việt - Hàn ngày càng được thắt chặt, số lượng công ty Hàn Quốc xâm nhập vào thị trường Việt Nam với mức lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn khi hàng rào thuế quan được xóa bỏ đã và đang trở thành động lực to lớn cho hàng loạt những thí sinh bắt tay đầu quân cho quy trình học tiếng Hàn bài bản từ những cơ sở đại học cao đẳng chính quy đến những trung tâm phân bố trải dọc mọi miền tổ quốc. Vậy học ngôn ngữ Hàn Quốc ra làm gì? Cơ hội của ngành ngôn ngữ này ra sao? Địa chỉ nào, đào tạo ngôn ngữ Hàn Quốc uy tín nhất? Chúng ta hãy cũng topcvai.com khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé.
1. Cơ hội, triển vọng của nghề ngôn ngữ Hàn Quốc tại Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hội nhập sâu, giao lưu văn hóa của các quốc gia diễn ra mạnh mẽ, không phải chỉ riêng tiếng Anh, thứ ngôn ngữ ngữ được nói bởi 500 triệu người và ngôn ngữ phổ thông cho một chiến lược thương mại song và đa phương, một số ngôn ngữ khác đang nắm vị trí thống lĩnh tại thị trường việc làm ngôn ngữ tại Việt Nam bao gồm tiếng Hàn Quốc. Lý do lớn nhật lý giải cho điều này đó chính là sự nắm quyền của các chi nhánh doanh nghiệp Hàn Quốc tại nước ta trong những lĩnh vực công nghệ hay hợp tác phát triển nguồn nhân lực tiêu biểu như Samsung, CJ, Daewoo hay LG...Tất cả những vị trí tốt của những chi nhánh này đều ưu tiên những vị trí thành thạo tiếng Hàn cùng với mức lương cao cùng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Bạn bạn có thể đầu quân cho những công ty này ngay tại Việt Nam hay tìm cơ hội xuất ngoại khi trình độ tiếng Hàn thành thạo.
Mức thu nhập thực tế giữa một ứng cử viên thành thạo tiếng Hàn với người còn lại tuy cả hai cùng một trình độ học vấn, kinh nghiệm chênh lệch đến trên 30%. Số lượng doanh nghiệp lớn tuyển dụng với đa dạng vị trí sử dụng tiếng Hàn thành thạo và mức thu nhập dao động từ 1000 - 1500 USD định kèm với trình độ chuyên môn tốt. Điều này mở ra cánh cửa cực kỳ hấp dẫn cho những ai trót yêu ngôn ngữ của xứ sở Kim Chi và đang mong muốn săn lùng cho một một vị trí công việc hấp dẫn. Vậy chúng ta sẽ học gì, ra làm những vị trí công việc cụ thể khi sở hữu ngôn ngữ Hàn Quốc? Giải mã ngay sau nội dung phía dưới đây nhé.
2. Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc là gì?
Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành nghiên cứu ngôn ngữ, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế của xứ sở kim chi. Việc nắm rõ ngành học sẽ là hành trang giúp bạn trau dồi được kiến thức của bản thân, từ đó dễ dàng tím kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp
3. Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc học những gì?
Với những cơ hội lớn đó, chắc bạn đã phần nào lý giải vì sao những tài liệu dạy topik Hàn Quốc nằm trong tốp những sách bán chạy nhất tại các nhà sách trong khi số trường đào tạo ngôn ngữ chỉ tập trung cho dân chuyên ngoại ngữ và được đào tạo trong những ngành ngôn ngữ tốp đầu. Trên thực tế, bên cạnh ngành đào tạo ngôn ngữ Hàn Quốc chính quy, hàng ngàn nhưng trung tâm, công ty đào tạo tiếng Hàn Quốc với mục đích du học, định cư, sang Hàn làm việc với visa thực tập sinh hay Kỹ sư. Những tài liệu chuẩn cho bộ môn ngôn ngữ này sẽ được thiết kế phù hợp với từng mục đích của người học.
Song tuy nhiên, học ngôn ngữ Hàn Quốc đều hướng người học đến cách phát âm, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, các tình huống người Hàn Quốc hay sử dụng để nâng cao hiệu quả giao tiếp tự nhiên đồng thời nguồn cung cấp những kiến thức bổ ích liên quan đến đời sống, văn hóa con người, kinh tế, Hàn Quốc để người học có thể ứng dụng hiệu quả trong quá trình học tập và làm việc. Song thay vì thuần túy những kiến thức đúng chất ngôn ngữ, giáo trình tiếng Hàn và khung xương đào tạo ngôn ngữ này cũng cung cấp đến học sinh, sinh viên những kỹ năng nền tảng về công nghệ, tài chính, thương mại.
Đây chính là điểm nhìn nền tảng giúp những ứng viên vừa tập trung củng cố một chuyên ngành phù hợp với bản thân mình đồng thời phát huy thế mạnh công cụ là tiếng Hàn để cải thiện mức thu nhập và tìm kiếm được một môi trường chuẩn Hàn tại Việt Nam hoặc tài chính quốc để phát huy chuyên môn. Có thể, nếu chưa nắm rõ tình hình phát triển kinh tế và chính sách tư vào Việt Nam của con rồng châu Á qua mối quan hệ song phương, nhiều bạn có thể đánh giá lệch vai trò của ngữ này so với ngôn ngữ Anh. Thế nhưng, hãy căn cứ vào thực tế một chút, tiếng Anh dù chiếm vai trò quan trọng, song độ “phủ sóng” quá phổ biến. Trong khi ngoài những đối tượng xác định tiếng Hàn là ngôn ngữ chính phục vụ sự nghiệp của họ thì Hàn Quốc vẫn là một ngôn ngữ ...hiếm. Chính “cái hiếm” đó đặt trong bối cảnh, các doanh nghiệp Hàn - Việt tích cực trau dồi nguồn nhân lực thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ của họ trong nhiều vị trí văn phòng đến chuyên môn như kỹ thuật, công nghệ... Tỉ lệ cạnh tranh không quá cao như tiếng Anh, mở ra những cơ hội lớn giúp những ứng viên sở hữu ngôn ngữ này dễ dàng “bung lụa” và săn tìm một vị trí ưng ý nhất.
Đọc thêm: Học ngành ngôn ngữ Pháp ra làm gì
3. Học ngành ngôn ngữ Hàn Quốc ra làm gì?
Vậy ngành ngôn ngữ Hàn Quốc ra làm gì? Người ta vẫn nhắc đến cơ hội những ngành ngôn ngữ như một phương tiện để bổ sung điều kiện đủ khi gia nhập những công ty nước ngoài, bởi họ cho rằng, việc chỉ đi sâu nghiên cứu về văn hóa, cấu trúc ngữ pháp không hỗ trợ phần đắc lực cho việc tìm kiếm những vị trí việc làm lương cao, bởi có vẻ như vốn tri thức rất chung chung. Thực tế, đây là thực trạng chung cho các ngành chuyên đào tạo ngôn ngữ không chỉ riêng ngôn ngữ Hàn Quốc - có thể làm được nhiều thứ hoặc chả làm được gì nếu như bạn không một vốn tri thức ở một lĩnh vực nào nhất định hoặc không thật sự xuất sắc ở mảng nào trong tổng quan của ngành chuyên về nghiên cứu này.
Để thực sự nắm bắt được cơ hội cho mình và mở rộng cơ hội đó, hầu hết các ứng viên ngành ngôn ngữ nói chung và tiếng Hàn không lựa chọn nào khác là tích lũy đầy đủ vốn kinh nghiệm ngành cho dày thêm hoặc học thêm một lĩnh vực hot có ứng dụng ngôn ngữ cao như hướng dẫn viên du lịch hay quản trị khách sạn, nhà hàng của người Hàn Quốc . Bạn vẫn thường thấy những gương mặt thương hiệu của ngành ngôn ngữ Hàn Quốc trong những buổi gặp mặt các doanh nghiệp lớn Hàn Quốc tại Việt Nam, bạn cũng từng nghe kể về những chuyến đi tour dẫn du khách Hàn trải nghiệm Việt Nam. Tất cả những điều này, đều là quá trình học tập, nỗ lực không ngừng nghỉ
Ngành Giáo dục Chính trị ra làm gì?
3.1. Phiên dịch viên tiếng Hàn
Tưng đam mê theo học ngoại ngữ, tôi tin rằng, bắt tay vào đăng ký chọn ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, ngành biên dịch hay thông dịch trong những văn phòng dịch thuật hay làm thư ký của “ông nọ, bà kia” người Hàn Quốc tại những doanh nghiệp tiếng Hàn tại Việt Nam đá từng là suy nghĩ đầu tiên. Thực tế, đã chứng minh chỉ dân ngôn ngữ chính gốc mới đủ khả năng am hiểu sâu sắc về ngôn ngữ bản địa, văn hóa kinh tế, tiếng lóng...để đảm bảo rằng, các tài liệu được phiên dịch một cách chỉn chủ nhất. Và chỉ dân ngôn ngữ mới là những ứng cử viên sáng giá được tuyển dụng, lựa chọn bởi những công ty đa quốc gia có đối tác là người Hàn thì bản thân họ là người thấu rõ nhất văn hóa, phương thức giao tiếp để ứng xử sao cho hiệu quả. Tại các trường uy tín, sinh viên tiếng Hàn được đào tạo thêm về kinh doanh, thương mại, tài chính bên cạnh ngôn ngữ...Đây chính là hành trang nền tảng giúp họ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng lẫn đối tác. Hiện nay,với trình ngôn ngữ của mình, bạn có thể tìm việc làm phiên dịch tiếng Hàn hoặc đăng ký vào các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công ty giải trí để làm phiên dịch các bộ phim hay tại các văn phòng dịch thuật...với mức thù lao hấp dẫn khoảng 12 - 20.000.000/tháng. Cá biệt với nghề thông ngôn ngôn ngữ Hàn Quốc đang tuyển dụng mạnh tại các công ty lớn với mức thu nhập trung bình là từ 500.000 - 1.000.000/giờ.
3.2. Nghề giảng viên tại các trung tâm tiếng Hàn
Từ những năm 2012, làn sóng xuất khẩu lao động cho cả vị trí thực sinh và kỹ sư theo diện visa E7 dâng cao cộng với cánh cửa du học đến xứ sở giải trí Hàn Quốc mở rộng. Điều này, đã tạo điều kiện cho hàng loạt những trung tâm Hàn ngữ mọc theo cấp số nhân. Nếu theo học ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, giảng viên được yêu cầu trình độ topik 4 trở lên, có khả năng giao tiếp và tương tác tốt. Hiện nay, nhiều công ty Hàn Quốc cũng bắt đầu có kết hợp với nhiều trường học tại Việt Nam để chuyển giao du lịch sinh tiêu biểu như: Cao đẳng công nghệ Hà Nộ hay Đại học Đại Nam...Tại đây, các giảng viên tiếng Hàn đang được tuyển dụng với mức lương tốt dao động, từ 15 - 20 triệu.
Đặc biệt, tại các trung tâm, nếu là sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn tại các trường danh tiếng, bạn có thể tham làm trợ giảng và tích lũy kinh nghiệm. Đối với các cử nhân xuất sắc của các trường đào tạo ngôn ngữ, nếu có nguyện vọng nghiệp giảng viết, bạn có thể học tiếp lên thạc sĩ và công tác tại trường.
3.3. Quản lý nhà hàng, khách sạn Hàn Quốc tại Việt Nam
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch, ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn tăng mạnh đặc biệt là khối khách sạn, nhà hàng sang trong phục vụ theo phong cách và thực khách nước ngoài như Deawoo, Sariwon...Sochu...lợi nhuận các ngành dịch vụ tăng mạnh đã thúc đẩy hàng trăm nhà hàng, khách sạn tuyển quản lý với trình độ tiếng Hàn giao tiếp thành thạo. Nếu đã có kinh nghiệm và yêu thích lĩnh vực dịch vụ, ẩm thực này và tiếng Hàn tốt hãy đăng ký ngay vào vị trí này nhé.
Tham khảo: Việc làm nhân viên văn phòng biết tiếng Hàn
4. Mức lương ngành ngôn ngữ Hàn Quốc.
So với các ngành nghề khác thì mức lương của ngành này khá cao, mức lương phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm, cụ thể:
- Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương dành cho vị trí này rơi vào khoảng 8-15 triệu đồng
- Đối với những người có kinh nghiệm lâu năm, am hiểu văn hóa và ngôn ngữ bản xứ thì rơi vào khoảng 23 triệu đồng hoặc có thể hơn.
5. Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc học trường nào?
Hiện với với sự bùng nổ của nền kinh tế và ứng dụng tiếng Hàn vào đồi sống sản xuất, giúp ứng viên sở hữu trong tầm tay những cơ hội lớn của ngành ngôn ngữ Hàn Quốc,không những các trường đại học, cao đẳng uy tín chuyên ngoại ngữ đào tạo tiếng Hàn mà rất nhiều những trung tâm ngoại ngữ mở ra để chiêu mộ học sinh đến học trên mọi nẻo phố vào cực kỳ phổ biến tại các thành phố lớn. Song, nếu xác định rằng, ngành ngữ Hàn Quốc là nguyện vọng số một của bạn trong hành trình chinh phục ước mơ trở thành phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch đi Hàn Quốc hay một vị trí văn phòng thư ký, trợ lý cho một thương gia người Hàn đến trở thành giảng viên dạy tiếng Hàn, bạn có thể theo học một số trường có tên tuổi sau đây:
Nếu đang sinh sống và học tập tại khu vực phía Bắc, những trường được liệt kê ra ngay sau đây sẽ không thể bỏ qua. Những trường đó bao gồm: Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. Tại phía Nam, một số tên gọi mà bạn khó lòng khước từ với môi trường đào tạo chuyên nghiệp như Đại học Công nghệ Tp.HCM Hutech, Đại học ngoại ngữ tin học Tp.HCM, Đại học kinh tế tài chính Tp.HCM, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học sư phạm Tp.HCM với trường Đại học có đa dạng phương thức xét tuyển.
6. Điểm chuẩn ngành ngôn ngữ Hàn Quốc
Đối với khối trường cụm quốc gia và thiên về ngoại ngữ như Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học Hà Nội, điểm chuẩn để đậu chuyên ngành tiếng Hàn tại đây đều nằm trong tốp cao nhất cả nước dao động từ 31 - 34 điểm trong đó tiếng Anh nhân hệ số 2. Các trường còn lại lấy theo điểm thi của khối tổ hợp môn theo kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia với số điểm dao động từ 19 - 22 điểm. Điểm mới là đã xuất hiện tưởng xét học bạ để xét tuyển ngành ngôn ngữ Hàn chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam với số điểm dao động từ 18 - 27,55. Đại học Hutech xét tuyển theo học bạ với mức điểm thấp nhất. Trong khi đó, Đại học sư phạm tp.HCM có điểm xét ngành ngôn ngữ Hàn Quốc theo học bạ cao nhất là 27,55 điểm.
7. Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc thi khối nào?
Tất cả các trường đào tạo ngành ngôn ngữ Hàn Quốc đều áp dụng tuyển sinh theo 3 tổ hợp môn nhất định gồm : D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh), D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh), D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh).
Hi vọng rằng những thông tin trên đây của topcvai.com đi trả lời cho câu hỏi ngành ngôn ngữ Hàn Quốc ra làm gì sẽ thực thực sự hữu ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm cho mình một vị trí việc làm ưng ý.
Tham gia bình luận ngay!