1. Bạn đã hiểu truyền thông là gì chưa?
Nếu là Fan của những bộ phim cổ trang Trung Quốc, bạn hãy còn quen thuộc với hình ảnh những chú mõ ngày xưa đi truyền lệnh hay thông cáo của quan phủ giữa đêm? Bạn cũng không thấy lạ với hình ảnh quan nhân phải phi mất mấy ngày ròng chỉ để truyền thánh chỉ của hoàng thượng đến mọi miền? Nếu như tính ý ra, bạn sẽ thấy rằng, cả hai hoạt động này đều mang một điểm chung, đó là đưa thông tin từ nơi này đến nơi khác để bên con lại nắm được nội dung, từ đó sẽ tiếp nhận những thông tin đó.
Thực chất đây chính là phương thức xa xưa nhật của của khái niệm truyền thông trong đời sống của chúng ta. Từ những hình thức đơn giản đó, ngày nay, truyền thông có móc nối sâu sắc không chỉ với các vấn đề về nhu cầu thông tin và tác động mạnh mẽ lên hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Có lẽ vì thế mà định nghĩa và phân loại truyền thông tùy trên từng khía cạnh sẽ có một cách lý giải khác nhau. Nhiều người vẫn nói báo chí truyền thông, vài người khác đề cập đến truyền thông thực hành, người khác lại cho rằng, truyền thông xã hội và gần đây nhất, chúng ta có truyền thông số.
Nhưng một cách cơ bản nhất, khái niệm truyền thông là gì được hiểu là hoạt động truyền tải thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, tình cảm giữa hai hay nhiều người với nhau thông qua các phương thức ngôn ngữ đa dạng...giữa hai hay nhiều với nhau nhằm tác động đến nhận thức từ đó thay đổi hành vi. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu và công nghệ các phương thức truyền thông không ngừng thay đổi. Nếu như trước kia bạn chỉ có thể nhắn tin để trao đổi tin nhắn với bạn bè qua những bức thư hỏi thăm, hay ra bưu điện gọi điện trên chiếc máy điện thoại bàn thô. Thì giờ đây, có thể mở Skype, Facetime để thực hiện những cuộc chat video call trực tuyến “Face - to-Face” dù khoảng cách là xa hơn nửa vòng trái đất.
Nếu trong quá khứ, bạn khệ nệ ra tận sạp báo buổi sáng để chờ đợi và mua báo về đọc thì giờ đây, không những bạn có thể tiếp cận đa dạng tin tức trên chính thiết bị thông minh của mình như Macbook, Smartphone giới hạn phiên bản từ phiên bản giấy, điện tử, phát thành video kết hợp.
Là phương tiện giao tiếp của đời sống, phục vụ nhu cầu về thông tin của con người, ngày nay truyền thông còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và với đặc trưng của mình kết hợp với công nghệ, truyền thông đang trở thành một trong những lựa chọn ngành hot nhất được “săn lùng” bởi những bạn trẻ năng động. Vậy cụ thể, cơ hội của ngành truyền thông hiện nay như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Kênh truyền thông là gì?
2. Sự phát triển và Cơ hội của ngành truyền thông hiện nay?
Vai trò của truyền thông được khẳng định lần đầu tiên vào năm 1944 khi tác phẩm “ Nghệ thuật của truyền thông chính là ngôn ngữ của tinh thần lãnh đạo” ( “The art of communication is the language of leadership” của James Humes ra đời.
Cũng kể từ đó, nắm bắt được sức mạnh của truyền thống hàng loạt những cây cổ thụ của làng truyền thông của thế giới đã ra đời và đưa ảnh hưởng của truyền thông và kinh tế chính trị, văn hóa lẫn kinh tế. Như bạn vẫn hằng biết đến như BBC của Anh, the Warner Bros của Mỹ, CNN và rất nhiều những công ty truyền thông khác ra đời để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người. tất cả các lĩnh vực trên nhiều ấn phẩm như báo chí, quảng cáo, sách, tạp chí…
Nhưng đấy chỉ là tác dụng rất nhỏ, sự bùng nổ của truyền thông chính thức diễn ra vào vào cuối thập niên 90 khi Internet thống trị đến nay, mạng xã hội Facebook, Instagram, Youtube thịnh hành chi phối hoạt động của hơn 8 tỷ người trên hành tinh. Truyền thông len lỏi trong từng ngóc ngách nhỏ nhất của đời sống đến mức nhà nghiên cứu truyền thông nhà nghiên cứu truyền thông Enrick Hallmark đã nói rằng “ Chúng ta không thể chống lại sức mạnh truyền thông xã hội, cách duy nhất là sống chung với nó”.
Truyền thông trong mới chỉ manh nha phát triển tại Việt Nam trong vòng 2 thập kỷ, khoảng bắt đầu từ những năm 2024, thế những theo thống kê của một báo cáo tại Pricewaterhousecooper trong 7 năm trước, số lợi nhuận mà ngành mang lại đã lên đến mức 2.3 tỉ USD vào năm 2024. Các nhóm ngành truyền thông tại Việt Nam bên cạnh phục vụ những nhu cầu về thông tin, giải trí của công chúng, hiện tại truyền thông lấn sân vào quảng bá, tổ chức các sự kiện, viết các dạng bài về các sản phẩm, dịch vụ. Nhưng chính tính chất năng động, sáng tạo, mới lạ của ngành đang thu hút đông đảo các bạn trẻ theo học. Không còn là ngành học quá mới trong bối cảnh thăng hoa của nền kinh tế song sức mạnh của
các chuyên viên truyền thông tại doanh nghiệp ngày càng được khẳng định bởi nhu cầu ngày càng cao về nâng cao, phát triển thương hiệu. Đặc biệt, các chuyên gia truyền thông - các cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành quan hệ công chúng, báo chí, quảng cáo...đóng vai trò là “con gà đẻ trứng vàng” của ngành truyền thông với mức lương cực kỳ hậu hĩnh.
Theo the Glass door, mức lương hiện tại của các chuyên viên truyền thông tại Mỹ là 50.0000 USD/năm. Trong khi đó tại Việt Nam, đặc biệt với những ngành kết hợp truyền thông và công nghệ như truyền thông đa phương tiện...có mức lương dao động từ 10 -20 triệu đồng. Với cơ hội việc làm cực cao, bộ phận truyền thông được hầu hết các doanh nghiệp lớn tuyển dụng để phục vụ công tác phát triển thương hiệu trong khi số lượng trường đào tạo những ngành tại Việt nam chỉ thực sự đếm trên đầu ngón tay. do đó, đây chính là cơ hội lớn để những ai có đam mê với ngành này thể hiện tài năng.
Gợi ý: Việc làm chuyên viên truyền thông lương hấp dẫn.
3. Những vị trí việc làm ngành truyền thông tốt nhất hiện nay, bạn đã sẵn dàng khám phá?
Là một trong những lựa chọn hot trên thị trường việc làm hiện nay, không chỉ những công ty chuyên về truyền thông, quảng cáo, tòa soạn mà rất nhiều các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động đa ngành đều “khát” nhân lực truyền thông giỏi.Tùy vào chuyên môn của từng doanh nghiệp và khả năng của bản thân, mà bạn sẽ được sắp xếp và bộ phận quảng cáo, PR hay Marketing. Song nhìn chung, là con đẻ của của các chuyên ngành liên quan đến truyền thông, bạn có thể đầu quân vào các vị trí như sau:
3.1. Chuyên viên truyền thông nội bộ
Để phát triển, một doanh nghiệp không chỉ chăm chăm vào việc tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, thương hiệu có tên tuổi, việc duy trì, ổn định nâng cao phong trào, hoạt động nội bộ của công ty là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong những công ty hay tập đoàn lớn. Tại đây, các chuyên viên truyền thông nội bộ sẽ chịu trách nhiệm lên ý tưởng cho các chương trình, hoạt động nội bộ của công ty như các đêm nhạc, sự kiện giữa các phòng ban vào những ngày đặc biệt, hay những chiến dịch quay, dựng video, phong trào để phát triển văn hóa doanh nghiệp. Không chỉ lên ý tưởng, các nhân viên truyền thông nội bộ còn đảm nhiệm khâu lập kế hoạch tổ chức các hoạt động này, thậm chí tham sản xuất các ấn phẩm truyền thông nội bộ như dựng clip, làm phỏng vấn…
Trong các công ty tại Việt Nam tuyển dụng chuyên viên truyền thông nội bộ này với mức lương khởi điểm dao động trong khoảng từ 8- 12 triệu đồng.
3.2. Chuyên viên PR Media
Được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” của ngành truyền thông, trọng trách của các chuyên viên PR trong doanh nghiệp ngày càng quan trọng bởi vì những sản phẩm của họ tạo ra tác dụng trực tiếp lên thương hiệu, số lượng sản phẩm bán ra, số lượng khách hàng mà doanh nghiệp tiếp cận.
Trong doanh nghiệp, vi trí này nắm vai trò viết và biên tập các nội dung bài liên quan đến sản phẩm của công ty, các sự kiện của công ty...nhằm đánh mạnh vào “độ nổi” của thương hiệu trên thị trường thu hút công chúng. Nếu làm việc tại phòng ban truyền thông của các doanh nghiệp, những chuyên viên PR sẽ thiết lập, duy trì các mối quan hệ với cơ quan truyền thông, cơ quan chức năng để củng cố vai trò doanh nghiệp. Họ cũng là những nhân vật quản trị khủng hoảng tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, người làm công việc PR Media cũng được biết đến như những người có khả năng linh hoạt không thua kém những người làm truyền thông nội bộ khi đảm nhận việc lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động PR theo đúng kế hoạch của công ty và phòng ban. Thay vào đó, họ nhận được mức lương thưởng xứng đáng. Mức lương hiện tại của vị trí này ở thị trường Việt Nam là 10 đến 15 triệu đồng.
Xem thêm: Việc làm PR mới nhất.
3.3. Chuyên viên Digital Marketing
Những chuyên viên tiếp thị số hay Digital Marketing là công việc để mô tả hoạt động của các những chuyên gia ứng dụng mạng xã hội, SEO để tăng tính tiếp cận của người dùng đến với sản phẩm bằng cách điều hướng người dùng vào hệ thống link, tín hiệu của công ty, họ là những người hoạch định, phân tích và thực hiện hoạt động đó. Thêm vào đó, chuyên viên Digital Marketing cũng phụ trách phát triển các chương trình PR, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông online. Họ lập kế hoạch SEO, SEM, Google Adwords để tối ưu thứ hạng các từ khóa cũng như thường xuyên thống kê và phân tích từ khóa định kỳ.
Tham khảo: Việc làm chuyên viên Digital Marketing
4. Những người làm truyền thông yêu cầu những phẩm chất nào?
Là ngành có quan hệ trực tiếp với tốc độ chóng mặt của công nghệ hiện đại, trong kỷ nguyên số, để dấn thân vào nghề yêu cầu tốc độ như vậy bạn cần những phẩm chất sau đây: Thử đối chiếu và xem xét mình đã có những gì rồi nhé:
+ Khả năng nghiên cứu và hoạch định chiến lược lẫn những kế hoạch truyền thông
+ Kỹ năng phân tích, đánh giá, thẩm định các chương trình, hoạt động truyền thông
+ Khả năng trò chuyện, thương lượng, kỹ năng viết, óc tổ chức, sáng tạo, làm việc độc lập và giải quyết vấn đề hiệu quả.
Những kỹ năng này, bên cạnh những những môi trường đào tạo bài bản tại các trường như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Văn hóa, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Hutech, Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn...bạn có thể học thêm tại một số kỹ năng về công nghệ và truyền thông kết hợp tại một số trung tâm bên ngoài. Đến đây bạn đã giải thích được được truyền thông là gì rồi chứ?
Hi vọng những thông tin trên đây về truyền thông là gì, cơ hội cũng như một số vị trí việc làm truyền thông chất lượng nhất với mức lương cao và cơ hội việc làm hấp dẫn sẽ thực sự hữu ích với bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập topcvai.com để thu về nhiều cơ hội việc làm truyền thông hấp dẫn nhất nhé.
Tham gia bình luận ngay!