1. Ủy quyền là gì? Cùng các thông tin liên quan
1.1. Khái niệm ủy quyền
Là nội dung đã được định nghĩa rõ ràng từ rất lâu trước, và các bạn nên nhớ rằng ủy quyền không phải là một dạng giao phó công việc. Mà đơn giản, ủy quyền chính là việc mà tổ chức/ cá nhân thỏa thuận đồng ý, cho phép một tổ chức/ cá nhân khác, có quyền đại diện cho mình có thể đưa ra quyết định hay thực hiện một việc gì đó hợp pháp. Đặc biệt là vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc đồng ý/ ủy quyền đó.
Trên thực tế thì các bạn cũng có thể hiểu Ủy quyền chính là nền tảng để làm căn cứ phát sinh mối quan hệ chặt chẽ và tin tưởng hơn giữa người/ bên đại diện và người/ bên được đại diện. Và nội dung ủy quyền đó chính là cơ sở để người/ bên ủy quyền tiếp nhận được kết quả pháp lý của những hoạt động cũng như quyết định ủy quyền đó đã mang lại.
1.2. Hình thức ủy quyền
Sau khi hiểu được phần nào về ủy quyền là gì? Thì bạn có lẽ cũng phần nào cảm thấy thắc mắc về hình thức đưa ra những ủy quyền đó đúng không? Tuy nhiên việc đại diện theo ủy quyền từ trước đến nay được diễn ra khá phổ biến, đôi bên đều có thể thỏa thuận với nhiều hình thức khác nhau. Trên thực tế, khi hai bên đã quá tin tưởng nhau còn sử dụng hình thức ủy quyền bằng miệng. Nhưng trong các trường hợp việc ủy quyền được quy định về hình thức hay đã được lập thành văn bản rõ ràng thì đôi bên cũng cần phải tuân theo hình thức đó thì việc ủy quyền ấy mới có giá trị.
Đọc thêm: Mẫu giấy ủy quyền công ty và những điều bạn nên biết
1.3. Các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền
Nội dung về phần chủ thể trong ủy quyền cũng đã được đưa ra quy định cụ thể và người đại diện theo ủy quyền sẽ được chia ra làm nhiều loại khác nhau. Chi tiết:
– Đại diện theo ủy quyền của cá nhân:
Cũng là một trong những đại diện theo ủy quyền phổ biến. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng liên hệ đến ví dụ: Chị A có một ngôi nhà ở Nghệ An và đang muốn bán, nhưng hiện tại chị đang sinh sống ở Hà Nội. Nên chị A đã nhờ một người anh em là B, tiến hành bán mảnh đất thay và có thông qua hợp đồng ủy quyền. Trong trường hợp như vậy, thì đương nhiên người đại sẽ là giữa cá nhân với nhau. Ngoài ra, cũng có trường hợp người đại diện theo ủy quyền là pháp nhân. Đó là khi chị A đã nhờ một công ty bất động sản C mua bán nhà thay cho mình.
– Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân:
Các bạn có thể hiểu đơn giản, đây là người đại diện của một pháp nhân đã thực hiện việc ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện giao dịch dân sự theo đúng quy định của pháp luật. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm ví dụ khác để thấy rõ về điều này, D là giám đốc của công ty F, là người đại diện hợp pháp của công ty đó. D đã ủy quyền cho nhân viên T kí kết một hợp đồng kinh doanh của công ty. Như vậy, nhân viên T chính là người đại diện được ủy quyền của pháp nhân của công ty F.
– Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác:
Đối với trường hợp này thì các bạn cần có một lưu mà bạn nên nhớ rõ, đó là người đại diện theo nhóm này phải là người thuộc chính hộ gia đình, hoặc là đối tượng thuộc tổ hợp tác đó. Đương nhiên người này cũng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không kể những trường hợp đã được quy định rõ tại Luật dân sự tại Khoản 2 Điều 143 của pháp luật.
1.4. Thẩm quyền đại diện của người đại diện theo ủy quyền
Để hiểu rõ hơn về “Ủy quyền là gì?”, thì các bạn cũng cần biết rằng trong Luật định của bộ Luật dân sự năm 2024 tại Khoản 2 Điều 144 thì nội dung về phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền cũng đã được quy định rõ ràng và chi tiết như sau:
– Thẩm quyền của người/ tổ chức đại diện có sự giới hạn dựa vào nội dung ghi trong giấy ủy quyền cũng như hợp đồng ủy quyền.
– Thẩm quyền của người/ tổ chức đại diện tùy thuộc vào từng loại ủy quyền khác nhau, đó là: ủy quyền riêng biệt, ủy quyền chung hoặc ủy quyền một lần. Đối với phần ủy quyền một lần thì người đại diện sẽ chỉ được phép quyết định hoặc hoạt động được thực hiện một lần duy nhất. Ngay sau đó thì thẩm quyền của ủy quyền sẽ chấm dứt.
1.5. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền
Ngoài nội dung về việc chấm dứt ủy quyền của đối tượng ủy quyền một lần thì vẫn còn nhiều trường hợp khác có các đại diện theo ủy quyền được thực hiện dựa theo sự thỏa thuận của các bên. Việc chấm dứt đại diện này sẽ phụ vào ý chí cũng như sự thỏa thuận, định đoạt của các chủ thể về vấn đề chấm dứt đó.
Một số trường hợp chấm dứt cụ thể mà các bạn có thể tham khảo như:
– Thời hạn ủy quyền theo giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền đã hết hoặc công việc ủy quyền đã hoàn thành.
– Khi người đại diện của pháp nhân/ cá nhân ủy quyền thực hiện hủy bỏ việc ủy quyền.
– Khi cá nhân được ủy quyền qua đời, hoặc pháp nhân chấm dứt. Ngoài ra cũng có thể do một trong số các quyết định của Tòa án về về việc người được ủy quyền mất tích hoặc hạn chế/ mất năng lực hành vi dân sự.
Xem thêm: Việc làm Luật - Pháp lý
2. Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
Trên thực tế có khá nhiều bạn không phân biệt được giấy ủy quyền và hợp đồng, trong khi đây lại là hai thuật ngữ được sử dụng khá nhiều và phổ biến. Vậy nên điều phân biệt và thấy được sự khác biệt giữa chúng là điều cần thiết. Dưới đây sẽ là nội dung giúp bạn làm được điều đó.
2.1. Khái niệm
Giấy ủy quyền, các bạn có thể hiểu đơn giản là một hình thức ủy quyền do cá nhân/ tổ chức ủy quyền thông qua hành vi pháp lý đơn phương thực hiện. Trong đó, những trường hợp việc người ủy quyền cũng được ghi nhận chính là chỉ định người được ủy quyền. Thay thế cũng như đại diện mình đưa ra quyết định hoặc thực hiện công việc trong một phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền của pháp luật.
Mặt khác, hợp đồng ủy quyền chính là sự thỏa thuận và đồng ý giữa đôi bên, đại diện bên được ủy quyền sẽ có nhiệm vụ cũng như nghĩa vụ thực hiện công việc dựa trên hình thức nhân danh của bên ủy quyền. Lúc này bên ủy quyền có thể sẽ phải chỉ phải trả thù lao, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của đôi bên thuận hoặc pháp luật có quy định trong bộ Luật Dân sự 2024.
2.2. Căn cứ pháp luật
Giấy ủy quyền sẽ được dựa trên việc thừa nhận là chủ yếu, trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể về nội dung này.
Nhưng với hợp đồng ủy quyền thì khác, bởi sẽ được căn cứ pháp luật dựa trên Bộ luật Dân sự.
2.3. Chủ thể
Giấy ủy quyền được lập và ký kết chỉ của người ủy quyền. Bên cạnh đó còn được gọi là ủy quyền đơn phương.
Hợp đồng ủy quyền được lập và ký kết giữa hai đối tượng liên quan, đó là người ủy quyền và người được ủy quyền.
2.4. Bản chất
Sau khi các bạn tham khảo khái niệm giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền là gì? thì cũng chưa chắc đã hiểu rõ được bản chất của chúng.
Trên thực tế thì giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương, được thực hiện chủ yếu dựa trên bên ủy quyền. Các bạn cũng có thể hiểu rằng, nó thường được áp dụng khi cấp trên ủy quyền cho cấp thấp hơn để đưa ra quyết định hoặc thực hiện công việc hợp pháp nào đó thông qua giấy ủy quyền đã được ký bởi cấp trên.
Còn đối với hợp đồng ủy quyền thì đã quá rõ ràng rồi, là một hợp đồng được ký kết dựa trên sự thỏa thuận cũng như thống nhất giữa đôi bên, như đã chia sẻ ở trên. Và đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng ủy quyền với giấy ủy quyền.
Tìm hiểu thêm: Dấu treo là gì?
2.5. Ủy quyền lại
Có lẽ khi thấy phần ủy quyền lại này các bạn có cảm giác hơi lạ, nhưng đây là cũng điểm một trong các điểm mà các bạn có thể sử dụng để phân biệt được hai phần khái niệm này một cách dễ dàng. Trước tiên đối với giấy ủy quyền thì người đại diện được ủy quyền sẽ không được thực hiện ủy quyền lại, sẽ không tính những trường hợp được pháp luật quy định khác
Nhưng, hợp đồng ủy quyền của người/ tổ chức đại diện được uỷ quyền sẽ chỉ được uỷ quyền lại một lần, cho một cá nhân/ tổ chức với vai trò là người thứ ba khác. Tuy nhiên điều này cũng cần phải được sự đồng ý của bên ủy quyền hoặc pháp luật có quy định rõ ràng.
2.6. Giá trị thực hiện
Tiếp đến là điểm khác biệt khác nữa của hai định nghĩa này, mỗi loại ủy quyền đều có nội dung về giá trị thực hiện khác nhau. Các bạn cùng topcvai.com tham khảo để thấy rõ được điều đó nhé.
Giấy ủy quyền
- Trong quá trình ủy quyền, không nhất thiết phải sự tham gia của cá nhân/ tổ chức đại diện nhận ủy quyền. Bởi về bản chất thì đây vẫn được coi như ủy quyền đơn phương.
- Đối với phần lập giấy ủy quyền cũng không quá yêu cầu cao hay đòi hỏi về việc cá nhân/ tổ chức đại diện nhận ủy quyền phải cho phép, đồng ý. Bởi giấy ủy quyền không có giá trị bắt buộc cá nhân/ tổ chức nhận ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện theo nội dung được ghi trong giấy.
Hợp đồng ủy quyền
- Có yêu cầu và đòi hỏi cụ thể về việc thỏa thuận và đồng ý rõ ràng của các bên khi ủy quyền. Và điều đó cũng cần phải thể hiện được bằng chữ ký của các bên ủy quyền và cả bên nhận ủy quyền trên bản hợp đồng ủy quyền.
- Đương nhiên khi này cá nhân/ tổ chức đại diện nhận ủy quyền đã đồng ý thỏa thuận trong hợp đồng vậy thì các công việc đã nêu trong hợp đồng mới có giá trị bắt buộc phải thực hiện. Ngoài ra, bên cá nhân/ tổ chức nhận ủy quyền còn có thể nhận được thù lao theo như đã thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật.
2.7. Thời hạn ủy quyền
Theo như quy định của giấy ủy quyền thì thời hạn ủy quyền sẽ được quyết định bởi cá nhân/ tổ chức ủy quyền theo như quy định hoặc do pháp luật quy định.
Mặt khác, đối với hợp đồng ủy quyền thì thời hạn uỷ quyền sẽ được dựa trên sự đồng ý cũng như thoả thuận của các bên hoặc do pháp luật quy định. Tuy nhiên dựa theo nội dung được quy định trong Bộ Luật Dân sự 2024 tại điều 563 thì trong các trường hợp pháp luật không có quy định hoặc không có thoả thuận nào giữa hai bên thì hợp đồng uỷ quyền đó sẽ có thời gian hiệu lực trong một năm, thời điểm bắt đầu được tính là kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
2.8. Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền
Là điểm phân biệt rõ nét nhất, sau khi giấy ủy quyền được lập mà cá nhân/ tổ chức đại diện nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo nội dung của giấy ấy, thì đương nhiên cá nhân/ tổ chức ủy quyền cũng không hề có cơ sở nào để đưa ra yêu cầu hay đòi hỏi cá nhân/ tổ chức nhận ủy quyền phải thực hiện. Việc bồi thường thiệt hại cũng không bao giờ xảy ra. Bởi giấy ủy quyền ấy có tính chất đơn phương, không được đến từ thỏa thuận của hai bên như hợp đồng ủy quyền.
Và đối với hợp đồng ủy quyền, được thực hiện ký kết từ hai phía, nên cũng có nội dung rõ ràng về nghĩa vụ của cá nhân/ tổ chức được ủy quyền. Nếu có đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền theo quy định.
Trên đây là những chia sẻ thực tế về ủy quyền là gì? Hy vọng đã mang lại nhiều thông tin hữu ích đến các bạn. Để có thêm nhiều kiến thức khác nữa thì các bạn đừng quên truy cập vào địa chỉ topcvai.com nhé!
Tham gia bình luận ngay!