1. Tìm hiểu khái quát những thông tin cần biết về ngành Chính trị học
Để hiểu được ngành Chính trị học học những gì và cơ hội nghề nghiệp mà ngành này mang lại cho người học ra sao thì chúng ta cần đi tìm hiểu và phân tích từng khía cạnh của chính trị học trước tiên để có thể hiểu được ngành này.
Theo đó, những thông tin cơ bản sau đây sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều.
- Chính trị trong tiến Anh được viết là Politics, đây là hoạt động quan trọng với lĩnh vực liên quan đến các mối quan hệ về giai cấp, liên quan trọng tiếp đến các dân tộc và mối quan hệ giữa các quốc gia và dân tộc. Các vấn đề chủ yếu của chính trị học là giành lấy chủ quyền, giữ và tổ chức, sử dụng các quyền lực của giai cấp, của các thành phần có quyền lực của Nhà nước.
Chính trị cũng là sự góp mặt tích cực của người dân, ý kiến xây dựng hoàn chỉnh một thể chế của người dân đối với Nhà nước sẽ được xem xét. Chính trị cũng là những hoạt động thực tiễn của các giai cấp, của các đảng phái chính trị… Từ đó có thể tiến hành đưa ra được những chính sách tìm kiến và tiến hành thực hiện các mục tiêu, đường lối chính sách của một đất nước.
- Ngành Chính trị học trong tiếng Anh được viết là Political Science. Ngành này chuyên nghiên cứu về các vấn đề chính trị và khoa học chính trị. Đây là ngành chuyên tiến hành các cuộc nghiên cứu về lý thuyết chính trị và thực tiễn của chính trị, sau đó đưa ra những miêu tả và những phân tích rõ ràng đối với những hệ thống chính trị của một đất nước cùng với đó là nghiên cứu về cách ứng xử chính trị.
Ngành Chính trị đào tạo về những mặt lý thuyết chính trị thông qua các môn như Lý thuyết chính trị, giáo dục công dân, Triết học chính trị, Chính trị đối sách và các hệ thống quốc gia, các môn phân tích chính trị, chính trị đối sách, phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, quản lý hành chính, chính sách ngoại giao, luật, chính sách xã hội, chính trị và luật quốc tế, ứng xử quản lý hành chính,...
Ngành này có tên đầy đủ là ngành Chính trị học, có mã ngành là 7310201. Những sinh viên theo học ngành này sau khi tốt nghiệp sẽ được nhận tấm bằng và danh hiệu cử nhân. Thời gian đào tạo của ngành Chính trị học trong vòng 4 năm học.
Xem thêm: Ngành Kinh tế Chính trị ra làm gì - Đón đầu xu hướng đào tạo 4.0
2. Mục tiêu đào tạo của ngành Chính trị học
Ngành Chính trị học với cái tên đã nêu lên được rất nhiều khía cạnh mà chúng ta cần tìm hiểu, trong đó thể hiện rõ các mục tiêu của ngành. Hãy đi tìm hiểu sâu hơn nữa về những mục tiêu của ngành Chính trị học để biết được ngành này được mở ra để đào tạo với những mục tiêu thiết thực nào nhé.
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của ngành Chính trị học
Ngành Chính trị học đào tạo các cử nhân tốt nghiệp Ngành Chính trị học có thể nắm vững được các kiến thức cơ bản lẫn nâng cao đối với ngành này. Đồng thời, giúp cho các bạn sinh viên có thể nắm được thế giới quan và các phương pháp luận đối với kiến thức về triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng...
Ngành Chính trị học đào tạo các sinh viên có thể nắm được những kiến thức về chính trị để nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học được vào các vấn đề cần lý luận, nắm được các phương pháp cũng như là các kỹ năng đối với công việc và nghề nghiệp trong lĩnh vực chính trị, vận dụng tốt chúng trong các khía cạnh của đời sống xã hội.
Ngành đào tạo các sinh viên có năng lực và đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tính đạo đức của mỗi công dân, mỗi tập thể con người và khích lệ tinh thần của những sinh viên trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ sự nghiệp, xây dựng cũng như là phát triển nền kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Mục tiêu đào tạo ngành Chính trị học cũng còn là việc đào tạo và cho ra trường hàng năm những cử nhân có tấm bằng Cử nhân chính trị học, đào tạo những cử nhân có phẩm chất về chính trị và có đạo đức chính trị, có cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi ra trường.
2.2. Những mục tiêu cụ thể của ngành Chính trị học
2.2.1. Mục tiêu đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, khoa học
Sinh viên khi theo học ngành Chính trị sẽ được các giảng viên giảng dạy, đào tạo theo chương trình đào tạo với các kiến thức cơ bản về hệ thống chính trị, thông qua các môn học cơ bản trong ngành Chính trị đã được nêu trên đây.
Đồng thời, các sinh viên sẽ được đào tạo nhằm nắm chắc các kiến thức mang tính chất tổng hợp, khối kiến thức liên quan đến khoa học xã hội & nhân văn, trang bị những kiến thức về thế giới, đất nước và con người, văn hóa bản sắc của người dân Việt Nam. Các sinh viên cũng sẽ được nghiên cứu và tìm hiểu sâu về nhiều phương diện khác nhau của xã hội đó là con người, lịch sử, văn hóa, tâm lý con người và truyền thống văn hóa…
Các cử nhân ngành Chính trị học sẽ được trang bị những kiến thức sâu rộng, những hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó chủ yếu có lĩnh vực khoa học và chính trị. Cùng với đó là những năng lực cần thiết, đào tạo về những kiến thức chuyên sâu hơn và nâng cao khả năng về trình độ ngoại ngữ.
Ngành Khoa học quản lý ra làm gì
2.2.2. Mục tiêu đào tạo và nâng cao phẩm chất chính trị - đạo đức
Ngành Chính trị học đào tạo những người có lập trường về chính trị, có lý tưởn và có bản lĩnh vững vàng về chính trị. Sau khi học ngành Chính trị những sinh viên sẽ có năng lực để bảo vệ những chủ nghĩa hiện thực, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chính sách đường lối và các quan điểm của Đảng Cộng sản.
Không chỉ vậy, ngành Chính trị học còn đào tạo những người có đạo đức và tác phong của những người mang trong mình tinh thần của người cán bộ cụ hồ, có ý thức kỷ luật tốt, có đức tính cần - kiệm - liêm - chính và có tình cảm đối với cách mạng một cách trong sáng. Những người theo học ngành Chính trị học thì càng học sẽ càng say mê với những kiến thức và lý luận.
Các cử nhân tốt nghiệp ngành Chính trị học sẽ được đào tạo để biết cách chung sống với người dân, đi sâu vào các hoạt động của người dân và hiểu được từng bộ phận người dân mong muốn những gì.
2.2.3. Mục tiêu nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên
Những bạn sinh viên theo học ngành Chính trị học sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao và phát triển trình độ của bản thân, nâng cao năng lực của bản thân, cùng với sự vận dụng và sáng tạo trong quá trình thực hành nghề nghiệp và thực hiện những công việc được cấp trên giao xuống.
Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành Chính trị học sẽ có thể tham mưu cho ban lãnh đạo, hoặc có đủ khả năng để trở thành lãnh đạo tại các cơ quan Nhà nước, có khả năng tổ chức các công tác liên quan đến chính trị. Có khả năng phát huy tổng hợp các sức mạnh tổng thể của người dân.
3. Muốn học ngành Chính trị học, bạn cần thi khối nào?
Hiện nay, ngành Chính trị học có nhiều bạn trẻ theo học và ngành này có những ý nghĩa đặc biệt đối với nền chính trị của đất nước. Để tạo điều kiện cho các bạn có thể học ngành này thì các trường đại học, cao đẳng hiện nay đã tổ chức thi nhiều môn tương đương với nhiều khối thi hơn.
Hãy xem những khối thi vào ngành Chính trị học là những khối thi như thế nào và có những môn thi cụ thể nào nhé.
Theo đó, ngành Chính trị học sẽ giúp những bạn học khối C, khối D có thể thi vào ngành này, môn chủ đạo là môn Ngữ Văn. Cụ thể các bạn có thể lựa chọn thi khối C, khối C3 với hai môn còn lại là môn Toán và môn Lịch sử; khối C4 với hai môn còn lại là môn Toán và Địa lý; khối C14 với hai môn còn lại là môn Toán và môn giáo dục công dân; Khối D1 với hai môn còn lại là môn Toán và Tiếng Anh; khối D2 với hai môn còn lại là môn Toán và Tiếng Nga; khối D3 với hai môn còn lại là môn Toán và tiếng Pháp; khối D4 với hai môn còn lại là môn Toán và môn tiếng Trung; khối D78 với hai môn còn lại là môn Tiếng Anh và môn Khoa học xã hội.
Ngoài ra còn các khối D78, D79 và D80 với hai môn chung là môn Ngữ Văn và môn Khoa học xã hội, các môn còn lại lần lượt theo thứ tự là môn tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Nga.
Như vậy, các bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn đối với các khối thi cho mình. Bạn học khối nào thì có thể thi khối đó hoặc bạn có năng lực đối với môn học nào thì bạn có thể lựa chọn thi khi bản thân cảm thấy tự tin.
Đọc thêm: Ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước ra làm gì?
4. Những trường đang đào tạo ngành Chính trị học
Tại khu vực các tỉnh miền Bắc, bạn có thể thi vào trường Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, trường Đại học Nội Vụ và trường Đại học Thủ đô.
Tại khu vực các tỉnh miền Trung, các bạn có thể theo học ngành Chính trị học tại 2 trường đó là trường đại học Hà Tĩnh và trường Đại học Vinh.
Tại khu vực các tỉnh miền Nam thì các bạn có thê theo học tại các trường Đại học như trường đại học Cần Thơ, trường Đại học Thủ Dầu Một, trường đại học Trà Vinh và học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh.
5. Những cơ hội các bạn sinh viên có thể tìm được việc làm khi học ngành Chính trị học
Ngành Chính trị học mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên, mang theo những kiến thức chuyên sâu và các kiến thức cơ bản, cùng với những kỹ năng được đào tạo điêu luyện thì các chính trị gia có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau như tham mưu cho những cơ quan Nhà nước về vấn đề hoạch định các chính sách và đường lối của Đảng, tại các tổ chức kinh tế, tại các cơ quan Nhà nước...
Bên cạnh đó, các bạn cũng có nhiều cơ hội để làm các công tác nghiên cứu về chính trị tại các cơ quan quản lý của Nhà nước.
Hoặc bạn cũng có cơ hội để trở thành giảng viên đào tạo tại các trường có ngành Chính trị hoặc trường đào tạo chính trị tại các tỉnh và thành phố.
6. Tìm hiểu về mức lương khi làm trong ngành Chính trị học
Do tính chất công việc liên quan đến chính trị của một quốc gia và những vấn đề nhạy cảm, chính vì thế mà hầu như chúng ta sẽ khó có đưa ra được mức lương cụ thể của những người làm trong ngành Chính trị. Nếu bạn làm việc tại các cơ quan của Nhà nước thì các bạn sẽ được nhận lương theo bậc lương được quy định đối với các công nhân viên chức Nhà nước.
Còn nền bạn làm việc tại các cơ quan nước ngoài, các cơ quan ngoài Nhà nước thì bạn sẽ nhận được mức lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của nơi làm việc, vị trí, chức vụ, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm…
Như thế, ngành Chính trị học là ngành mang đến cho chúng ta rất nhiều cơ hội để làm việc, nếu bạn có niềm đam mê với ngành này thì bạn có thể theo đuổi để thành công.
Tham gia bình luận ngay!