1. Một số điều cần biết về ngành công an
1.1. Ngành công an là gì?
Ngành công an là gì? Khi nghe đến công an là ta đã biết đây là một lực lượng đảm nhiệm một trọng trách rất lớn đấy là bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh xã hội và an ninh của tổ quốc. Trọng trách cao cả đồng thời cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc thực hiện nhiệm vụ, lăn xả để bảo vệ tổ quốc, luôn vì nước vì dân.
1.2. Tiêu chí để được xét tuyển vào ngành công an
Tiêu chí để bạn được vào ngành công an là ngoài việc đạt điểm chuẩn của ngành mà bạn còn phải có các yếu tố sau đây:
- Về sức khỏe: đây là yếu tố hàng đầu nếu như bạn muốn thi vào ngành công an. muốn thi vào ngành công an thì bạn phải đạt đủ tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng, nếu là nữ thì cao từ 1,58m - 1,752m nặng từ 45kg trở lên, nếu là nam thì yêu cầu về chiều cao là 1,64m - 1,8m nặng từ 48kg. Sức khỏe tốt, không bị các bệnh mãn tính, không bị dị dạng. Thị lực 2 mắt từ 19 đến 20/20…
- Về học vấn: đã tốt nghiệp trung học phổ thông hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên. Trong những năm học cấp 3 học lực phải từ trung bình trở lên, tổng kết trên 6,0 đối với các môn thuộc khối ngành xét tuyển.
- Về đạo đức: Hưởng ứng tham gia tốt các hoạt động, nghị quyết của đảng. Người thân trong nhà thực hiện nghiêm và đạt tiêu chuẩn của bộ công an ví dụ như không mắc tiền án tiền sự…
2. Ngành công an thi khối nào, các trường đào tạo ngành công an?
2.1. Những khối thi nào xét duyệt vào ngành công an?
Ngành công an xét tuyển các khối sau:
- Khối A (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
- Khối A1 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- Khối C (Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- Khối D (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)
2.2. Các trường đào tạo ngành công an
- Các trường đại học khu vực miền bắc gồm có các trường: Học Viện An Ninh Nhân Dân, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, Học Viện Biên Phòng, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự…
- Các trường đại học khu vực phía Nam gồm có các trường: Đại Học Cảnh Sát Nhân Dân, Trường Sĩ Quan Kỹ Thuật Quân Sự, Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy, Đại Học An Ninh Nhân Dân…
- Các trường đại học thuộc các tỉnh: Trường Sĩ Quan Tăng - Thiết Giáp, Trường Sĩ Quan Không Quân, Trường Sĩ Quan Lục Quân…
3. Tổng hợp các ngành nghề sau khi học ngành công an
Dưới đây là một số ngành nghề bạn có thể làm sau khi học ngành công an:
3.1. Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội
Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội thuộc Bộ Công an đảm nhận nhiệm vụ đưa những ý kiến đóng góp của Bộ trưởng cho Đảng và nước về việc liên quan đến quản lý hành chính về trật tự xã hội như là các vấn đề về đường lối, chính sách…Đưa ra các góp ý với Bộ trưởng về việc hướng dẫn chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giải quyết các vấn đề hành chính như: cấp căn cước công dân, quản lý con dấu và các vật liệu gây nổ, chỉ huy phối hợp để ngăn chặn các tình trạng chống đối, phá hoại của công dân… Có thể nói, đây là lực lượng nắm vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo an toàn, an ninh xã hội.
3.2. Cảnh sát hình sự
Cảnh sát hình sự là ngành truy lùng, tìm dấu vết của tội phạm hình sự có liên quan đến những vụ án như là: giết người, cướp của… tìm kiếm các thông tin, hoàn tất hồ sơ của tội phạm gây án. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nắm bắt tâm lý tội phạm để khai thác thông tin nhanh và chính xác nhất. Đòi hỏi của người cảnh sát hình sự phải có sức khỏe tốt, chịu đựng được mọi tác động ngoại cảnh. Đây là ngành có tầm quan trọng lớn trong việc bảo vệ sự yên bình và an toàn cho mọi người.
3.3. Cảnh sát giao thông
Công việc của người cảnh sát giao thông không chỉ là theo dõi trên các tuyến đường để nhắc nhở hay phạt đối với các công dân vi phạm luật mà còn phải ra sức tuyên truyền về luật giao thông cho mọi người. Phân luồng đường đi với những tuyến bị tắc nghẽn, phối hợp với công an khi không may xảy ra những vụ tai nạn. Giải quyết các vấn đề về giấy tờ cấp phép với các phương tiện giao thông.
3.4. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Tổ chức tuyên truyền cho mọi người về các cách phòng cháy, chữa cháy. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy, chuẩn bị đầy đủ các vận dụng cần thiết. Xử lý nghiêm với những đối tượng vi phạm luật và có mặt kịp thời để giải quyết các vụ cháy nổ.
3.5. Cảnh sát cơ động
Cảnh sát cơ động là lực lượng bảo vệ trật tự an ninh. Luôn luôn túc trực kiểm tra an ninh và theo dõi, ngăn chặn những hành vi có tính chất phá hoại, bạo loạn… cùng tham gia vào cứu hộ cứu nạn, bắt cóc…được học tập cách sử dụng động vật tham gia vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bảo vệ các mục tiêu quan trọng trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, ngoại giao, và cả trong các sự kiện quan trọng nữa. Luôn trau dồi, học tập các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của cảnh sát cơ động
3.6. An ninh kinh tế
An ninh kinh tế có nhiệm vụ bảo vệ bí mật của quốc gia về lĩnh vực kinh tế, ngăn chặn, phát hiện những hành vi đe dọa đến nền kinh tế nước nhà. Bảo quản cơ sở vật chất, tài sản của đất nước.
3.7. An ninh văn hóa tư tưởng
Lực lượng an ninh văn hóa tư tưởng sẽ có nhiệm vụ bảo vệ, tuyên truyền các chính sách về văn hóa. Phát hiện, triệt tiêu các hành vi chống phá bôi nhọ văn hóa. Tổ chức tuyên truyền cho mọi người thực hiện và phát huy nền văn hóa. Tìm các cách thiết thực giúp nhân dân có cái nhìn khách quan, mới mẻ hơn về văn hóa chứ không chỉ và tuyên truyền về giấy, báo sẽ tạo cảm giác nhàm chán.
3.8. Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng
Đây là ngành có thể nói chứa nhiều cám dỗ nhất vì những hành vi tham nhũng, hối lộ, ăn chặn tiền từ các quỹ…thường trục lợi cá nhân rơi vào các cán bộ, quan chức… yêu cầu phải thật tỉnh táo để đưa các hành vi này ra ánh sáng, làm gương cho những người sau. Ngăn chặn hành vi tham nhũng để đất nước có thể phát triển một cách mạnh mẽ nhất
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi ngành công an thi khối nào? Học công an sau ra làm gì? mà topcvai.com muốn gửi đến bạn. Hi vọng sau bài biết này bạn có thể nắm được các kiến thức liên quan đến ngành công an. Từ đó, có những định hướng đúng đắn nhất trong việc chọn ngành chọn trường, và biết qua được công việc mình sẽ làm sau khi ra trường. Nếu có thắc mắc gì thì hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi qua website topcvai.com bạn nhé!
Tham gia bình luận ngay!