[Hướng nghiệp 365] Học ngành Công nghệ chế tạo máy ra làm gì?

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-06-04 16:57:25

Ngành Công nghệ chế tạo máy là một bộ phận thuộc về lĩnh vực cơ khí. Có thể nói, trong tiến trình phát triển quốc gia, Công nghệ chế tạo máy được nâng cấp thành một ngành mũi nhọn, được quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong hệ thống giảng dạy và đào tạo. Tìm hiểu về Công nghệ chế tạo máy sẽ giúp các bạn sĩ tử có một nhận định sâu sắc hơn về ngành học này. Để từ đó, có thể xác định đúng chuyên ngành mình mong muốn theo đuổi, không gặp phải những ngỡ ngàng sau khi đã nhập học nhé!

Việc Làm Cơ Khí

1. Công nghệ chế tạo máy - Ngành học thu hút nhân tài

Công nghệ chế tạo máy - Ngành học thu hút nhân tài
Công nghệ chế tạo máy - Ngành học thu hút nhân tài

Nói về công nghệ và kỹ thuật nói chung, có thể thấy chỉ những nhân tài, những chuyên gia trong lĩnh vực mới có thể tham gia vào tất cả các hoạt động, từ khâu thiết kế, chế tạo, sản xuất cho đến vận hành, lắp ráp. Sự mới mẻ và đặc biệt mà ngành Công nghệ chế tạo máy mang lại cho sinh viên, đã khiến chúng trở thành ngành học được nhiều bạn trẻ ngày nay quan tâm!

1.1. Bạn hiểu gì về Công nghệ chế tạo máy?

Công nghệ chế tạo máy hay đôi khi được thay thế với tên gọi khác: Cơ khí chế tạo máy. Là một ngành học có tầm quan trọng trong quá trình sản xuất thực tế. Là địa điểm mà các chuyên gia về công nghệ chế tạo máy trực tiếp tham gia vào các khâu liên quan đến vận hành, ứng dụng hệ thống và tất cả quy trình để chế tạo, sản xuất ra một thành phẩm về cơ khí. Song song với đó là việc đảm bảo quá trình sản xuất được tối ưu hóa, vừa có thể phù hợp về ngân sách vận hành, vừa cam kết được hiệu quả về công suất.

Khi nhắc đến Công nghệ chế tạo máy, người ta thường liên tưởng đến lĩnh vực cơ khí. Và trên thực tế, Công nghệ chế tạo máy và cơ khí có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau. Dường như, những kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức chuyên ngành của cơ khí đều trở thành bước đệm tốt, vững chắc cho Công nghệ chế tạo máy. Mặc dù vậy, hai ngành học này được tách biệt và sự khác biệt của chúng được thể hiện qua những đặc trưng sau:

Công nghệ chế tạo máy - Ngành học thu hút nhân tài
Công nghệ chế tạo máy

Thứ nhất, khi nhắc đến cơ khí, chúng ta thường nghĩ đến quá trình, hoạt động liên quan đến vật liệu, chẳng hạn như gia công, hàn, xì,... Thành phẩm của ngành cơ khí thông thường được xét về khía cạnh chi tiết, bộ phận riêng lẻ mang tính cố định. Tuy nhiên, thành phẩm của cơ khí không phải được hoàn thiện vào ngày một ngày hai, mà đó là cả một quá trình mài dũa ở nhiều công đoạn khác nhau, đề cập đến nhiều loại nhân công, nhiều bộ phận và thậm chí là nhiều phương pháp.

Thứ hai, khi gia công thành phẩm cơ khí được đặt trong bối cảnh sản xuất với quy mô lớn ở các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Thì yêu cầu được đặt ra lúc này lại là thành phẩm của Công nghệ chế tạo máy. Đó chính là việc thiết lập một quy trình làm sao để gia công một cách tối ưu nhất, cho ra sản phẩm với công suất hoạt động hiệu quả và chất lượng nhất. Tựu chung, những nhu cầu từ ngành cơ khí đã trở thành động lực thúc đẩy cho việc hình thành và phát triển ngành Công nghệ chế tạo máy.

Theo đó, trong quá trình thiết kế sản phẩm cơ khí, cũng có sự tham gia của Công nghệ chế tạo máy.

1.2. Mục tiêu của Công nghệ chế tạo máy trong giáo dục

Công nghệ chế tạo máy không phải là ngành học quá mới, vì chúng đã được đưa vào hệ thống giáo dục ở nhiều cơ sở, được đào tạo và giảng dạy dưới nhiều chương trình thiết kế khác nhau. Trong giáo dục, Công nghệ chế tạo máy là ngành học làm nhiệm vụ trang bị cho sinh viên những kỹ thuật, kỹ năng cần thiết từ cơ bản đến chuyên sâu về thiết kế chi tiết máy và chế tạo máy, các loại thành phẩm là thiết bị, máy móc phục vụ trong sản xuất và sinh hoạt.

Mục tiêu của Công nghệ chế tạo máy trong giáo dục
Mục tiêu của Công nghệ chế tạo máy trong giáo dục

Song song với đó, ngành cũng giúp người học có được kỹ năng tự tổ chức, triển khai thực hiện, vận hành các khâu gia công, sản xuất máy móc, chi tiết máy móc từ quá trình chuẩn bị cho đến chế tạo, sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Sinh viên cũng được học hỏi các kỹ năng về điều hành, giám sát, quản lý quy trình gia công, quá trình sản xuất của hệ thống cơ khí, hệ thống sản xuất CN. Am hiểu về kiến thức bảo quản, vệ sinh, sửa chữa và biết cách sử dụng các thiết bị, máy móc,...

Bên cạnh đó, người học cũng được cung cấp và trau dồi những kỹ năng hỗ trợ cho công việc sau khi ra trường như: thu thập và xử lý thông tin, giới hạn mục tiêu, phân tích yêu cầu thiết kế ở đa dạng các điều kiện. Biết cách ứng dụng các công cụ và các bước phân tích trong việc tìm ra lời giải hỗ trợ cho nhiệm vụ cần triển khai của một kỹ sư Công nghệ chế tạo máy.

Xem thêm: Ngành Kỹ thuật cơ khí ra làm gì - Sự theo đuổi đam mê sáng tạo

2. Học ngành Công nghệ chế tạo máy là học những gì?

Công nghệ chế tạo máy là ngành học khá khó, vì nó đề cập đến nhiều chuyên môn trong lĩnh vực cơ khí và gia công cơ khí. Cũng như kỹ thuật về thiết kế sản phẩm, thiết kế máy, sản xuất, vận hành các quy trình, kiểm tra giám sát và đảm bảo chất lượng của đầu ra thành phẩm,... Khá nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành này. Đó là lý do mà chương trình đào tạo Công nghệ chế tạo máy không có một quy chuẩn chung. Theo tổng hợp của topcvai.com, bạn đọc có thể tham khảo khung đào tạo ngành học này tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh nhé!

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương

Kiến thức giáo dục đại cương
Kiến thức giáo dục đại cương

Trong khối kiến thức này, sinh viên sẽ được tiếp cận với nhiều học phần mang tính chất bắt buộc. Những kiến thức đại cương về cơ bản sẽ cung cấp cho người học một nền tảng về tri thức trong các khía cạnh khoa học xã hội, tự nhiên, lý luận, phương pháp nghiên cứu, một số học phần cung cấp những định nghĩa cơ bản về Công nghệ chế tạo máy.

Một số học phần điển hình trong khối kiến thức giáo dục đại cương tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM bao gồm: Pháp luật đại cương, Triết học Mác Lênin, Đường lối ĐCS, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Anh văn, Nhập môn CN Kỹ thuật, Toán cao cấp, Lập trình visual basic, Vật lý, Hóa đại cương, Xác suất thống kê ứng dụng, Toán ứng dụng trong kỹ thuật, Thí nghiệm vật lý đại cương,...

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp được chia làm các khối kiến thức nhánh như:

+ Kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành: Hình họa - Vẽ kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vẽ kỹ thuật cơ khí, Nguyên lý - chi tiết máy, Sức bền vật liệu, Dung sai - Kỹ thuật đo, Anh văn chuyên ngành cơ khí, Vật liệu học, Đồ án nguyên lý - chi tiết máy, Thí nghiệm đo lường cơ khí,...

+ Kiến thức chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy: Cơ sở CN chế tạo máy, Cơ sở kim loại, Máy và hệ thống điều khiển số, Công nghệ thuỷ lực và khí nén, Máy và hệ thống điều khiển số, Tự động hoá quá trình sản xuất (CKM),...

+ Kiến thức chuyên ngành Thiết kế máy: Công nghệ thuỷ lực và khí nén, Công nghệ CAD/CAM-CNC, Thiết kế mô phỏng hệ thống máy, Máy và hệ thống điều khiển số, TN Công nghệ thuỷ lực và khí nén, Cơ sở CN chế tạo máy, Cơ sở kim loại,...

+ Kiến thức thực tập, thực tế: Thực tập Kỹ thuật Hàn, Thực tập tiện qua ban, Thực tập tiện CKM, Thực tập Công nghệ CAD/CAM-CNC,....

Bên cạnh những học phần bắt buộc, sinh viên Công nghệ chế tạo máy còn được tham gia tự chọn những học phần tương tự khác để tích lũy tín chỉ. Đặc trưng chương trình đào tạo ngành học này là các đơn vị giảng dạy luôn chú trọng tạo điều kiện cho sinh viên ứng dụng lý thuyết và thực tiễn thực hành, nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề, để có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

Ngành Điều tra hình sự ra làm gì

3. Nghề nghiệp cho người học Công nghệ chế tạo máy

Nhu cầu tuyển dụng về nhân sự cho ngành học Công nghệ chế tạo máy là rất lớn. Đặc biệt ở không gian tuyển dụng và làm việc của các xưởng cơ khí, nhà máy cơ khí, khu sản xuất sản phẩm cơ khí,... tại nước ta.

3.1. Kỹ sư Công nghệ chế tạo máy

Kỹ sư Công nghệ chế tạo máy
Kỹ sư Công nghệ chế tạo máy

Kỹ sư chế tạo máy là chức danh sau khi ra trường của các sinh viên Công nghệ chế tạo máy. Đồng thời cũng là một chức danh nghề nghiệp được cho là cơ hội lớn nhất trong sự nghiệp của họ. Tại các đơn vị như nhà máy sản xuất, doanh nghiệp sản xuất động cơ, máy móc, thiết bị,... thường xuyên tuyển dụng vị trí này để đảm nhiệm những công việc như sau:

  • Thiết kế và xây dựng các bản vẽ nhiều loại thiết bị, máy móc cho quá trình sản xuất.
  • Trực tiếp thi công hoặc làm nhiệm vụ giám sát, theo dõi quá trình thi công, sản xuất các thiết bị và máy móc theo đề xuất thiết kế.
  • Hiểu về cơ khí và biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ vẽ kỹ thuật cơ khí, như CAD để tham gia vào quá trình này. Đồng thời, thực hiện việc lập trình máy CNC.
  • Tham gia vào công tác lắp ráp, lắp đặt máy móc, thiết bị đã sản xuất cho các công trình, nhà máy,...
  • Trực tiếp tham gia vào các khâu vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị công nghiệp,...
  • Trực tiếp thiết kế các sản phẩm liên quan trực tiếp đến cơ khí và giám sát, theo dõi, điều hành quy trình gia công, sản xuất các sản phẩm cơ khí.

Kỹ sư chế tạo máy có thu nhập trung bình từ 9 - 15 triệu đồng/tháng.

3.2. Một số việc làm phù hợp khác

Một số việc làm phù hợp khác
Một số việc làm phù hợp khác

Bên cạnh nghề nghiệp chính và phổ biến nhất như kỹ sư chế tạo máy. Các sinh viên Công nghệ chế tạo máy sau khi ra trường, còn có đủ năng lực để tham gia công tác ở những lĩnh vực sau:

Giảng dạy và đào tạo tại các cơ sở giáo dục liên quan đến ngành Công nghệ chế tạo máy hoặc cơ khí.

Chuyên viên nghiên cứu về học thuật, kỹ thuật thuộc phạm vi Công nghệ chế tạo máy trong các trung tâm, viện nghiên cứu ở Việt Nam,...

4. Trường đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

Trường đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy
Trường đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

Xét về tầm quan trọng và vai trò của ngành, cũng như xét về góc độ nhu cầu nhân sự cho lĩnh vực này. Từ lâu, Công nghệ chế tạo máy đã được đưa vào hệ thống giảng dạy và đào tạo của nhiều trường đại học ở nước ta. Nếu mong muốn được học ngành học này, các bạn có thể cân nhắc trong các lựa chọn về trường học sau đây:

+ Khu vực miền Bắc: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Hải Phòng, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, ĐH Thủy lợi, ĐH Công nghệ Đông Á,...

+ Khu vực miền Trung: ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Nha Trang, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh.

+ Khu vực miền Nam: ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, ĐH Công nghệ Đồng Nai,...

Đọc thêm: Ngành kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì? - Click ngay để xem câu trả lời hoàn hảo nhất.

5. Phương thức xét tuyển Công nghệ chế tạo máy

Phương thức xét tuyển Công nghệ chế tạo máy
Phương thức xét tuyển Công nghệ chế tạo máy

Bạn có thể chinh phục ngành học Công nghệ chế tạo máy bằng một trong hai phương thức. Đó là phương thức xét tuyển học bạ và kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Cụ thể ở các tổ hợp khối thi như sau:

  • Khối A00: Toán - Hóa - Lý
  • Khối A01: Toán - Anh - Lý
  • Khối B00: Toán - Sinh - Hóa
  • Khối D07: Toán - Anh - Hóa
  • Khối C01: Toán - Văn - Lý
  • Khối D01: Văn - Anh - Toán

Điểm chuẩn trung bình theo từng năm: 19 - 22 điểm.

Trên đây là thông tin tổng hợp của topcvai.com về ngành Công nghệ chế tạo máy. Hẹn gặp lại bạn ở chủ đề hướng nghiệp các ngành học hấp dẫn khác nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: