1. Tổng quan về ngành công nghệ sinh học
1.1. Khái niệm ngành công nghệ sinh học
Đây được xem như một ngành công nghệ cao được dựa trên nền tảng về khoa học về sự sống có kết hợp giữa những quy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật có thể tạo ra những quy mô về công nghệ để khai thác các hoạt động của tế bào động thực vật, vi sinh vật.
Theo cách khác cũng có thể hiểu ngành công nghệ sinh học là ngành liên quan đến những kỹ thuật khoa học hiện đại như công nghệ di truyền,, công nghệ kỹ thuật cao. Cụ thể các sản phẩm của ngành như là: điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp,sản xuất các loại thuốc và thức ăn ứng dụng công nghệ di truyền, giải quyết các vấn đề môi trường, xét nghiệm trong y khoa phát triển giống cây trồng …
Ngành công nghệ sinh học hiện nay được ứng dụng nhiều trong các ngành nghề như là trong nông nghiệp, trong thực phẩm, trong các ngành về môi trường. những kiến thức được cung cấp trong chuyên ngành này liên quan đến các nền tảng về sinh học, về công nghệ, về sinh học thực phẩm, về sinh học phân tử, về các kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, công nghệ lên men sinh vật,… Theo đó hiện nay, chúng ta có thể thấy được Công nghệ sinh học hiện nay đã trở thành ngành công nghệ mũi nhọn của thời đại công nghệ cao hiện nay. Nó được ứng dụng để sử dụng bảo hành, vận hành bảo trì các thiết bị ứng dụng hiện đại cho đến tất cả những ứng dụng nghiên cứu hiện đại để điều hành quản lý sản xuất, để phát triển sản phẩm công nghệ sinh học… tại các nhà máy đểu đòi hỏi vai trò quan trọng của các ứng dụng ngành này.
1.2. Những kiến thức được học ở ngành công nghệ sinh học
Sinh viên trong ngành này sẽ được tiếp xúc và trang bị khối kiến thức chuyên môn về mảng công nghệ, mảng sinh học như quá trình sinh học đại cương cho đến những lý thuyết cơ sở thực tiễn. đồng thời bên cạnh đó là những kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp như là thu thập, đo đạc, phân tích mẫu dựa trên những thí nghiệm hiện đại của ngành công nghệ sinh học này.
Một số chuyên ngành phổ biến trong ngành: Công nghệ tế bào, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ vi sinh, Công nghệ sinh học công nghiệp, Công nghệ sinh học thực phẩm, Công nghệ mô - công nghệ protein - enzyme và kỹ thuật di truyền, Công nghệ sinh học y dược, tin - sinh học, Công nghệ sinh học môi trường.
Các môn học chuyên ngành chuyên sâu có thể kể đến như là:
- Các môn học chuyên sâu về Di truyền học và kỹ nghệ gen
- Các môn học chuyên sâu về Vi sinh vật học và công nghệ lên men
- Các môn học về Hóa sinh học và công nghệ protein-enzyme chuyên sâu
- Các môn học về Công nghệ tế bào chuyên sâu
- Các môn học về Sinh y chuyên sâu
- Các môn học bổ trợ (Sinh thái học môi trường, Phương pháp nghiên cứu thực vật, Sinh học và sinh thái học động vật có xương sống…).
1.3. Tổng hợp các khối thi xét tuyển vào ngành công nghệ sinh học
Với chuyên ngành này, một số tổ hợp các môn để đăng ký xét tuyển như sau:
Tổ hợp ban A: khối A00: (Toán, Vật lý và Hóa học); Khối A01 (Toán, Vật lý và Tiếng Anh);
Tổ hợp ban B: khối B00 (Toán, Hóa học, sinh học); khối B03 (Toán, sinh học, Ngữ Văn);
Tổ hợp ban D: Khối D08 (Toán, Tiếng Anh, sinh học).
1.4. Điểm chuẩn và tổng hợp danh sách những trường đào tạo Công nghệ Sinh học
Chuyên ngành này tuy là một ngành học ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại mới ra đời xuất hiện ở nước ta, cộng thêm có nhiều chuyên ngành đi kèm nên điểm chuẩn không giống nhau, nó sẽ tùy thuộc dựa trên tiêu chí tuyển sinh của các trường để lấy điểm. Nhưng nhìn chung thì điểm chuẩn các trường vẫn sẽ rơi vào khoảng dao động từ 15 – 21 điểm.
Đó là mức thang điểm để bạn có thể nỗ lực hướng tới làm mục tiêu cho mình, và sau đó bạn cũng nên xem xét khả năng của mình đến đâu để có thể chọn trường và đăng ký xét tuyển tại đó. Danh sách những trường đào tạo chuyên ngành này là:
Ở miền Bắc: (15 trường)
Đại học Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Khoa học tự nhiên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Phương Đông, Đại học Lâm Nghiệp
Đại học Khoa học và Công nghệ xã hội
Đại học Đông Đô, Đại học Nông Lâm Bắc Giang
Đại học Thành Tây, Đại học Hải Phòng
Đại học Hùng Vương, Đại học Phương Đông
Đại học khoa học trực thuộc trong Đại học Thái Nguyên
Đại học Khoa học và Công nghệ tại Hà Nội
Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Hùng Vương
Đại học Công nghiệp Việt Trì.
Ở Miền Trung (8 Trường):
Đại học Vinh, Đại học Nha Trang, Đại học Đà Lạt
Đại học Tây Nguyên, Đại học công nghệ Vạn Xuân
Đại học Bách khoa thuộc Đại học Đà Nẵng
Ở Miền Nam:
Đại học Khoa học Tự nhiên trực thuộc về Đại học Quốc gia TP. HCM
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Quốc tế trực thuộc trong Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Nông lâm cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học An Giang, Đại học Kiên Giang
Đại học Tiền Giang, Đại học Bình Dương
Đại học Dân lập Cửu Long, Đại học Tân Tạo
Đại học Dân lập Lạc Hồng, Đại học Cần Thơ
Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Công nghệ Đồng Nai
Đại học Trà Vinh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
Đại học Cần Thơ, Đại học Văn Lang
Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Công nghiệp thuộc Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành Quản trị nhân lực ra làm gì?
2. Ba giai đoạn chính trong sự phát triển của ngành công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học truyền thông: nhắc đến truyền thông chúng ta thường nghĩ tới những ngành chế biến thực phẩm lâu đời như là nước mắm, chao, tương,... theo những phương pháp truyền thống được truyền lại như là xử lý đất đai, sản xuất phân bón cho nông nghiệp….
Công nghệ sinh học cận đại: với giai đoạn công nghệ sinh học này thường được sử dụng trong các quá trình chế biển sản xuất những sản phẩm công nghiệp sản phẩm sinh hoạt như là acid amin, chất kháng sinh, mì chính, vitamin, acid hữu cơ, enzym ...
Công nghệ sinh học hiện đại: công nghệ môi trường, công nghệ tế bào, Công nghệ di truyền, công nghệ vi sinh vật, công nghệ enzym và protein, công nghệ lên men, …
Ngày này ngành này đang được ứng dụng rộng dãi trong công nghiệp, nông nghiệp, y học, dịch vụ, du lịch… nhằm phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như là chăm sóc sức khỏe, giải trí, dinh dưỡng,…
Chính vì vậy sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ được công nhận là một cử nhân, kỹ sư có thể làm việc ở những lĩnh vực như là: môi trường (xử lý chất thải , đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý môi trường,...); nông - lâm - ngư - nghiệp; y dược (chẩn đoán bệnh, vắcxin, chế biến thuốc,) và công nghiệp (vật liệu sinh học, lên men công nghiệp,…).
3. Cơ hội làm việc với ngành Công nghiệp Sinh học
3.1. Tốt nghiệp công nghệ Sinh học ra trường làm việc gì?
Cử nhân ngành công nghệ sinh học này có thể đảm nhận được những công việc có liên quan đến những vị trí như là:
Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản
Ban có thể ứng tuyển vào vị trí kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy chuyên sản xuất dược phẩm, vật phẩm... đấy là những vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng cao.
Chuyên viên công nghệ tại các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật;
Và với các công ty doanh nghiệp của nước ngoài hay các phòng thí nghiệm rất nhiều hiện nay để đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, đánh giá mức tiêu chuẩn thải, vì thế nhu cầu tuyển dụng cũng theo đó mà tăng lên rất nhiều.
Doanh nghiệp nước ngoài là vậy, doanh nghiệp trong nước mà thiên về môi trường về linh vực xả thải môi trường, về cây xanh… đã tăng lên một cách nhanh chóng từ đó cũng kéo theo nhu cầu tuyển dụng cũng cao không kém phần so với doanh nghiệp của nước ngoài.
Ngoài làm trong những doanh nghiệp, phòng thí nghiệm thì chúng ta có thể có cơ hội làm việc ở vị trí Giảng dạy trong các trường THPT, trung học chuyên nghiệp, và các trường Cao Đẳng, Đại học trên toàn quốc…
3.2. Mức lương cho ngành Công nghệ Sinh học
Với mức lương hấp dẫn, ngành công nghệ sinh học này trong thời gian gần đây được các bạn học sinh, phụ huynh săn đón rất nhiều bởi lẽ đây vừa là một ngành học có tính ứng dụng cao, mức lương đáng mong ước so với các chuyên ngành cùng khối học. Mức lương sẽ tùy thuộc vào từng vị trí, công việc cũng như năng lực của bạn, nhưng nhìn chung sẽ dao động trong khoảng là từ 7 -20 triệu/ tháng.
4. Những phẩm chất cần thiết cho ngành công nghệ sinh học
Để có thể thành công và phát triển trong ngành này, người học cần trang bị cần có cho mình những kỹ năng, tố chất sau:
Có sự chăm chỉ, cẩn thận và tư duy logic có được tố chất này sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn.
Học tốt các môn thuộc ban tự nhiên, đặc biệt là môn Sinh học vì đây được coi là môn cơ sở ngành;
Chịu được áp lực công việc.
Có đam mê với khoa học và công nghệ
Trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học
Kỹ năng xử lý công việc tốt.
Hy vọng với những thông tin về ngành công nghệ sinh học ở phía trên đã giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc lựa chọn và định hướng nghề nghiệp.
Tham gia bình luận ngay!