Học ngành Công tác xã hội ra làm gì? Thực trạng việc làm ra sao?

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-07-01 16:33:46

Ngành Công tác xã hội - một trong những ngành học chứa đựng đầy sự ý nghĩa và thú vị. Nhưng trên thực tế, một vài dự báo cho thấy ngành đang thiếu rất nhiều về nhân lực mặc dù nhu cầu việc làm là không hề eo hẹp. Bạn biết về chuyên ngành này nhưng có chắc là đã tìm hiểu những thông tin chính xác chứ? Trong bài viết sau, hãy bổ sung sự hiểu biết để tự tin hơn ở những quyết định chọn ngành nhé!

Việc Làm Công Chức

1. Social Work - Đôi nét về ngành Công tác xã hội

Đôi nét về ngành Công tác xã hội
Đôi nét về ngành Công tác xã hội

Chắc chắn đã đôi lần trong cuộc sống, bạn từng bắt gặp hoặc nghe ở đâu đó cụm từ “Công tác xã hội”. Đặc biệt hiện nay, chuyên ngành này đang dần chứng minh tầm quan trọng của mình đối với tiến trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Hiểu nôm na, Công tác xã hội là một chuyên ngành có sức mệnh cung cấp sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn, thậm chí là chăm sóc cho những hoàn cảnh xã hội không may mắn. Đặc biệt là những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cần đến sự yêu thương từ xã hội, cần được gia nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển như bao người khác. Bạn có thể thường xuyên bắt gặp các hoàn cảnh khó khăn, cần giúp đỡ như: những gia đình nghèo, những cá nhân là người mắc bệnh nan y, người khuyết tật, người không có năng lực tự vệ cho bản thân.... hay những nạn nhân bị để lại sau các thảm họa chiến tranh, thiên tai,...

Mặc dù đất nước đã bước vào một kỷ nguyên gắn liền với sự hiện đại và đổi mới. Tuy nhiên đâu đó trong cuộc sống mỗi chúng ta, vẫn còn rất nhiều hình ảnh éo le của những trường hợp kể trên. Đó cũng chính là lý do, ở khắp mọi nơi, nơi nào cũng hiện diện hoạt động của ngành Công tác xã hội. Bạn có thể sẽ dễ dàng nhìn thấy một hình ảnh của các chuyên viên Công tác xã hội ở những tổ chức từ thiện, tổ chức hỗ trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi,.... tại những “khu ổ chuột”, những vùng địa lý nghèo nàn và lạc hậu như châu Phi, Ấn Độ và cả ở Việt Nam,...

Từ chính mục đích và ý nghĩa từ những hoạt động trong lĩnh vực này, đối với những ai đang công tác ở ngành, họ đôi khi được ví như những “thiên thần” mang đến ánh sáng hy vọng và tươi sáng cho cuộc sống cộng đồng. Hoạt động này luôn đề cao tính nhân quyền, lòng nhân ái và quy tắc ứng xử giữa người với người.

2. Công tác xã hội trong giáo dục và đào tạo

Công tác xã hội trong giáo dục và đào tạo
Công tác xã hội trong giáo dục và đào tạo

Công tác xã hội không phải là một cái tên quá mới mẻ trong hệ thống giáo dục nước ta. Social Work hay tên gọi tiếng Anh chuyên ngành của lĩnh vực này phản ánh rằng, đây là lĩnh vực học thuật đề cập đến những hoạt động ứng dụng chuyên môn vào thực tế, với mục đích trợ giúp các cộng đồng, nhóm cá nhân và cá nhân hoàn thiện, phục hồi hoặc gia tăng khả năng nhận thức về xã hội. Cuối cùng, chuyên ngành hướng đến và phục vụ cho chính sách an sinh xã hội của đất nước.

Công tác xã hội trong giáo dục mang sứ mệnh giảng dạy và cung cấp những thế hệ sinh viên. Mà mỗi sinh viên sẽ sở hữu phẩm chất đạo đức và chuyên môn trình độ đầy đủ, có thể tham gia công tác ở nhiều khu vực, làm việc và đưa ra giải pháp cho nhiều vấn đề trong cuộc sống. Những hoạt động của ngành hướng đến mục tiêu giải quyết mối quan hệ giữa người với người, thúc đẩy tiến trình chuyển hóa của xã hội, đưa ra biện pháp cho các tình huống nảy sinh thường ngày trong cuộc sống. Biết cách truyền đạt thông tin, thiết lập kỹ năng, đặc biệt là năng lực can thiệp để ứng xử với các tình huống đa dạng, tham mưu và cố vấn về các chính sách liên quan đến an sinh xã hội, phát triển cộng đồng,... hướng đến những giá trị nhân văn cho đất nước.

Tham khảo: Học ngành xã hội học ra làm gì? Ngành của bạn có được gọi tên?

3. Bạn sẽ được học những gì ở chuyên ngành này?

Bạn sẽ được học những gì ở chuyên ngành này?
Bạn sẽ được học những gì ở chuyên ngành này?

Tham gia vào ngành Công tác xã hội, người học sẽ được nhà trường cung cấp sự am hiểu chuyên sâu về các khía cạnh như tâm lý học, xã hội học, các lý thuyết về Công tác xã hội, các mô hình về Công tác xã hội. Được tiếp cận những phương pháp như hỗ trợ, phân tích, lập kế hoạch, dự báo, giải quyết vấn đề,... Song hành với đó, sinh viên còn được trang bị về kiến thức để hiểu cách thiết lập các mô hình tiếp cận đa dạng, nhằm ứng dụng cho những đối tượng, hoàn cảnh gặp phải vấn đề trong xã hội. Hiểu và biết vận dụng kiến thức trong quá trình nghiên cứu, tham mưu hoặc đưa ra những chính sách xã hội.

Đồng thời, người học cũng sẽ biết cách sử dụng các mô hình như quản trị, truyền thông để ứng dụng trong các hoạt động thuộc lĩnh vực Công tác xã hội. Thực hiện việc tư vấn, tham mưu và hỗ trợ xây dựng các cơ chế, chính sách về an sinh, phát triển giữ gìn xã hội,...

Mỗi cơ sở giáo dục sẽ có thiết kế về chương trình đào tạo Công tác xã hội khác nhau. Bạn có thể tham khảo các môn học điển hình trong chuyên ngành này ở Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN):

Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo

- Khối kiến thức chung: Triết học - Mác lê nin 1 và 2, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tin học cơ sở 2, Tiếng Anh cơ sở 1, Tiếng Pháp cơ sở 1, Ngoại ngữ cơ sở 1, Ngoại ngữ cơ sở 3, Tiếng Nga cơ sở 3, Tiếng Trung cơ sở 3, Tiếng Anh cơ sở 3, Giáo dục thể chất, Kĩ năng bổ trợ, Giáo dục quốc phòng - an ninh.

- Khối kiến thức theo lĩnh vực: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tâm lí học đại cương, Lịch sử văn minh thế giới, Xã hội học đại cương, Các phương pháp nghiên cứu khoa học, Logic học đại cương, Nhà nước và pháp luật đại cương, Kinh tế học đại cương, Thống kê cho khoa học xã hội, Nhập môn năng lực thông tin, Môi trường và phát triển, Thực hành văn bản tiếng Việt.

- Khối kiến thức theo khối ngành: Công tác xã hội đại cương, Tôn giáo học đại cương, Nhân học đại cương, Tâm lí học xã hội, Lịch sử Việt Nam đại cương, Gia đình học, Sử dụng phần mềm xử lí số liệu, Tâm lí học giao tiếp, Dân số học đại cương.

- Kiến thức theo nhóm ngành: Tâm lí học phát triển, Phát triển cộng đồng, Hành vi con người và môi trường xã hội, Tâm lí học sức khỏe, Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, Chính sách xã hội, Công tác xã hội với ngư­ời nghèo.

- Khối kiến thức ngành: Lý thuyết công tác xã hội, Phương pháp nghiên cứu công tác xã hội, Công tác xã hội với nhóm, Thực hành công tác xã hội cá nhân, An sinh xã hội, Quản lý ca, Chăm sóc sức khỏe tâm thần, Công tác xã hội với người khuyết tật, Quản trị ngành công tác xã hội, Thực hành công tác xã hội nhóm và cộng đồng, Tham vấn trong công tác xã hội, Công tác xã hội với cá nhân, Thực hành nghiên cứu xã hội, Công tác xã hội trong trư­­ờng học, Công tác xã hội với trẻ em, Công tác xã hội với người cao tuổi, Công tác xã hội trong bệnh viện, Đạo đức nghề nghiệp, Công tác xã hội với nhóm ma túy, mại dâm và HIV,...

- Các học phần thay thế hoặc Khóa luận tốt nghiệp.

Ngành Đông phương học ra làm gì?

4. Học Công tác xã hội và triển vọng sau khi ra trường

Học Công tác xã hội và triển vọng sau khi ra trường
Học Công tác xã hội và triển vọng sau khi ra trường

Sau khi ra trường và kết thúc khóa học Công tác xã hội, các thế hệ sinh viên hoàn toàn có đủ năng lực để tham gia công tác nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị xã hội, kinh tế và cả chính trị. Điển hình như các đơn vị đoàn thể các cấp, chẳng hạn như ở các vị trí: cán bộ, chuyên viên thuộc các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, bảo hiểm và chính sách,... Cụ thể bạn có thể tham khảo cơ hội nghề nghiệp với ngành Công tác xã hội như sau:

- Thứ nhất, tìm kiếm việc làm ở các công ty trong và ngoài nước: Dưới nhiều chức danh và công việc khác nhau, chẳng hạn như chuyên viên tư vấn, tham mưu, hỗ trợ và hướng dẫn cho tổ chức. Thực hiện công tác chăm lo đời sống về cả tinh thần và vật chất cho những thành viên trong tổ chức. Trong các doanh nghiệp, họ chính là những cá nhân làm trung gian gắn kết và liên hệ giữa công và công nhân viên. Thực hiện các giải pháp mang lại sự hài hòa và tích cực đến với doanh nghiệp.

- Thứ hai, công tác ở các cơ sở giáo dục: Lúc này, nhân viên Công tác xã hội chính là cá nhân chịu trách nhiệm về mọi hoạt động liên quan đến quy trình quản lý, thiết lập các chính sách, cơ chế, đảm bảo phát huy thế mạnh của Nhà trường và giảm thiểu những hoạt động tiêu cực. Làm đại diện cho nhà trường để duy trì và xây dựng mối quan hệ với các tổ chức, đơn vị xã hội khác ở địa phương. Hỗ trợ cán bộ giảng viên và các em học sinh, sinh viên, cải thiện tinh thần, sức khỏe,... cho họ.

Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp

- Thứ ba, công tác trong các cơ sở y tế: Họ sẽ là những cá nhân chịu trách nhiệm chính trong quá trình hỗ trợ y bác sĩ, nhân viên, chuyên viên trong bệnh viện ở các khía cạnh chăm sóc, phân loại, tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh,... nhằm hướng đến việc giảm thiểu khối lượng công việc cho bệnh viện, hỗ trợ để quá trình thăm khám của bệnh nhân được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

- Thứ tư, công tác ở các địa phương: Tham gia và thực hiện tốt trách nhiệm ở các công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, kết nối các tổ chức trong cộng đồng địa phương với những cơ quan, đơn vị chuyên ngành trong và ngoài nước, để đưa ra các giải pháp thích hợp trong phát triển xã hội và gia tăng tình hình kinh tế. Hướng đến mục tiêu: xóa tệ nạn, xóa nghèo đói, vệ sinh môi trường, nhận thức sức khỏe, bảo vệ cộng đồng, gia tăng đoàn kết, phát triển bền vững,...

- Thứ năm, công tác ở các tổ chức NGOs, các dự án và trung tâm phát triển cộng đồng. Hoặc làm chuyên viên ở các viện nghiên cứu, trung tâm giáo dục đào tạo có triển khai ngành Công tác xã hội.

5. Thông tin tuyển sinh

Thông tin tuyển sinh
Thông tin tuyển sinh

5.1. Các cơ sở đào tạo về ngành

Bạn có thể học Công tác xã hội ở các cơ sở giáo dục sau:

- Khu vực miền Bắc: ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Lao động xã hội, Học viện Phụ nữ Việt Nam, ĐH Hòa Bình, ĐH Tân Trào, ĐH Thủ đô, ĐH Lâm nghiệp, ĐH Thanh thiếu niên Việt Nam, ĐH Y tế công cộng, ĐH Khoa học Thái Nguyên, ĐH Công đoàn, ĐH Báo chí và Tuyên truyền.

- Khu vực miền Trung: ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Quy Nhơn, ĐH Khoa học Huế, ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

- Khu vực miền Nam: ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM, ĐH Lao động xã hội, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Trà Vinh, ĐH Mở TPHCM, ĐH Cửu Long, Học viện Cán bộ TPHCM.

5.2. Các khối thi xét tuyển

Ngành Công tác xã hội tuyển sinh theo cả hai hình thức, đó là xét tuyển học bạ cấp ba và xét tuyển theo kết quả của kỳ thi THPT quốc gia. Cụ thể ở các tổ hợp môn như: A00, A01, C00, D01 - 06, D78 - 83, C04, C03, C14, D15, D41 - 45.

Trên đây là những thông tin được cung cấp về ngành Công tác xã hội bởi topcvai.com. Hãy để lại các thắc mắc của bạn ở phần bình luận để được giải đáp kịp thời nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: