1. Tìm hiểu về Địa lý học trong giáo dục
Có lẽ, không ai không biết về Địa lý - một trong những môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở các cấp. Vậy Địa lý học là gì? Nói về Địa lý học, là nói về những công tác liên quan đến hoạt động về nghiên cứu, khám phá về các khu vực địa lý (đất đai), về đặc trưng về địa hình, sự phân bổ về dân cư, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản,.... và các hiện tượng diễn ra trên mọi bề mặt của Trái đất.
Học Địa lý cần hiểu rõ chuyên ngành này bao gồm hai nhóm nhỏ, đó là Địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội. Địa lý nói chung, luôn được xem là bộ phận chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chúng phân tích và nghiên cứu các quy luật, hiện tượng, các hợp phần tự nhiên đang diễn biến trên Trái đất. Bên cạnh đó là nghiên cứu về mối quan hệ, tương tác giữa con người với tự nhiên thiên nhiên. Hiểu nôm na, học ngành này chính là học về toàn bộ những gì liên quan đến thế giới, môi trường và không gian và chúng ta đang sinh sống.
Thế giới ngày càng phát triển và chắc chắn quy luật tự nhiên cũng không bao giờ đứng yên một chỗ. Đó chính là lý do Địa lý học được đưa vào hệ thống giáo dục như là một nhiệm vụ hàng đầu trong việc nghiên cứu và đảm bảo môi trường sống cho con người, song song với thế giới của tự nhiên. Như vậy, khi tham gia vào ngành học, các sinh viên sẽ được trang bị và truyền tải những nền tảng tri thức, kiến thức về hệ thống các quy luật cấu thành, đặc trưng phân bổ và làm thế nào để sử dụng hiệu quả những nguồn tài nguyên.
Địa lý học cũng nói về quy luật của sự phân bố về mặt dân cư, mật độ, sự di dân, đặc trưng phân hóa lãnh thổ về kinh tế. Sinh viên Địa lý học cũng được tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, giữa chuyên môn và tổng hợp.
Đọc thêm: Học ngành lịch sử ra làm gì? Định hướng sự nghiệp cho bạn
2. Thông tin về chương trình đào tạo ngành Địa lý học
Chọn ngành là tìm hiểu kỹ càng về ngành học đó. Không đơn thuần là việc nghe một ý kiến ngoài lề từ ai đó. Trong khi Địa lý học là ngành học khá “kén chọn” trong nhận thức của các sĩ tử ngày nay. Hãy tìm hiểu những gì cụ thể nhất mà bạn được học để xem xét nội dung có phù hợp với những định hướng cá nhân của bạn hay không nhé!
2.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương
Kiến thức đại cương là khối kiến thức mà dường như sinh viên sẽ bắt buộc phải tiếp cận, bất kể đó là ngành Địa lý học hay là chuyên ngành gì đi chăng nữa. Đừng xem nhẹ và tự hỏi: tại sao lúc nào cũng cần học những môn học đại cương phức tạp và nhàm chán nhé. Vì trên thực tế, đây chính là những học phần mang lại cho sinh viên một sự khởi đầu cơ bản nhất, mang tính hàn lâm khoa học nhất để làm cơ sở cho những hoạt động nghiên cứu khoa học sau này.
Ở khối kiến thức giáo dục đại cương, sinh viên Địa lý học sẽ được tiếp cận với những học tập liên quan đến ba nhóm kiến thức. Bao gồm: Mác Lênin và tư tưởng HCM, khối kiến thức Khoa học XHNV và khối kiến thức Khoa học tự nhiên. Một số học phần tiêu biểu có thể kể đến như:
+ Học phần Mác 1, Mác 2, Tư tưởng HCM, Đường lối ĐCSVN.
+ Học phần Cơ sở văn hóa học VN, Lịch sử văn minh thế giới, Xã hội học, Thống kê đại cương, Pháp luật đại cương, Logic học, Tâm lý học, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,...
+ Học phần Toán cao cấp, Tin học đại cương, Xác suất thống kê đại cương,...
Ngoài các học phần này, trong những năm đầu của sinh viên Địa lý, bạn cũng phải hoàn thành chương trình cho các học phần bắt buộc như: Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng an ninh,...
2.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (4 chuyên ngành)
Kết thúc và hoàn thành các học phần trong khối kiến thức giáo dục đại cương, cũng là lúc sinh viên Địa lý học bước vào một “thế giới kiến thức” mang tính chuyên môn sâu sắc hơn, thường được gọi là khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Sinh viên sẽ được tiếp cận với các môn học cơ sở ngành như: Cơ sở địa lý tự nhiên, Cơ sở địa lý nhân văn, Địa lý đô thị, Địa chất - địa mạo,....
Với ngành Địa lý, thường sẽ được phân thành 4 nhóm chuyên ngành. Sinh viên đến năm 2 hoặc năm 3 sẽ được tự chọn một trong 4 chuyên ngành này để theo học. Mỗi chuyên ngành sẽ bao gồm trung bình 50 tín chỉ. Nội dung học tập của 4 chuyên ngành cụ thể như sau: (Tham khảo khung CTĐT của Trường ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh)
+ Chuyên ngành Địa lý môi trường: Chuyên ngành này được triển khai với sứ mệnh giảng dạy và đào tạo một nguồn nhân lực am hiểu về chuyên môn, thành thạo về kỹ năng, kỹ thuật để có thể tham gia hỗ trợ các công tác việc làm thỏa mãn nhu cầu xã hội với lĩnh vực môi trường, nắm chắc mối tương tác giữa tự nhiên - con người và môi trường. Những gì được trang bị cho sinh viên chuyên ngành này nhằm đảm bảo năng lực cho sinh viên có thể đưa ra những giải pháp thích hợp trong khi giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh, dưới góc độ địa lý.
+ Chuyên ngành Địa lý kinh tế và phát triển vùng: Khi chọn học chuyên ngành này, người học sẽ được trang bị hệ thống kiến thức về sự phát triển của nền kinh tế, có gắn kết mối quan hệ với các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, địa lý tự nhiên, xã hội và môi trường sống. Một số học phần cơ bản như: Kinh tế vĩ mô và vi mô, Chính sách phát triển vùng, Quy hoạch và quản lý đô thị, Tổ chức không gian kinh tế, Marketing,...
+ Chuyên ngành Địa lý dân số - xã hội: Đây là chuyên ngành đào tạo sinh viên có am hiểu kiến thức chuyên sâu về Địa lý - xã hội, song song với kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội. Một số học phần cơ bản bao gồm: Dân số học sức khỏe, Chính sách XH và các vấn đề an sinh XH, Lao động - việc làm và phát triển nguồn nhân lực, Phát triển nông nghiệp nông thôn,...
+ Chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám - GIS: Đây là chuyên ngành thứ 4 trong hệ thống các phân nhóm mà sinh viên Địa lý học được quyền chọn lựa. GIS ở đây là thông tin địa lý nhé. Ngành học này trang bị cho sinh việc những khái niệm vô cùng mới. Đó là kiến thức trong lĩnh vực viễn thám, thông tin địa lý và bản đồ. Đây cũng là ngành học có nhu cầu về nhân lực khá lớn trong vài năm trở lại đây. Một số học phần cơ bản như sau: Tin học ứng dụng (SPSS), Thống kê ứng dụng, Cơ sở dữ liệu GIS, Lập trình GIS, Xử lý và giải đoán hình ảnh,...
Như những ngành học khác, sinh viên ngành Địa lý học cũng được tham gia các học phần về thực tế và thực tập năm cuối, bảo vệ khóa luận và tốt nghiệp ra trường.
Ngành Giáo dục đặc biệt ra làm gì?
3. Cử nhân Địa lý học làm được công việc gì sau khi ra trường?
Với chương trình đào tạo “khủng” được cung cấp ở trên, bạn có nghĩ cá nhân học Địa lý học sẽ có cơ hội việc làm trong bối cảnh thị trường tuyển dụng hiện nay? Tất nhiên, so với các ngành học liên quan đến kinh tế, công nghệ, cử nhân Địa lý học có thể khá hạn chế về mặt cơ hội nghề nghiệp. Nhưng không phải là không có, cơ chế việc làm luôn ưu tiên cho những ai có năng lực thực sự và thái độ làm việc tốt. Cùng nhìn nhận cơ hội việc làm của cử nhân Địa lý học tương ứng với từng chuyên ngành nhỏ sau đây nhé!
3.1. Việc làm cho cử nhân Địa lý kinh tế và phát triển vùng
Ngành Địa lý kinh tế và phát triển vùng mang lại cho sinh viên khối kiến thức khá đa dạng về liên ngành cũng như chuyên ngành. Thông quá đó, người học có thể áp dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt chúc trọng đưa ra giải pháp thích hợp cho các vấn đề: Hội nhập, toàn cầu hóa, phát triển vùng đô thị, kinh tế và xã hội,...
Theo đó, với lượng kiến thức khổng lồ, song song với hệ thống kỹ năng đa dạng. Cử nhân chuyên ngành này sau khi ra trường, có thể tham gia công tác ở các ban ngành, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong lĩnh vực toàn cầu hóa, phát triển đô thị và nông thôn, tổ chức SX kinh tế theo không gian vùng, quy hoạch vùng và phân vùng kinh tế.
3.2. Việc làm cho cử nhân Địa lý môi trường
Những kiến thức được trang bị sau quá trình học chuyên ngành Địa lý môi trường, sẽ giúp người học đảm đương được những nhiệm vụ công việc liên quan đến đánh giá chất lượng môi trường, bảo vệ và chiến lược sử dụng hiệu quả tài nguyên môi trường, quản lý môi trường, quy hoạch dân số và đô thị, quy hoạch vùng nông thôn, quản trị nhân lực,....
Tham khảo: Việc làm kỹ sư trắc địa hấp dẫn với nhiều cơ hội giúp ứng viên lựa chọn công việc phù hợp nhất, xem ngay!
3.3. Việc làm cho cử nhân Địa lý kinh tế - xã hội
Sinh viên chọn chuyên ngành Địa lý kinh tế - xã hội sẽ được tiếp cận với khối kiến thức phong phú, có am hiểu sâu sắc về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế song song với phát triển xã hội. Sau khi ra trường, các cử nhân ngành học này có thể có đủ năng lực để tham gia vào đảm nhiệm các công tác về lĩnh vực quản lý dân số, sức khỏe, thống kê, đảm bảo kế hoạch hóa gia đình,... tại các cơ quan, tổ chức các cấp. Hoặc làm các công việc liên quan đến nghiên cứu học thuật về các vấn đề dân sinh, dân số, phát triển xã hội bền vững,...
3.4. Việc làm cho cử nhân Địa lý du lịch
Sức hút của ngành Địa lý học có lẽ nhờ vào sự hấp dẫn của chuyên ngành Địa lý du lịch. Đây chính xác là chuyên ngành được nhiều sinh viên lựa chọn nhất, là lựa chọn lý tưởng cho những ai vừa đam mê địa lý, vừa đam mê du lịch. Được học và làm việc với những vị trí, lĩnh vực năng động sau khi ra trường. Những gì mà ngành Địa lý du lịch cung cấp cho sinh viên sẽ tạo cho bạn một hệ thống kỹ năng và kiến thức chuyên môn, để thực hiện các hoạt động hướng dẫn, xây dựng, điều hành và tổ chức các tour du lịch, hay cũng có thể tham gia vào ngành công nghiệp nhà hàng - khách sạn,...
Một số công việc bạn có thể tham gia sau khi tốt nghiệp Địa lý du lịch như: Việc làm nhân viên điều hành tour hay hướng dẫn viên du lịch tại điểm, giảng viên ngành du lịch, nhân viên lễ tân, quản lý nhà hàng, tổ chức sự kiện,....
4. Thông tin tuyển sinh ngành Địa lý học và những điều sĩ tử cần lưu ý
Nhìn chung, cơ hội việc làm cho ngành Địa lý học khá đa dạng, được định hình khá rõ nét. Nếu đây là ngành học trong dự định chọn ngành của bạn, hãy thử tham khảo một số thông tin về tuyển sinh như sau:
4.1. Trường đào tạo Địa lý học chất lượng
Về cơ bản, có khá nhiều lựa chọn về trường học cho những ai yêu thích ngành học này. Một số gợi ý cơ bản như:
+ Đại học Sư phạm Đà Nẵng
+ Đại học Khoa học Huế
+ Đại học Quảng Bình
+ Đại học Khoa học XH&NV TP Hồ Chí Minh
+ Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
+ Đại học Thủ Dầu Một
4.2. Thông tin về điểm chuẩn của ngành
Ngành Địa lý học tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ cấp 3 và xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia theo các tổ hợp khối thi như sau:
+ Khối C00: Lịch sử - Ngữ văn - Địa lý
+ Khối D10: Toán học - Ngữ văn - tiếng Anh
+ Khối D15: Tiếng Anh - Ngữ văn - Địa lý
Điểm chuẩn trung bình của Địa lý học thay đổi theo từng năm tuyển sinh. Bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn trung bình vào khoảng 15 - 22 điểm nhé!
Đối mặt với bước ngoặt chọn ngành, là lúc bạn nên tự nhìn nhận về đam mê cũng như năng lực của bản thân ra sao? Có định hướng cụ thể như thế nào? Sau cánh cửa đại học là một thế giới vô cùng rộng lớn, vì thế, ngay từ bước đi đầu tiên này, hãy thật tỉnh táo và lựa chọn chính xác! Ngành Địa lý học rất đáng để bạn cân nhắc. Chúc bạn chọn đúng ngành học như ý!
Tham gia bình luận ngay!