Học ngành Dinh dưỡng ra trường làm gì? Cơ hội việc làm siêu HOT

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-06-18 16:44:13

Những chuyên gia dinh dưỡng làm việc để cung cấp hàng loạt các lời khuyên, mang đến những sản phẩm tốt đẹp nhất, có giá trị về mặt sức khỏe nhất cho xã hội. Dường như, ở bất kỳ thời đại nào, dinh dưỡng cũng là một vấn đề được quan tâm đặc biệt. Học ngành Dinh dưỡng, bạn sẽ hiểu được những giá trị nhân sinh cũng như ý nghĩa mà nó mang lại. Sau khi ra trường, con đường đưa bạn đến sự nghiệp trong ngành Dinh dưỡng rất rộng mở. Cùng topcvai.com khám phá các thông tin về ngành dinh dưỡng ra làm gì và cơ hội việc làm nhé!

Tìm Việc Làm Y Tế

1. Tổng quan những gì cần hiểu về ngành Dinh dưỡng

Một vài năm trở lại đây, khi chúng ta dần đối diện với hàng loạt các dấu hiệu mầm bệnh lạ, không thể lường trước, và đôi khi cũng khó có thể giải thích. Đó chính là thực trạng thúc đẩy việc con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng của bản thân và cả gia đình. Nghề chuyên gia dinh dưỡng cũng được đánh giá tầm triển vọng ở mức độ mới trong xã hội ngày nay. Trước khi hiểu nội dung chuyên sâu hơn khi nói về ngành Dinh dưỡng, hãy hiểu đúng bản chất của ngành học này!

1.1. Dinh dưỡng học là gì?

Dinh dưỡng học là gì?
Dinh dưỡng học là gì?

Dinh dưỡng học là chuyên ngành được thiết kế trong hệ thống giáo dục để đào tạo và cung cấp các cá nhân, chuyên gia hỗ trợ và làm việc trong các hệ thống, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và dinh dưỡng. Người học sẽ được cung cấp và tiếp cận với những tri thức từ cơ bản đến chuyên sâu về dinh dưỡng. Bao gồm những khía cạnh nhỏ trong phạm vi dinh dưỡng như: Dinh dưỡng lâm sàng, cộng đồng và tế bào.

Thông qua đó, người học Dinh dưỡng sẽ nhận thức được chức năng, vai trò và sự thiết yếu của yếu tố dinh dưỡng đối với sức khỏe nói chung. Hiểu được sâu sa và chuyên nghiệp hơn về các vai trò, giá trị dinh dưỡng, hay các hoạt chất dinh dưỡng cụ thể. Hiểu được quá trình vận hành hấp thụ - chuyển hóa chúng trong không gian cơ thể riêng biệt của mỗi người.

Tóm lại, chuyên ngành được xây dựng để giảng dạy ra những cá nhân có đủ năng lực, chuyên môn, phẩm chất để công tác ở các môi trường việc làm nhất định. Song song với đó, các cá nhân học ngành này được ví như những “chuyên gia” thực hiện việc cung cấp các hỗ trợ tư vấn và lời khuyên về các giải pháp nâng cao dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho con người. Họ cũng biết cách điều chỉnh các vấn đề suy dinh dưỡng bằng các phương án cụ thể, kịp thời trước khi buộc người bệnh phải sử dụng đến chức năng của thuốc.

1.2. Sinh viên được học những gì từ Dinh dưỡng học?

Sinh viên được học những gì từ Dinh dưỡng học?
Sinh viên được học những gì từ Dinh dưỡng học?

Dinh dưỡng là ngành mang sứ mệnh hướng dẫn cho các cá nhân nhận thức được vai trò, chức năng của yếu tố dinh dưỡng đối với sức khỏe và cơ thể con người nói chung. Từ đó, có thể có đủ kiến thức để xây dựng và thiết lập các chế độ dinh dưỡng hợp lý, mục tiêu hạn chế hoặc phòng ngừa được những mầm bệnh liên quan trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng của một cá nhân.

Học ngành Dinh dưỡng, người học sẽ được cung cấp các tri thức về mặt lý thuyết, thực hành, các kỹ năng cần thiết từ cơ bản đến chuyên sâu về chuyên ngành. Tạo cơ sở và nền tảng vững chắc cho việc vận dụng để tham gia vào các nghề nghiệp cụ thể sau khi ra trường. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Dinh dưỡng sẽ hoàn toàn có khả năng công tác tại nhiều đơn vị tuyển dụng. Cụ thể như các trung tâm, viện dinh dưỡng, các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và nghiên cứu có riêng bộ phận dinh dưỡng.

Đọc thêm: [Hỏi&Đáp] Học ngành Công nghệ thực phẩm ra trường làm gì?

2. Chương trình đào tạo ngành Dinh dưỡng

Chương trình đào tạo ngành Dinh dưỡng
Chương trình đào tạo ngành Dinh dưỡng

Bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo Dinh dưỡng học tại Trường Đại học Y tế cộng đồng như sau:

+ Kiến thức đại cương: Triết học - Mác Lênin, các học phần đường lối ĐCS và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các học phần tiếng Anh chuyên ngành, Tin học đại cương, GDQP, GDTC.

+ Kiến thức cơ sở của khối ngành: Giải phẫu - sinh lý học, Sinh lý bệnh - miễn dịch học, Vi sinh vật, Hóa sinh cơ bản, Chăm sóc điều dưỡng cơ bản, Ký sinh trùng, Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản.

+ Kiến thức cơ sở ngành: Thống kê y học, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Lập kế hoạch y tế, Tiếp thị xã hội, Tâm lý học- y đức 1, Khoa học hành vi và nâng cao sức khoẻ.

+ Kiến thức ngành: DD cơ bản và KH thực phẩm, Bệnh học dinh dưỡng, Các phương pháp đánh giá tình trạng DD, Xây dựng - quản lý và triển khai can thiệp DD tại cộng đồng, Thực tập, Triệu chứng- điều trị cơ bản Nội ngoại khoa, Nhi Khoa, Dinh dưỡng điều trị, Xét nghiệm và QL an toàn thực phẩm, Ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm,  Hóa sinh dinh dưỡng, DD theo lứa tuổi và ngành nghề lao động, Truyền thông giáo dục DD, Xây dựng và đánh giá khẩu phần DD.

+ Kiến thức bổ trợ: Phục hồi chức năng, Sức khoẻ môi trường- nghề nghiệp, Chuẩn bị và chế biến thực phẩm, Sức khỏe sinh sản, Kinh tế học dinh dưỡng, Thực phẩm chức năng,...

3. Ngành dinh dưỡng ra làm gì? Tìm hiểu về cơ hội việc làm cho cử nhân Dinh dưỡng

Xác định một ngành học, không đơn giản là ngành học đó học những gì? Được đào tạo và giảng dạy ở đâu? Mà trên thực tế, trong quá trình xác định mình nên học ngành gì, các sĩ tử cũng như các phụ huynh đều quan tâm nhiều nhất về vấn đề việc làm sau khi ra trường của ngành học đó. Dinh dưỡng có thể là một ngành học khá thú vị, thích hợp cho những đam mê về bảo vệ sức khỏe bên trong bạn. Nhưng Dinh dưỡng có thực sự là ngành học đầy tiềm năng về cơ hội việc làm hay không?

3.1. Dinh dưỡng là ngành học đang thiếu nhân lực trầm trọng

 Dinh dưỡng là ngành học đang thiếu nhân lực trầm trọng
 Dinh dưỡng là ngành học đang thiếu nhân lực trầm trọng

Nhu cầu của xã hội về việc được cung cấp các dịch vụ liên quan đến chế độ sức khỏe, nghỉ dưỡng, chăm sóc, tư vấn,... đang ngày càng gia tăng và được nâng cấp trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển. Ngày càng có nhiều người quan tâm và chú trọng hơn về các chế độ dinh dưỡng, ăn uống sao cho lành mạnh, hợp khoa học và đặc biệt là phải có ý nghĩa về mặt giá trị sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy, nhu cầu xã hội về dinh dưỡng cao, nhưng nhân lực làm về dinh dưỡng lại không hề đáp ứng hiệu quả.

Chính vì thế, một mục tiêu đặt ra của ngành y tế nói chung là làm thế nào để các cơ sở y tế, bệnh viện được cung cấp đội ngũ cán bộ, chuyên gia về dinh dưỡng có học thuật chuyên sâu, được giảng dạy bài bản và chuyên nghiệp.

Thông tư liên tịch số 28 của Việt Nam đã chính thức đánh dấu một cột mốc quan trọng cho những ai theo đuổi ngành Dinh dưỡng. Qua sự kiện này, nghề dinh dưỡng chính thức được công nhận và trở thành một công việc thuộc phạm vi và quy mô nghề nghiệp của ngành y tế nói chung. Dinh dưỡng sẽ trở thành một chuyên ngành vô cùng phát triển ở tương lai, có mặt ở nhiều lĩnh vực từ y tế học đường, dịch vụ cung cấp chế độ ăn uống công nghiệp cho các tổ chức và cung cấp nguồn nguyên liệu cho các cửa hàng thực phẩm, cung cấp dịch vụ ăn uống cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm (như khách sạn, nhà hàng)

Ngành Hóa dược ra làm gì

3.2. Học Dinh dưỡng ra trường làm công việc gì?

Học Dinh dưỡng ra trường làm công việc gì?
Học Dinh dưỡng ra trường làm công việc gì?

Như vậy, có thể khẳng định, Dinh dưỡng là ngành học mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Theo đó, bạn hoàn toàn có đủ năng lực để làm việc ở các địa điểm có hoạt động Dinh dưỡng như sau:

+ Làm việc ở trung tâm y tế, TT chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các cơ sở khám chữa bệnh từ TW đến địa phương.

+ Làm việc tại các cơ sở đào tạo và giảng dạy về y tế (cả trung tâm dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học công lập và tư thục).

+ Làm việc tại các TT dưỡng lão, các tổ chức xã hội và các tổ chức NGOs, các hệ thống CSSK tại cơ quan quốc phòng, quân đội,... có hoạt động liên quan đến y tế nói chung, sức khỏe dinh dưỡng nói riêng.

+ Làm việc tại viện, TT nghiên cứu về thực phẩm và dinh dưỡng.

+ Làm việc tại các cơ sở giáo dục (hệ thống y tế học đường) tại các địa phương như trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường cấp 2, cấp 3,...

+ Làm việc tại các nhà máy, cơ sở chuyên về sản xuất các loại thức ăn công nghiệp, chế biến và phân phối sản phẩm thực phẩm hoặc làm việc ở bộ phận F&B tại các khách sạn, nhà hàng,..

+ Làm việc như một cán bộ, chuyên viên dinh dưỡng tại Chi cục VSATTP.

Cơ hội việc làm
Cơ hội việc làm

+ Làm việc ở nhiều vị trí được tuyển dụng tại các cơ sở bệnh viện từ cấp TW đến địa phương.

+ Làm việc tại các cơ sở giáo dục ngành y tế, các Sở, Bộ Y tế.

+ Làm việc tại các viện nghiên cứu DD và VSATTP, chăm sóc sức khỏe,...

+ Làm việc trong các trung tâm, cơ sở y tế dự phòng, hay các trung tâm, cơ sở về phòng chống HIV/AIDS.

+ Làm việc tại Chi cục Dân số, các cơ sở truyền thông và tuyên giáo về sức khỏe, dinh dưỡng.

+ Làm việc tại các cơ sở bào chế, sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng.

+ Làm việc tại các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ ăn uống,... và bất kỳ tổ chức nào có bộ phận hoặc hoạt động liên quan đến thực phẩm, dinh dưỡng,...

Ngoài ra, những sinh viên ngành Dinh dưỡng nói chung có nhu cầu phát triển sự nghiệp học thuật của mình. Hoàn toàn có thể tham gia vào quá trình đào tạo sau đại học, hoặc xin các học bổng du học theo ngành ở các quốc gia lân cận, như Nhật Bản. Mức lương ngành Dinh dưỡng còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và chuyên môn của mỗi cá nhân.

4. Muốn học ngành Dinh dưỡng thì học ở đâu?

4.1. Tuyển sinh ngành Dinh dưỡng tại các trường Đại học

Tuyển sinh ngành Dinh dưỡng tại các trường Đại học
Tuyển sinh ngành Dinh dưỡng tại các trường Đại học

Một số cơ sở chuyên về giáo dục đào tạo chuyên ngành Dinh dưỡng bao gồm:

  • ĐH Y Dược TPHCM: Điểm chuẩn trung bình 21, 7 điểm.
  • ĐH Thăng Long: Điểm chuẩn trung bình 18,20 điểm
  • ĐH Thành Đông: Điểm chuẩn trung bình 18 điểm
  • ĐH Trà Vinh: Điểm chuẩn trung bình 18 điểm
  • ĐH Đông Á: Điểm chuẩn trung bình 18 điểm
  • ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM: Điểm chuẩn trung bình 17 điểm
  • ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Điểm chuẩn trung bình 20,15 điểm
  • ĐH Y tế công cộng: Điểm chuẩn trung bình 18 điểm
  • ĐH Y Hà Nội: Điểm chuẩn trung bình 21 điểm
  • ĐH Công nghiệp TPHCM: Điểm chuẩn trung bình 17 điểm

Các tổ hợp môn xét tuyển cho chuyên ngành này bao gồm: B00, A00, A01, D01, D07, D08, D90.

4.2. Trang bị những tố chất phù hợp với ngành học

Trang bị những tố chất phù hợp với ngành học
Trang bị những tố chất phù hợp với ngành học

Người học ngành Dinh dưỡng cần có các tố chất phù hợp như sau:

  • Đạo đức và nhận thức nghề nghiệp về ngành Y nói chung
  • Sự chu đáo, cầu toàn và cẩn thận
  • Kỹ năng chuyên gia trong hoạt động tư vấn
  • Tác phong chuyên nghiệp, tự tin
  • Am hiểu kiến thức chuyên môn
  • Yêu và đam mê, nhiệt huyết với nghề
  • Tận tình, hỗ trợ mọi lúc mọi nơi cho người bệnh
  • Trung thực và chuyên nghiệp

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Dinh dưỡng ra làm gì để tìm được công việc phù hợp nhất.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: