1. Khái quát về ngành Hải dương học
1.1. Bạn hiểu gì về ngành Hải dương học?
Hải dương học có tên tiếng Anh là Oceanography, chính là ngành nghiên cứu tất tần tật những gì có trong đại dương bao la được bao trọn trong trái đất của chúng ta. Ngành này nghiên cứu tất tần tật về các loài sinh vật biển, các loài động vật sinh thái, hệ thực vật biển, hải lưu, sóng thần, các mảng kiến tạo địa chất, môi trường sống của đại dương, biển bao la rộng lớn… và vô số những yếu tố khác.
Các nhà Hải dương học luôn không ngừng tiến hành thực hiện các cuộc nghiên cứu những vật chất trong đại dương. Họ nghiên cứu về các nguồn tài nguyên, các loại đất và các tầng đất cát, quần thể động vật và thực vật. Mục đích của họ rất đa dạng: nghiên cứu về nguồn gốc sự sống, phòng chống động đất, tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh…
Đó là những thông tin về Hải dương học, vậy thì ngành Hải dương học là gì? ý nghĩa của ngành Hải dương học như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? - Ngành Hải dương học chính là một lĩnh vực mà con người ta áp dụng phương pháp nghiên cứu dưới hình thức đa ngành, để có thể nghiên cứu thành công ngành này thì các nhà nghiên cứu cần phải có nguồn kiến thức sâu rộng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các lĩnh vực có sự liên quan đến ngành hải dương học bao gồm rất nhiều chuyên ngành khác như: chuyên ngành toán - lý và hóa học, chuyên ngành sinh học, giao thông đường biển, ngành nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản, môi trường, kinh tế biển...
Có thể nói, ngành Hải dương học đã trang bị cho con người rất nhiều kiến thức đa dạng, những kiến thức này đã góp phần mang đến cho con người cái nhìn đa dạng và có chiều sâu hơn đối với nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
Xem thêm: Ngành nuôi trồng thủy sản ra làm gì
1.2. Ngành Hải dương học và khối thi, ngành học
Để ứng tuyển vào ngành hải dương học thì các bạn trẻ cần phải tìm hiểu thông tin chi tiết về mã ngành, các khối thi của ngành Hải dương học, các chuyên ngành đào tạo của ngành Hải dương học để nắm bắt tất cả những thông tin cơ bản, từ đó có định hướng và kế hoạch học tập, theo đuổi ngành học này, chuẩn bị cho tương lai đối với nghề Hải dương học.
Theo đó, ngành Hải dương học có mã ngành là 7440228. Nếu bạn có nhu cầu thi vào ngành Hải dương học thì bạn có thể lựa chọn các khối thi A, A1, B, D7. Trong đó cụ thể các môn thi của từng khối thi như sau:
- Đối với khối thi A thì các bạn thí sinh sẽ phải thi 3 môn Toán, Vật Lý và Hoá học.
- Đối với khối thi A1 thì các bạn thí sinh sẽ thi ba môn Toán, Vật lý và Tiếng Anh.
- Đối với khối thi B thì các bạn sẽ thi các môn Toán học, hoá học và Sinh học.
- Đối với khối thi D7 thì các bạn sẽ tiến hành thi ba môn: Toán, hoá học và Tiếng Anh.
Như thế, chúng ta có thể thấy được các môn thi của ngành Hải dương học chủ yếu là các môn học tự nhiên, ngoài ra hai khối thi A1 và D7 thì có thêm môn tiếng Anh.
Tiếp theo, các bạn thí sinh cần phải tìm hiểu về các chuyên ngành của ngành Hải dương học để quyết định lựa chọn xem chuyên ngành nào phù hợp với mình và theo học, đây cũng được coi như một bước định hướng cho con đường tai lai sau này khi các bạn theo đuổi lĩnh vực hải dương học. Theo đó, ngành Hải dương học có các chuyên ngành bao gồm: chuyên ngành Hải dương học Vật lý, chuyên ngành Hải dương học Toán - cơ - tin học, chuyên ngành Hải dương học Hóa học - Sinh học, chuyên ngành Hải dương học kỹ thuật kinh tế.
Các bạn theo học chuyên ngành nào thì sẽ được đào tạo chuyên sâu đối với lĩnh vực đó, tuy nhiên các bạn vẫn sẽ nắm bắt được lượng kiến thức chung chung của ngành Hải dương học. Các bạn cần chú ý lựa chọn chuyên ngành phù hợp với mình để định hướng đúng con đường sự nghiệp của mình.
1.3. Danh sách các trường đào tạo ngành Hải Dương học
Ngành Hải dương học là ngành được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi những điều thú vị bên trong mà ngành mang lại cho người nghiên cứu nói riêng và xã hội nói chung, tuy nhiên thì tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nhiều trường, cơ sở đào tạo ngành Hải dương học, một số ít trường được thành lập và mở ra ngành Đại dương học sẽ giúp các bạn thực hiện niềm đam mê của mình.
Sau đây là thông tin trường đào tạo chuyên ngành Hải dương học giúp các bạn nhanh chóng tìm kiếm cho mình cơ hội nghề nghiệp đối với ngành này.
Tại khu vực phía Bắc Việt Nam có trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo ngành Đại dương học với chương trình đào tạo rõ ràng, có hệ thống và đã đào tạo ra các thế hệ nhà nghiên cứu tài ba làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến ngành.
Tại khu vực phía Nam Việt Nam thì có trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Cũng giống như trường Đại học Khoa học Tự nhiên của Đại học Quốc gia Hà Nội thì trường Đại Học Khoa học Tự nhiên của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống chương trình đào tạo chuyên nghiệp, rõ ràng, đóng góp cho ngành Hải dương học những nhà nghiên cứu tài giỏi.
2. Cơ hội việc làm ngành Hải dương học
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Hải Dương học là thắc mắc của nhiều bạn học sinh sinh viên có mong muốn theo học và đang học ngành này. Có thể nói, ngành Hải dương học tuy không có nhiều trường đào tạo nhưng lại được đào tạo tại 2 ngôi trường nổi tiếng của cả nước, ngành học cũng được đào tạo theo nhu cầu và sự cần thiết của xã hội.
Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên sẽ luôn tự tin về lượng kiến thức cũng như là các kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc và làm việc tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu như: Viện khí tượng Thuỷ văn; Viện Hải dương học tại các tỉnh, bạn ở tỉnh nào thì có thể xin vào làm việc tại tỉnh đó (điều kiện tỉnh đó phải có viện Hải dương học), Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia…
Hoặc, bạn có thể có được cơ hội việc làm tại Tổng cục khí tượng thuỷ văn; các phòng làm việc như quản lý môi trường, quản lý đo đạc tại Sở tài nguyên và môi trường…; hoặc làm việc tại Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.
Ngoài ra, các bạn còn có nhiều cơ hội để làm việc tại các công ty trong ngành hàng không, trở thành giảng viên của các trường có đào tạo ngành Hải dương học.
3. Để trở thành nhà Hải dương học xuất sắc
Ngành hải dương học là một ngành khó, không dễ theo đuổi, vì thế mà không phải ai cũng có thể theo ngành này nếu như không phù hợp, không gắn bó và yêu thích nghề. Để trở thành nhà nghiên cứu Hải dương học thì các bạn cần là người luôn có sở thích khám phá tất cả những gì trong tự nhiên và các loài sinh vật dưới đáy biển, các hiện tượng tự nhiên trên biển và quy luật sinh tồn của biển, đại dương… Là người bình tĩnh, có cái nhìn đa chiều và sâu sắc, có khả năng làm việc độc lập và tính sáng tạo trong công việc cao.
Quan trọng hơn là các bạn cần phải yêu thích ngành khoa học, có niềm đam mê và hứng thú đối với những thông tin về đại dương, biển, các hiện tượng tự nhiên và nhiều vấn đề liên quan khác…
4. Kinh nghiệm tìm việc làm chuyên ngành Hải dương học
Ngành Hải dương học là ngành được nhiều bạn trẻ thích thú với niềm yêu thích thế giới dưới đáy biển cùng sự hình thành kỳ diệu của các loài sinh vật thể. Niềm đam mê sẽ luôn giúp bạn tiến gần hơn với công việc mà bạn yêu thích. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay thì cơ hội việc làm đối với ngành này đã được chia đều cho các bạn, những bạn nào không nhanh tay nắm bắt thời cơ thì cơ hội việc làm sẽ bị tuột khỏi tầm tay và nhường cơ hội đó cho người khác.
Nhiều bạn trẻ còn rất bỡ ngỡ và không có nhiều kinh nghiệm tìm việc dẫn tới sự thất bại của quá trình tìm việc làm ngành Hải dương học. Vậy, để có thể tìm việc làm ngành này thành công thì bạn cần phải chú ý những gì? Nắm bắt ngay những kinh nghiệm tìm việc làm ngành Hải dương học để nắm chắc cơ hội việc làm trong tay nhé.
Đầu tiên, niềm đam mê đối với ngành là yếu tố quan trọng giúp bạn có động lực để tiến đến với ngành học này và gắn bó với những công việc sau này. Khi bạn có niềm đam mê thì bạn sẽ làm bằng mọi giá để theo đuổi, ngược lại nếu bạn không có niềm đam mê thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn cũng như là sẽ rất nhanh chóng nản chí khi đi theo ngành Hải dương học.
Vì thế, bạn cần xem lại bản thân bạn có thực sự muốn và đam mê ngành này hay không nhé, nếu đã không hẳn yêu thích thì chuyển hướng sang một ngành khác mà bạn cho là phù hợp với bạn hơn. Còn nếu bạn thực sự đam mê thì hãy mạnh dạn theo đuổi và theo đuổi bằng tâm huyết.
Trên đây là những thông tin về ngành Hải dương học, các bạn có niềm đam mê và yêu thích đối với ngành này thì hãy theo đuổi đam mê và đừng ngần ngại bất cứ điều gì. Để đón đọc nhiều thông tin hấp dẫn khác, các bạn hãy truy cập ngay vào website topcvai.com nhé!
Tham gia bình luận ngay!