1. Cái nhìn tổng quát về Ngành Kế toán hiện nay
1.1. Hiểu Ngành Kế toán là gì?
Ngành kế toán với tên tiếng anh dễ hiểu là Accountant là chuyên ngành đảm nhận công việc về ghi chép, tiếp nhận cung cấp cũng như xử lý các thông tin về tình hình tài chính của bất kỳ một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào đó,...Cạnh đó là đối tượng hướng tới của kế toán đó chính là sự hình thành, biến đổi của tài sản và kế toán sẽ cần phẩn ảnh thể hiện được ở cả hai mặt đó là tài sản, nguồn vốn trong quá trình hoạt động.
Đối với kế toán sẽ được chia thành hai loại phổ biến đó là kế toán công và kế toán doanh nghiệp. Kế toán công sẽ làm việc tại các đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, tức là lợi nhuận không phải là mục đích mà sự hoạt động như chính các tổ chức nhà nước, đoàn thể. Còn về kế toán doanh nghiệp thì tham gia trực tiếp làm việc tại các cơ sở và hoạt động hướng tới luôn là kinh doanh đem lại lợi nhuận.
1.2. Công việc chuyên môn của một kế toán ra sao?
Đối với ngành kế toán sẽ có những vị trí cấp bậc khác nhau để ứng viên có thể tham gia làm việc cùng nhiệm vụ cụ thể riêng biệt. Tuy nhiên, về cái nhìn chung thì công việc của một kế toán viên sẽ bao gồm như sau:
+ Đảm nhận về việc thực hiện ghi chép các hoạt động liên quan tới tài chính, hàng ngày kiểm tra về sổ sách kế toán.
+ Thực hiện lập về các chứng từ có liên quan tới tất các hoạt động của doanh nghiệp, công ty về tài chính liên quan.
+ Chủ động cho việc xử lý về các dữ liệu kế toán để từ đó có thể lập về các báo cáo cũng như theo dõi được tình hình của hoạt động tài chính ra sao lên chính cấp trên.
+ Đưa ra các phân tích về tài chính, thay đổi ngân sách, tăng giảm chi phí để tham mưu cho doanh nghiệp giúp gia tăng về doanh thu.
1.3. Sinh viên được đào tạo chuyên sâu theo chuyên ngành ra sao?
Lựa chọn theo học lĩnh vực kế toán này sinh viên sẽ được đào tạo theo các chuyên môn sâu cùng nền tảng kiến thức như dưới đây:
+ Về kế toán doanh nghiệp: Có sự đi sâu về kế toán tài chính, kế toán cho vấn đề quản trị cũng như việc thực hiện hạch toán theo nghiệp vụ, tổ chức về công tác kế toán thuế, am hiểu về chế độ, chuẩn mực kế toán và tài chính.
+ Về kế toán công: Bạn sẽ được đi sâu về trang bị kiến thức nền tảng ở các đơn vị cho vấn đề quản lý, sử dụng kinh phí để tránh sử dụng kinh phí ngân sách của nhà nước. Bao gồm nhiều mảng khác nhau để nắm chắc được quy trình cơ bản, bổ sung kiến thức bổ trợ tốt hơn cho lĩnh vực công.
+ Về kế toán kiểm toán: Tại đây sinh viên sẽ được đào tạo và thực hành về công việc kiểm toán sao cho khoa học hơn và có sự thành thạo về các môn nền tảng chuyên sâu. Nổi bật như các môn kế toán về tài chính, kế toán cho quản trị, kiểm toán nội bộ cùng quốc tế, phân tích và đào tạo về chính thẩm định.
+ Về kế toán tài chính: Đây lại là một chuyên môn có sự tập trung đào tạo cho sinh viên về việc soạn thảo báo cáo nhiều hơn để thấy được kết quả mà công ty đạt được. Chuyên ngành này sẽ hướng sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản nhất từ kinh tế - xã hội tới nghiệp vụ kế toán,...
2. Cập nhật thông tin về Ngành Kế toán tuyển sinh
2.1. Bạn đã biết về khối dự tuyển hay chưa?
Điều đặc biệt dành cho ứng viên khi lựa chọn chuyên ngành này đó là có thể tham gia dự tuyển bất kỳ khối chủ đạo nào từ A, B, C đến D. Tuy nhiên, các khối đó sẽ là khối mở rộng và yêu cầu gắn liền vẫn là các môn thiên về tự nhiên, tính toán nhiều hơn. Bởi kế toán là lĩnh vực chuyên về các con số mà đúng không?
Chúng ta có thể điểm dành về các khối xét tuyển cụ thể cho kế toán như sau:
Khối A00 - Tổ hợp (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
Khối A01 - Tổ hợp ( Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
Khối A04 - Tổ hợp ( Vật Lý, Toán, Địa Lý)
Khối A07 - Tổ hợp ( Toán, Lịch sử, Địa Lý)
Khối A16 - Tổ hợp ( Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên)
Khối B00 - Tổ hợp ( Toán, Hóa Học, Sinh Học)
Khối C01 - Tổ hợp ( Toán, Vật Lý, Ngữ Văn)
Khối D01 - Tổ hợp ( Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)
Khối D07 - Tổ hợp ( Hóa Học, Toán,Tiếng Anh)
Khối D09 - Tổ hợp ( Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh)
Khối D10 - Tổ hợp ( Toán,Tiếng Anh, Địa Lý)
Khối D90 - Tổ hợp ( Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
Khối D96 - Tổ Hợp ( Toán, Tiếng Anh, Khoa học xã hội)
2.2. Điểm chuẩn đầu vào kế toán
Ngay sau khi tìm hiểu về các khối thi tuyển với sự đa dạng như vậy thì bạn có thể nhận thấy được sự lựa chọn của bản thân thí sinh là rất lớn. Đặc biệt khi các khối có sự bám sát chuyên sâu hơn theo từng bộ môn và chuyên ngành bạn yêu thích điều đó cũng làm cho mức điểm chuẩn có sự khác biệt. Sự khác biệt trong chính các khối thi về sự cao thấp khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay về điểm chuẩn đầu vào của lĩnh vực kế toán thì có sự giao động trung bình nhất từ 16 - 23 điểm theo các trường đại học dựa trên phương thức xét tuyển kỳ thi THPT quốc gia hàng năm. Cùng đó mức điểm chuẩn này cũng có sự biến đổi theo khối, theo chỉ tiêu các trường để ra trong quá trình chọn lọc thí sinh đào tạo. Bởi vậy việc chênh lệch về tăng 1 - 2 điểm là điều dễ dàng nhận thấy.
Điều bạn có thể thấy được mức điểm này sẽ không quá khó khăn để đạt được. Chỉ là để có thể đứng chắc trên danh sách trúng tuyển thì bạn hãy chuẩn bị cho bản thân thật tốt về nền tảng kiến thức cho việc đạt được mức điểm cao hơn.
Ngành Thiết kế đồ họa ra làm gì?
2.3. Các ngôi trường đào tạo ngành kế toán
Nhắc tới lĩnh vực kế toán thì hiện nay ở nước ta có rất nhiều trường và cơ sở đào tạo được cho là uy tín và tạo nên đội ngũ lao động chất lượng sau ra trường. Tuy nhiên, để có thể đưa ra được một sự chọn lựa hơn kém về các ngôi trường trải dài toàn quốc như vậy thì đó không hề là dễ dàng. Bởi bất kỳ ngôi trường nào cũng sẽ luôn có cơ sở vật chất tốt nhất, đội ngũ giảng dạy giàu kinh nghiệm, đáp ứng theo đúng nguyện vọng cần tới.
Bởi vậy danh sách dưới đây là các trường đại học có đào tạo về kế toán theo khu vực mà topcvai.com chia sẻ với bạn. Còn về đâu sẽ là môi trường tốt nhất thì các bạn sẽ cần tìm hiểu kỹ hơn và quyết định ở chính mình.
* Tại miền Bắc
+ Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia tại Hà Nội
+ Trường Đại học Hà Nôij
+ Đại học Ngoại thương cơ sở tại Quảng Ninh
+ Đại học Ngoại Thương tại Hà Nội
+ Đại học Kinh tế Quốc dân
+ Trường Đại học thương mại
+ Trường Học Viện Tài Chính
+ Trường Học Viện Ngân Hàng
+ Trường Học Viện Ngân Hàng phân viên tại Bắc Ninh
+ Viện Đại học mở Hà Nội
+ Trường Đại học Thủy Lợi
+ Đại học Lao động xã hội cơ sở Hà Nội
+ Đại học công nghệ giao thông vận tải (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái nguyên)
+ Trường Đại học Điện Lực
+ Trường Đại học Công Đoàn
+ Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp cơ sở (Hà Nội, Nam Định)
....
* Tại miền Trung
+ Trường Đại học Kinh tế - thuộc Đại học Đà Nẵng
+ Trường Đại học Kinh tế - thuộc Đại học Huế
+ Trường Đại học Nha Trang
+ Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
* Tại miền Nam
+ Trường Đại học Kinh tế tại TP - HCM
+ Học viện công nghệ bưu chính viễn thông phía nam
+ Trường Đại học Ngân Hàng tại TP - HCM
+ Trường Đại học Tài Chính Marketing tại HCM
+ Trường Đại học Sài Gòn HCM
+ Đại học Nông Lâm TPHCM
+ Đại học Công nghiệp thực phẩm HCM
+ Trường Đại học Công nghiệp tại TPHCM
+ Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin Học tại HCM
…
Tham khảo: [Bật mí cơ hội nghề nghiệp] tìm hiểu về Ngành kinh tế
3. Đừng bỏ qua cơ hội khi theo đuổi ngành Kế toán
3.1. Vị trí, môi trường làm việc hấp dẫn hơn
Hiện nay trong bất cứ cơ quan, doanh nghiệp hay tổ chức nào đó dù nhà nước, tư nhân hay nước ngoài đều cần tới bộ phận kế toán. Bởi vậy mà chúng ta có thể nhận thấy cơ hội việc làm lĩnh vực kế toán là vô cùng lớn và đem lại triển vọng cho cả tương lai. Sinh viên sau tốt nghiệp được đào tạo chuyên môn kế toán thì có thể tìm việc tại bất cứ đâu với nhiều vị trí khác nhau.
+ Từ trở thành một chuyên viên phụ trách kế toán, chuyên viên kiểm toán, giao dịch viên ngân hàng, nhân viên thuế, kiểm soát viên hay đơn giản là thủ quỹ, tư vấn viên tài chính.
+ Cùng đó cũng có thể trở thành các nhân viên môi giới về chứng khoán, nhân viên đảm nhận quản lý các dự án, nhân viên giao dịch ngân quỹ.
+ Hoặc bạn có thể trở thành kế toán trưởng, một trưởng phòng kế toán, nhà quản lý tài chính.
+ Lấn sâu hơn chuyên môn cho các vị trí thanh tra kinh tế, thanh tra nghiên cứu tài chính.
+ Ngoài ra sự lựa chọn của bạn cũng có thể là trở thành một giảng viên đại học giảng dạy về chuyên môn kế toán.
Tất nhiên đối với các vị trí làm việc đó thì sinh viên kế toán có thể khẳng định được năng lực của bản thân, trau dồi kinh nghiệm hơn nữa tại các môi trường như
+ Tham gia làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại cùng các công ty bảo hiểm. Các đơn vị đó luôn hoạt động luôn hướng tới mục đích lợi nhuận.
+ Lựa chọn các đơn vị công không nhắm tới lợi nhuận để có thể tiến tới làm việc ổn định như hành chính, trường học, tham gia công tác bệnh viện.
+ Bạn có thể đăng ký làm việc tại các cơ quan quản lý thuộc nhà nước có liên quan như bộ phận thuế, đơn vị thống kế, bộ sở về kế hoạch và đầu tư.
+ Các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo hay trung tâm cũng là một sự lựa chọn tốt để bạn theo đuổi.
Xem thêm: Tìm việc làm chuyên viên kế toán
3.2. Mức lương đa dạng theo vị trí
Đối với kế toán khi vừa mới tốt nghiệp sẽ thường có mức lương trung bình dao động từ 5 - 6 triệu/ tháng, mức ổn để duy trì và trau dồi kinh nghiệm qua học tập thực tế. Sau đó mức lương này sẽ dần tăng lên theo các năm và kinh nghiệm bản thân được nâng cao hơn, trung bình mức 7 - 10 triệu/ tháng dành cho ứng viên có 3 năm kinh nghiệm trở lên và phù hợp với năng lực.
Ở một số vị trí như kế toán tổng hợp với trách nhiệm và công việc tăng cao dần hơn theo thời gian thì mức lương có thể giao động lên tới 10 - 30 triệu/ tháng. Hay vị trí kế toán trưởng sẽ có sự chênh lệch nhiều do môi trường tham gia làm việc. Bởi có những doanh nghiệp sẽ có mức lương chi trả từ 15 - 20 triệu/ tháng nhưng đôi khi lại có doanh nghiệp lại chi trả tới 20 - 30 triệu/ tháng làm việc.
Tất nhiên sự khác biệt về mức lương đó chính là sự phụ thuộc vào chính kinh nghiệm, năng lực của mỗi ứng viên tham gia. Cũng như đôi khi kỹ năng của ứng viên sẽ có sự vượt trội hơn so với những người khác và quyền lợi là cách để giữ chân họ.
4. Vậy Ngành Kế toán để thành công sẽ cần tới tố chất gì?
Đầu tiên phải kể đến đó chính là kỹ năng tính toán tốt, một kỹ năng nhất thiết cần gắn liền với những con số, giấy tờ, chứng từ hóa đơn hàng ngày. Nếu như bạn là người không am hiểu về sự tính toán đó thì việc sắp xếp sẽ không được trơn tru việc bạn dễ rơi vào stress hay không thể gắn là lâu dài là điều hiển nhiên.
Cạnh đó là về công việc sẽ luôn đề cao ứng viên có sự trung thực và có tính khách quan để đảm bảo được nguồn thông tin trong công việc. Yếu tố đó sẽ đánh giá việc bạn có thật sự là một người chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp.
Sau đó là việc bạn sẽ luôn cần tới sự cẩn thận, tỉ mỉ vì thường xuyên tiếp xúc với vô số các tài liệu liên quan cho tài chính cùng giấy tờ. Đảm bảo cho việc những con số được tính ra luôn luôn chính xác.
Hơn nữa việc quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc thì mới có thể hoàn tất công việc được giao phó theo kịp với tiến độ. Kết hợp với sự thành thạo về kỹ năng tin học và ngoại ngữ sử dụng các phần mềm chuyên ngành tốt hơn hỗ trợ rất nhiều cho hiệu quả làm việc được tăng cao. Cũng như đó là công cụ hỗ trợ bạn có thể giao tiếp mở rộng các quan hệ đối tác của chính mình với cơ hội thăng tiến và môi trường xa hơn.
Trên đây chính là những điều chi tiết nhất mà topcvai.com có thể chia sẻ với bạn về ngành kế toán để giúp bạn có thể đưa ra sự lựa chọn cho bản thân. Hãy theo dõi và cập nhật hàng ngày để đón nhận được nhiều kiến thức bổ ích khác liên quan tới lĩnh vực kế toán nhé.
Tham gia bình luận ngay!