1. Ngành kiến trúc cảnh quan là gì?
Landscape Architecture – kiến trúc cảnh quan – là một ngành, một lĩnh vực chuyên sâu về cảnh quan đô thị, môi trường, … Những kỹ sư kiến trúc cảnh quan có vai trò quan trọng trong việc thiết kế các công trình kiến trúc, quy hoạch đô thị, bảo tồn các di sản, phát triển các hệ thống bất động sản, thiết kế quy hoạch các khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, … Nhìn chung, tất cả những hoạt động liên quan đến việc sắp xếp, thiết kế cảnh quan môi trường, đô thị hóa, … đều là công việc của những nhà kiến trúc cảnh quan.
Sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc cảnh quan, bạn sẽ trở thành kỹ sư kiến trúc cảnh quan có khả năng sáng tạo, thẩm mỹ, kỹ thuật thiết kế, trình độ khoa học, những hiểu biết về văn hóa, địa chất, … để áp dụng cho quá trình làm việc của mình. Ngành học này cũng trang bị tương đối đầy đủ cho sinh viên những kiến thức về công trình xây dựng, kỹ thuật, xã hội học, …
Hiện nay, ngành kiến trúc cảnh quan không còn quá xa lạ với mọi người. Nếu như trước đây, nhắc đến các kỹ sư kiến trúc cảnh quan, người ta thường nghĩ ngay đến những người làm vườn, những người quyết định cho việc đặt cái gì? Trồng cây gì? Ở đâu? Nhưng thực tế không phải như vậy. Công việc kiến trúc cảnh quan mang tầm vĩ mô hơn nhiều. Đã có rất nhiều những kỹ sư kiến trúc cảnh quan trong lịch sử, họ để lại cho nhân loại những kiến trúc đặc biệt, những cảnh quan vĩnh cửu với thời gian. Một minh chứng rõ ràng nhất trong cuộc sống về sự hiện diện của kiến trúc cảnh quan đó là các khu đô thị đang được xây dựng, hay khu phố cổ Hội An, 36 phố phường Hà Nội, các phố đi bộ, sự xuất hiện của những con đường, … đều là sản phẩm của ngành nghề đặc biệt này.
Và một trong những vai trò quan trọng của các kỹ sư kiến trúc cảnh quan đó là đem lại niềm vui, niềm hứng khởi cho mọi người. Sản phẩm của ngành kiến trúc cảnh quan có ý nghĩa quan trọng trong việc đem lại lợi ích cho con người. Vì lẽ, phong cảnh không chỉ là một nguồn giải trí và hưởng thụ mà nó còn là công cụ để cải cách xã hội, để nâng cao sự văn minh của con người.
Tham khảo: Ngành Kiến trúc ra làm gì - Cơ hội việc làm sáng tạo bản thân
2. Ngành kiến trúc cảnh quan thi khối nào
Ngành kiến trúc cảnh quan thuộc khối ngành có thời gian đào tạo 5 năm với mã ngành là 7580102. Việc thi tuyển vào ngành học này cũng không quá khó khăn vì lẽ, kiến trúc cảnh quan tuyển sinh với nhiều khối thi khác nhau. Cụ thể, ngành học này tuyển sinh các khối: A00 (Toán – lý – hóa), A01 (Toán – lý - anh); C15 (Toán – văn – hoa học xã hội), D01 (Văn – toán – tiếng anh), V00 (Toán – lý – vẽ) và V01 (Toán – văn – vẽ). Riêng với các khối thi năng khiếu, vẽ sẽ được nhân đôi điểm với thí sinh.
Ngoài ra, một số trường đại học còn lĩnh động hóa yêu cầu tuyển sinh của mình, thông thường đó là tuyển sinh thông qua học bạ THPT của thí sinh. Mặc dù hình thức tuyển sinh tương đối đa dạng như vậy nhưng những trường đào tạo kiến trúc cảnh quan tại nước ta chưa nhiều.
3. Các trường đào tạo ngành kiến trúc cảnh quan
Hiện tại có bốn trường đều mở cơ sở tại hai khu vực Bắc – Nam để đào tạo ngành học này, đó là:
- Đại học lâm nghiệp Việt Nam: VNUF là một trong những trường đại học hàng đầu cả nước trong việc đào tạo nhân lực cho ngành lâm nghiệp nói chung và cho ngành kiến trúc cảnh quan nói riêng. Khoa kiến trúc cảnh quan của trường được trang bị hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện phục vụ tích cực cho quá trình học tập. Điều quan trọng hơn nữa, với diện tích rộng và đa dạng loại hình địa hình, sinh viên dễ dàng kết hợp việc học và thực hành ngay tại trường. Đại học lâm nghiệp Việt Nam tuyển sinh kiến trúc cảnh quan với mức điểm sàn 15 điểm, ngoài ra trường còn tuyển sinh thông qua việc xét học bạ THPT.
- Đại học kiến trúc Hà Nội: đây là ngôi trường đặc biệt đào tạo ra các kiến trúc sư đại tài, chính vì vậy, ngành kiến trúc cảnh quan cũng là lợi thế của trường. Học tập tại đây, bạn sẽ được học và làm việc trực tiếp với rất nhiều những kiến trúc sư giỏi nhất hiện nay, cập nhật xu hướng kiến trúc và cảnh quan đô thị cũng như dễ dàng tìm kiếm cơ hội việc làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điểm sàn của trường là 15 điểm.
- Đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh: tiếp tục là một sự lựa chọn thông minh khác cho ngành kiến trúc cảnh quan với trường đại học kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Thí sinh sẽ được và làm việc trực tiếp với rất nhiều những kiến trúc sư giỏi nhất hiện nay, cập nhật xu hướng kiến trúc và cảnh quan đô thị. Đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh rất phù hợp cho những bạn sinh sống tại miền Nam về việc chọn lựa trường đào tạo ngành học này. Điểm sàn của trường là 15 điểm.
- Phân hiệu Đại học lâm nghiệp Việt Nam tại Đồng Nai: đây là cơ sở hai của trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam, lựa chọn này phù hợp cho thí sinh khu vực Đồng Nai, Tây Nguyên, … và những tỉnh lân cận khác. Phân hiệu Đại học lâm nghiệp Việt Nam tại Đồng Nai tuyển sinh với mức điểm sàn là 15 điểm, ngoài ra trường còn tuyển sinh thông qua việc xét học bạ THPT.
Về cơ bản khu chương trình đào tạo của những trường đại học này đều tương đối giống nhau. Sinh viên sẽ có thời gian học tập và nghiên cứu khoảng 5 năm với 10 kỳ học. Những môn chung sẽ được học trong những học kỳ đầu, từ học kỳ 5 trở đi, học viên chủ yếu học các môn chuyên ngành đặc biệt là những môn học mang tính chuyên môn và chuyên sâu cao như quy hoạch xây dựng đô thị, thiết kế đô thị, … Ngoài ra, bạn còn được nghiên cứu về những yếu tố tác động đến cảnh quan đô thị thông qua các môn như cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử kiến trúc Phương Đông và Việt Nam, xã hội học, …
Nhìn chung, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị tương đối đầy đủ kiến thức chuyên ngành và những kiến thức liên quan đến công việc cho mình. Với những học viên giỏi, các trường có giữ lại thực hiện công tác giảng dạy tại trường hay giới thiệu đến những công ty đô thị, các dự án, …
Tìm hiểu thêm: [Tiết lộ] cơ hội nghề các ngành liên quan đến vẽ hot nhất hiện nay!
4. Cơ hội việc làm của ngành kiến trúc cảnh quan
Hiện nay, các dự án quy hoạch đô thị, đô thị hóa ngày càng đa dạng, đặc biệt là sự xuất hiện dày đặc của các dự án xây dựng, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, phục hồi và bảo tồn các công trình kiến trúc cổ, … đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành kiến trúc cảnh quan có cơ hội việc làm rộng mở hơn bao giờ hết. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này, bạn có thể làm việc tại:
- Các doanh nghiệp tư vấn đầu tư, quy hoạch, thiết kế. Hiện nay, các doanh nghiệp này mọc lên ngày càng nhiều thuận theo xu hướng quy hoạch đô thị tăng cao, cùng với đó là như cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành nhanh chóng tăng đột biến. Đây được xem là cơ hội việc làm hấp dẫn cho bạn.
- Làm việc cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong lĩnh vực quy hoạch, thiết kế và quản lý đô thị.
- Làm việc trong các công ty xây dựng hay các doanh nghiệp tư nhân về bất động sản. Các công ty xây dựng, doanh nghiệp bất động sản cũng đầu tư nhiều vào việc thiết kế kiến trúc, cảnh quan đô thị. Vậy nên nhu cầu tuyển dụng vị trí này cũng vì thế mà tăng cao.
- Trở thành nhà thiết kế: trong quá trình học tập, kỹ sư kiến trúc cảnh quan thường được đào tạo nhiều về thiết kế, vậy nên sau khi ra trường họ cũng có thể trở thành nhà thiết kế tự do day designer cho doanh nghiệp, …
5. Mức lương ngành kiến trúc cảnh quan
Ngành kiến trúc cảnh quan có mức thu nhập khá cao so với những ngành nghề khác. Mức lương ở ngành này phụ thuộc vào vị trí làm việc và kinh nghiệm bạn tích lũy được. Nhìn chung, sinh viên với ra trường sẽ nhận được mức lương từ 7-12 triệu đồng/tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm lâu năm ở ngành nghề này thì dao động khoảng 12-20 hoặc có thể hơn
Xem thêm: Việc làm kiến trúc sư cảnh quan
6. Những tố chất phù hợp với ngành kiến trúc cảnh quan
Liệu mình có phù hợp với ngành kiến trúc cảnh quan? Làm sao để học tốt ngành học này? … Chọn trường và chọn ngành học phù hợp không phải là điều đơn giản. Sẽ không ai có thể trả lời chính xác chọn bạn rằng bạn có phù hợp để làm công việc này hay không ngoài bạn. Để xác định mình có phù hợp với ngành kiến trúc cảnh quan hay không hãy xác định những yếu tố sau:
- Bạn có phải là người học tốt các môn khoa học tự nhiên?
- Bạn có năng khiếu về vẽ và tư duy thẩm mỹ?
- Bạn sáng tạo, tư duy, ham học hỏi?
- Bạn thích hình khối, các kỹ thuật công trình hay sự sáng tạo trong xây dựng?
- Bạn có khả năng làm việc nhóm, làm việc dưới cường độ cao, làm việc độc lập?
- …
7. Kỹ năng cần có để trở thành một kỹ sư kiến trúc cảnh quan đại tài
Bên cạnh năng lực chuyên môn, kỹ sư kiến trúc cảnh quan cần trang bị cho mình những kỹ năng chuyên biệt phục vụ cho quá trình làm việc. Đó là:
- Kỹ năng phân tích: việc hiểu những bản vẽ, nội du của bản thiết kế không phải là điều đơn giản, kỹ năng phân tích sẽ giúp các nhà kiến trúc đọc và hiểu những nội dung này. Chẳng hạn, khi thiết kế hệ thống cống thoát nước, kỹ sư kiến trúc cảnh quan cần phải hiểu được sự tương tác giữa các tòa nhà với nhau và với vùng lân cận, kết cấu móng, …
- Khả năng giao tiếp: việc chia sẻ những ý tưởng của mình bằng việc nói trực tiếp hay viết qua văn bản với sếp, với khách hàng, với những cộng sự khác là rất quan trọng. Vì không ai hiểu được bản vẽ của họ hơn chính họ nên giao tiếp sẽ giúp truyền đạt những thông tin này một cách đầy đủ, chính xác hơn. Giao tiếp giúp đảm bảo rằng tầm nhìn cho một dự án xây dựng được chuyển thành hiện thực theo đúng những định hướng đề ra.
- Sự sáng tạo: sự sáng tạo giúp họ đưa ra những cái nhìn tổng thể về cảnh quan chuẩn bị thực hiện, đồng thời giúp cho cảnh quan đó vừa có thẩm mỹ và vừa đem lại những lợi ích, tiện ích cho con người.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: trong quá trình làm việc, rất nhiều những vấn đề, thách thức hay xung đột quan điểm có thể xảy ra, những kỹ sư kiến trúc cảnh quan sẽ sử dụng khả năng nhanh nhẹn trong vấn đề giải quyết để dung hòa mọi thứ, đảm bảo cho quá trình cũng như tiến độ làm việc.
- Kỹ năng định vị: khả năng định vị được sự các kỹ sư sử dụng để xác định chính xác các địa điểm tiến hành xây dựng, sửa chữa trên thực tế thông qua bản đồ, bản vẽ của mình. Để thực hiện chính xác điều này họ sẽ cần đến kỹ thuật định vị như CADD hay GIS.
- Khả năng tưởng tượng trực quan: Các kiến trúc sư cảnh quan phải có khả năng tưởng tượng một không gian ngoài trời tổng thể sẽ trông như thế nào sau khi hoàn thành để từ đó định hình sản phẩm tương lai sẽ như thế nào. Ngoài ra, học sẽ cần cụ thể hỏa trực quan tưởng tượng thành các mô hình cụ thể để sếp, khách hàng, đồng nghiệp, … có thể định hình được nó.
8. Những vị trí công việc liên ngành với kiến trúc cảnh quan bạn nên biết
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo của mình, các kỹ sư kiến trúc cảnh quan không chỉ làm được công việc chuyên môn mà học còn có thể làm một số những công việc liên ngành khác với nhiều vị trí đa dạng. Cụ thể:
- Nhà thiết kế: như đã nói ở trên, trong quá trình học tập, kỹ sư kiến trúc cảnh quan thường được đào tạo nhiều về thiết kế, vậy nên sau khi ra trường họ cũng có thể trở thành nhà thiết kế là việc trong các doanh nghiệp hay thiết kế giao diện website, logo nhận diện thương hiệu, …
- Kỹ sư thiết kế nội thất, kiến trúc sư: sự tương đồng trong công việc cũng giúp các nhà kỹ sư kiến trúc cảnh quan có thể làm liên ngành công việc này.
- Quản lý quy hoạch đô thị: đây là vị trí cấp quản lý mà các kiến trúc sư đều mong muốn.
Ngoài ra còn rất nhiều công việc liên ngành khác được tuyển dụng đa dạng hiện nay, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn những công việc này trên topcvai.com để tìm kiếm và chọn lựa công việc phù hợp cho mình.
Các nhà thiết kế cảnh quan đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kiến trúc, lập kế hoạch đô thị, bảo vệ di sản, phát triển bất động sản, thiết kế vùng vui chơi, nghỉ dưỡng,... Việc tuyển dụng cho ngành này đang tăng cường với nhiều cơ hội việc làm phong phú và hấp dẫn. Hi vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ được ngành kiến trúc cảnh quan ra làm gì? Cùng với những thông tin về công việc hấp dẫn này cho bạn.
Tham gia bình luận ngay!