1. Tìm đáp án ngành Kinh doanh nông nghiệp là gì?
Kinh doanh nông nghiệp là lĩnh vực kinh doanh bao gồm nông nghiệp và toàn bộ hoạt động thương mại liên quan đến nông nghiệp. Quá trình kinh doanh bao gồm tất cả các khâu cần thiết để gửi một sản phẩm nông nghiệp ra thị trường. Đó là sản xuất, là chế biến và phân phối.
Không thể phủ nhận, kinh doanh nông nghiệp là một thành phần quan trọng ở các quốc gia có diện tích đất canh tác lớn nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Minh chứng cho tầm quan trọng này, đó chính là giá trị của nông sản trong chiến lược xuất khẩu ra thế giới, góp phần làm gia tăng thặng dư, kim ngạch xuất khẩu ra toàn thế giới.
Có thể nói, lĩnh vực tưởng chừng thân thuộc và truyền thống này đã và đang được nước ta chú trọng, đưa thành tựu khoa học, công nghệ ứng dụng vào, khiến nó trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Điều đó cũng đồng nghĩa với cơ hội việc làm được mở ra cho xã hội!
Xem thêm: Ngành kinh tế nông nghiệp ra làm gì
2. Học những gì ở ngành Kinh doanh nông nghiệp?
Sự tồn tại lâu đời và có tính bứt phá đã buộc cho lĩnh vực lĩnh vực nông nghiệp cần được phát triển về nguồn lực hơn nữa. Ở nước ta, bạn có thể học ngành Kinh doanh nông nghiệp ở nhiều cơ sở, với các chương trình giảng dạy, cơ chế tuyển sinh không giống nhau. Tuy nhiên, kết quả mà sinh viên học ngành Kinh doanh nông nghiệp có thể sở hữu được là gì?
Sinh viên học ngành Kinh doanh nông nghiệp, sẽ được các cơ sở giáo dục truyền tải cho những tri thức từ cơ bản đến chuyên sâu về các kỹ thuật thương mại, quản trị hay kiến thức về nuôi trồng. Bên cạnh đó, các sinh viên còn được triển khai, tổ chức học các vấn đề đặc trưng, có thể vận dụng để đưa ra những giải pháp trong các thực thể kinh doanh, phân phối, hay sản xuất nông nghiệp như: Quản lý nguồn lực, quản trị kinh doanh, tiếp thị quảng cáo,…
Bên cạnh các kiến thức nền tảng về lĩnh vực Kinh doanh nông nghiệp, sinh viên còn được trau dồi nghiệp vụ và chuyên môn liên quan về mảng kinh doanh trong nông nghiệp. Chẳng hạn như biết được môi trường đặc thù, các tác động quan hệ trong kinh doanh,…
Sinh viên cũng biết được cách vận dụng các cơ sở học thuật cơ bản vào thực tiễn vận hành, tổ chức và triển khai các hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp ở thực tế. Từ đó sẽ có am hiểu về các phát minh, thành tựu lớn về công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại trong nông nghiệp, về dây chuyền sản xuất, phương thức trồng trọt và chế biến theo phong cách tân tiến,...
Cuối cùng, khi kết thúc chương trình học tập theo chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp, sinh viên đều thông thạo các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Có thể vận dụng tốt không chỉ ở trong quá trình làm việc, mà còn trong các mối quan hệ cuộc sống. Nhất là, sau khi ra trường. sinh viên còn biết được cách làm thế nào để sáng lập, tổ chức và vận hành hoạt động của một cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
Tham khảo: Ngành nông nghiệp ra làm gì? Những vị trí việc làm tiềm năng
3. Sinh viên của ngành Kinh doanh nông nghiệp làm gì khi ra trường?
Học gì để có thể ra trường vừa dễ dàng xin được một công việc như ý, không phải làm một công việc trái ngành? Đó là mối quan tâm chung của các sĩ tử ngày nay. Sau đã có các thông tin, chương trình đào tạo cho ngành Kinh doanh nông nghiệp, bạn thử nghĩ xem, học ngành này ra làm gì? Xin việc với vị trí và địa điểm cụ thể ra sao? Đừng đi đâu cả, vì câu trả lời hoàn hảo sẽ nằm ngay bên dưới nội dung sau:
3.1. Nhu cầu về nhân lực của ngành Kinh doanh nông nghiệp hiện nay
Có thể bạn chưa biết, các lực lượng trong thị trường nói chung có tác động đáng kể đến lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp. Thay đổi khẩu vị của người tiêu dùng đồng nghĩa với việc thay đổi những gì sản phẩm được nuôi trồng và sản xuất trong nông nghiệp.
Các doanh nghiệp cũng không thể thay đổi nhanh chóng theo thị hiếu trong nước, và đổi lại họ có thể tìm cách xuất khẩu nông sản ra nước ngoài. Nhưng nếu thất bại, họ có thể không duy trì được sự cạnh tranh và hoạt động kinh doanh của mình.
Các quốc gia có ngành nông nghiệp phải đối mặt với áp lực nhất quán từ cạnh tranh toàn cầu. Các sản phẩm như ngô, lúa, mì,… có xu hướng tương tự nhau nhưng xuất phát ở các địa điểm khác nhau.
Cạnh tranh còn lại đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp phải hoạt động hiệu quả hơn, có thể cần đầu tư vào công nghệ mới, cách bón phân, tưới nước mới và cách kết nối mới với thị trường bên ngoài. Giá nông sản nội và ngoại địa có thể thay đổi nhanh chóng, khiến kế hoạch sản xuất trở thành một hoạt động phức tạp.
Tất cả những khó khăn và thách thức đang bày ra trước mắt các doanh nghiệp và cá nhân đang tham gia ở lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp. Khiến cho họ khao khát chiêu mộ một lực lượng nhân sự đông đảo và chất lượng. Bộ phận này có sự am hiểu và tính chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm trong lĩnh vực này, sẽ hỗ trợ họ tối đa trong quá trình khẳng định thương hiệu và thu về lợi nhuận của mình.
Như vậy, có thể khẳng định ngành kinh doanh nông nghiệp cả hiện tại và xa hơn thế nữa, vẫn luôn cần đến sức đóng góp của nhiều cá nhân. Đặc biệt là sinh viên ngành Kinh doanh nông nghiệp.
Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên ra làm gì?
3.2. Điểm danh các lựa chọn việc làm hấp dẫn nhất
Bởi vì kinh doanh nông nghiệp là một ngành công nghiệp rộng lớn, nó kết hợp một loạt các công ty với các hoạt động khác nhau. Do đó, việc làm cho ngành Kinh doanh nông nghiệp cũng đa dạng và phong phú. Bạn có thể tìm hiểu một số vị trí công việc sau:
+ Kinh doanh - Bán hàng: Sinh viên ngành Kinh doanh nông nghiệp hoàn toàn có thể ứng tuyển ở các vị trí làm việc liên quan đến hoạt động đúng như tên gọi của nó. Bạn có thể sẽ trở thành một nhân viên kinh doanh và bán hàng trực tiếp. Hay cũng có thể là người sáng tạo chiến lược bán hàng, xây dựng giá cả nông sản,…
+ Nông nghiệp: Làm việc tại các cơ sở trang trại, nhà vườn,… về kinh doanh và sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp.
+ Nghiên cứu thị trường, xuất nhập khẩu: Thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, phân tích, nghiên cứu các thị trường tiềm năng cho sản phẩm tại bộ phận nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp hoặc các tổ chức chỉ chuyên về mảng này.
+ Dịch vụ, CSKH: Đảm nhiệm các hoạt động xây dựng, triển khai và cung cấp dịch vụ khách hàng.
+ Quản trị và kinh doanh: Đảm nhận một số vai trò liên quan như quản lý sản xuất, giám sát nhân sự, quản trị tài chính, doanh thu, giá thành, cơ sở vật chất,... và chất lượng sản phẩm.
+ Cung ứng và phân phối: Tham gia ở các bộ phận triển khai kênh bán hàng, quản lý kênh bán hàng, các bộ phận vận tải, giao nhận,...
+ Truyền thông: Nhân viên marketing, quản lý sự kiện, truyền thông, PR, thiết kế chiến lược quảng cáo, tiếp thị sản phẩm,...
+ Hành chính Nhà nước: Thanh tra, quản lý thị trường,...
3.3. Sinh viên Kinh doanh nông nghiệp có thể làm việc ở đâu?
Như vậy, sau khi tìm hiểu vấn đề ngành Kinh doanh nông nghiệp ra trường làm gì? Bạn có thể thấy có khá nhiều vị trí làm việc, lĩnh vực làm việc đồng nghĩa với cơ hội việc làm cho ngành học này là rất lớn.
Nếu không làm chủ với các mô hình kinh doanh theo hình thức khởi nghiệp, sinh viên ra trường hoàn toàn có thể tham gia ứng tuyển và làm việc tại các công ty, tổ chức doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, sản xuất và chế biến nông nghiệp, vận chuyển nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp,...
Bên cạnh đó, với các vị trí hành chính Nhà nước, liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Bạn có thể tham khảo thông tin tuyển dụng và làm việc tại cơ quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số cơ quan chức năng khác,... Hay cũng có thể trực tiếp hoạt động trong công tác nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu về phát triển và kinh doanh nông nghiệp.
Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh nông nghiệp nếu có nhu cầu, có thể tiếp tục chương trình học tập lên các cấp độ cao hơn, như Thạc sĩ, Tiến sĩ,... Sau khi kết thúc chương trình, có thể trở thành giảng viên tại các trường Đại học hoặc trở thành các cán bộ, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này. Theo thống kê của topcvai.com, mức thu nhập sau khi ra trường của các tân cử nhân Kinh doanh nông nghiệp có thể vào khoảng từ 6 - 10 triệu đồng/tháng.
4. Ngôi trường nào đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp?
Tại nước ta, có không ít các cơ sở giáo dục đưa Kinh doanh nông nghiệp vào chương trình đào tạo và giảng dạy của mình. Để tham khảo cụ thể chương trình học chuyên ngành này, topcvai.com gợi ý cho bạn một số trường như sau
- Khu vực miền Bắc:
Học viên nông nghiệp Việt Nam
- Khu vực miên Trung:
Đại học Nông Lâm – Đại Học Huế, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Đại học Hồng Đức
- Khu vực miền Nam:
Đại học Nông Lâm TPHCM.
Qua những thông tin được liệt kê ở trên, bạn đã có thể hoàn toàn chinh phục được ngành Kinh doanh nông nghiệp và tìm được công việc như ý. Topcvai chúc bạn tìm được công việc mơ ước.
Tham gia bình luận ngay!