1. Khái quát chung về ngành kinh doanh thương mại
1.1. Ngành kinh doanh thương mại là ngành gì?
Ngành kinh doanh thương mại là một ngành khá quan trọng ở bất kỳ quốc gia nào. Nó tạo ra giá trị vật chất thông qua việc trao đổi hàng hóa bao gồm cả ngoại thương lẫn nội thương. Để có thể có được sự thuận lợi về trao đổi hàng hóa tạo giá trị lợi nhuận, kinh doanh thương mại bắt buộc phải gồm cả các khâu về marketing, nghiên cứu thị trường, phân tích tài chính, và tổng hợp các kỹ năng sale. Vậy nên sẽ không ngoa nếu nói kinh doanh thương mại là tập mẹ của nhiều ngành liên quan đến kinh doanh cộng lại. Không những thế, mặc dù bản chất là một ngành kinh doanh nhưng kinh doanh thương mại nhấn mạnh hơn về tất cả các loại hình thức từ phương thức truyền thống cho đến những phương thức mới nhất hiện nay áp dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ.
1.2. Sự thiết yếu của ngành kinh doanh thương mại
Từ định nghĩa trên chúng ta có thể thấy rằng kinh doanh thương mại đóng một vai trò quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế nào, thậm chí là đối với sự phát triển của xã hội. Cho dù đó là kinh doanh thương mại nội địa hay kinh doanh thương mại ngoại địa thì nó đều có những ý nghĩa đặc biệt riêng đối với chính người làm kinh doanh và thị trường kinh doanh đó. Kinh doanh thương mại kết nối giữa người tạo ra sản phẩm, người bán sản phẩm đến với khách hàng, và ngược lại khách hàng lại trả phí cho người bán và người bán trả lại số tiền cho người sản xuất. Nhìn ở khía cạnh này thì lợi nhuận từ kinh doanh thương mại sẽ nằm ở việc giúp cho hàng hóa hoặc dịch vụ đến được với người tiêu dùng. Nói cách khác thì kinh doanh thương mại có vai trò kích cầu sản xuất và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tìm hiểu thêm: Khám phá Ngành thương mại điện tử ra làm gì? Cơ hội ra sao?
2. Đào tạo ngành kinh doanh thương mại hiện nay
2.1. Các trường đại học đào tạo ngành kinh doanh thương mại
Đương nhiên với một ngành có sự quan trọng như vậy ắt hẳn việc đào tạo đội ngũ, nhân lực cho ngành là điều cần thiết. Trên thực tế, ngành kinh doanh thương mại hiện nay được xem là một ngành học khá thú hút và phổ biến. Có không ít các trường đại học, cao đẳng hiện đang đào tạo ngành này dưới hệ chính quy và hệ tại chức. Và ở bất kỳ đâu dọc miền tổ quốc, các bạn cũng dễ dàng tìm thấy được một trường đại học có khoa, chuyên ngành đào tạo ngành này. Trong đó những cái tên được cho là top đầu về chất lượng đào tạo kinh doanh thương mại bao gồm:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Thương mại
- Đại học Ngoại thương
- Học viện Tài chính
- Đại học Thăng Long
- Đại học Vinh
- Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- …
2.2. Cách thức dự tuyển vào các ngôi trường này
Tương tự các chuyên ngành về kinh tế, kinh doanh khác, để dự tuyển vào ngành kinh doanh thương mại, thí sinh bắt buộc phải trải qua vòng xét tuyển dựa vào điểm thi kỳ thi THPT Quốc gia với 3 khối thi đó là:
- Khối A với tổ hợp 3 môn toán, lý, hóa
- Khối A1 với tổ hợp 3 môn toán, văn, anh
- Khối D với tổ hợp 3 môn toán, văn, anh
Ngoài ra ở một số trường, ngành kinh doanh thương mại cũng được xét tuyển bằng cách thức xét học bạ của điểm trung bình 3 môn theo 3 khối trên. Tuy nhiên cách thức này sẽ dễ hơn và hầu hết là ở những trường có mức điểm sàn thấp, trường dân lập, cao đẳng, … Nhìn chung ở những trường top đầu thì ngành kinh doanh thương mại có mức điểm sàn lấy kết quả từ thi THPT Quốc gia là từ 18 điểm, thậm chí có thể lên đến 25 điểm. Một số ngành kinh doanh thương mại có liên kết quốc tế thì môn Anh của 2 khối A1 và D có thể được nhân đôi dẫn đến việc điểm sàn ngành này có thể lên đến 32 - 33 điểm.
2.3. Chương trình đào tạo ngành kinh doanh thương mại
Chất lượng đào tạo ngành kinh doanh thương mại hiện nay ở Việt Nam được đánh giá khá cao. Sinh viên theo học ngành này có được một lợi thế rõ nhất hiện nay đó là vừa được học, vừa được thực hành thậm chí là định hướng nghề nghiệp rõ ràng trong tương lai. Như đã nói từ định nghĩa, ngành này sẽ bao gồm tổng hợp kiến thức của tất cả các khía cạnh liên quan từ kinh tế, marketing, tài chính, thị trường, thương hiệu, cho đến khía cạnh chính là kinh doanh, bán hàng. Với các môn học điển hình như: Kinh tế vi mô - vĩ mô, quản trị thương hiệu, quản trị bán hàng, marketing quốc tế, marketing dịch vụ, thương mại điện tử, hành vi khách hàng, thị trường chứng khoán … Mục tiêu đào tạo mà ngành này hướng đến đó chính là cung cấp các tri thức chuyên sâu về 3 lĩnh vực kinh tế - thương mại - kinh doanh, nhờ vậy cử nhân chuyên ngành kinh doanh thương mại có thể đủ tự tin để xây dựng các chiến lược, phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
Ngành Quản lý công nghiệp ra làm gì?
3. Những cơ hội hấp dẫn từ ngành nghề kinh doanh thương mại
3.1. Đa dạng các vị trí việc làm
Để nói về số lượng các vị trí việc làm thuộc ngành nghề kinh doanh thương mại là không đếm xuể. Ngành này đã mang đến rất nhiều cơ hội việc làm cho lao động ở Việt Nam, là giải pháp cứu cánh cho vấn đề chưa tìm được việc làm tạm thời và cũng là lĩnh vực giúp nhiều người gặt hái được thành công. Có thể kể đến những việc làm phổ biến như:
- Nhân viên kinh doanh/ Nhân viên sale: phụ trách các công việc về bán hàng và tạo nguồn thu trực tiếp cho doanh nghiệp
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường: tập trung vào nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu, insight của khách hàng để phát triển sản phẩm phù hợp
- Nhân viên marketing: đảm nhiệm các công việc về tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, đồng thời xây dựng các chiến dịch thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp
- Chuyên viên xuất nhập khẩu: phụ trách các công việc về hàng xuất, hàng nhập vào kho, cùng với đó là đảm bảo chất lượng cũng như số lượng hàng
3.2. Khả năng thăng tiến và phát triển tốt
Ngoài sự đa dạng về vị trí việc làm, ngành kinh doanh thương mại còn mang lại cho bạn những tiềm năng về phát triển và sự thăng tiến theo năng lực và thời gian. Cụ thể đó là ở việc kinh doanh thương mại có được một lộ trình rõ ràng không đóng khuôn ở một vị trí nào mãi mãi nếu như năng lực của bạn có sự thay đổi rõ rệt. Không chỉ vậy ngành này hợp tác quốc tế rất nhiều, cho nên nếu làm việc ở một doanh nghiệp liên doanh thì khả năng được đi bồi dưỡng và thăng tiến ở nước ngoài là hoàn toàn trong tầm tay. Thậm chí ở Việt Nam các bạn cũng có được cơ hội để phát triển bản thân và chứng minh năng lực khi làm việc tại vô số các công ty doanh nghiệp lớn nội địa. Bên cạnh đó với các kỹ năng đã được học và sự tạo điều kiện của nhà nước, các bạn cũng có thể thành lập công ty riêng để startup.
3.3. Mức lương từ khá cao
Điều hấp dẫn nhất trong các việc làm ngành kinh doanh thương mại đó là mức lương khá tốt. Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, mức lương có thể bắt đầu từ 7.000.000 đồng. Sau đó tùy thuộc vào năng lực, hiệu suất làm việc của mỗi người mà mức lương có thể lên đến mức trên 10.000.000đ hoàn toàn dễ dàng. Thậm chí một số vị trí còn được đề xuất một mức lương tình bằng đơn vị nghìn Đô la Mỹ. Điều này lại càng nhấn mạnh hơn về tầm quan trọng của nhân lực ngành này trong thời kỳ kinh tế cạnh tranh nóng bỏng hiện nay. Tuy nhiên mức lương cao các bạn cũng phải đối mặt với áp lực cao. Trên thực tế một vài vị trí khởi điểm của ngành này chỉ có mức lương cứng ở khoảng 5.000.000đ, song chủ yếu mức lương cao hay thấp phụ thuộc vào phần trăm hoa hồng nhận được từ những hợp đồng kinh doanh thành công mà chính các bạn kiếm được hoặc góp công sức vào.
4. Những kỹ năng cần có để theo đuổi ngành kinh doanh thương mại
4.1. Kỹ năng chuyên môn ngành chuyên sâu
Kinh doanh thương mại mặc dù là những kiến thức tổng hợp song để có thể có được một công việc tốt bắt buộc các bạn phải tập trung vào những kỹ năng chuyên môn ngành thật chuyên sâu. Cụ thể hiện nay có 3 lĩnh vực chủ đạo ngành này đó là: kinh doanh thương mại dịch vụ, kinh doanh thương mại bán lẻ và kinh doanh thương mại điện tử. Các bạn cần xác định cho mình một ngành thế mạnh để phát triển bởi mỗi ngành sẽ có những đặc trưng riêng biệt mà không thể bão hòa. Với những gì mà các bạn đã được học ở đại học thì những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình làm việc thực tế rất quan trọng. Các bạn cần kết hợp tự tìm tòi và học hỏi, ngoài ra cũng nên học theo những người có kinh nghiệm lâu năm và thành công đi trước.
4.2. Các kỹ năng mềm trong kinh doanh
Vì bản chất là một ngành kinh doanh cho nên để theo đuổi kinh doanh thương hiệu chắc chắn không thể thiếu những kỹ năng mềm như:
- Giao tiếp trong kinh doanh
- Chu trình bán hàng
- Phát triển sản phẩm
- Quản trị kinh doanh
- Hành vi khách hàng
- Quản lý rủi ro doanh nghiệp
- Khả năng làm việc nhóm
- Khả năng xây dựng chiến lược
- Kỹ năng làm việc độc lập
- Sáng tạo và áp dụng các phương pháp mới
Những kỹ năng mềm này sẽ góp phần giúp cho công việc chuyên môn của bạn trở nên thuận lợi hơn, không chỉ vậy nó còn là chìa khóa thành công cho những dự án, chiến lược lớn mà bạn xây dựng để chứng tỏ năng lực của mình.
Bài viết trên đây là những gì về cần biết về ngành kinh doanh thương mại. Hy vọng rằng các bạn có thể tự định hướng cho mình những việc làm phù hợp nhất để phát triển theo đúng khả năng và đam mê của mình.
Tham gia bình luận ngay!