1. Ngành kinh tế là gì? - Cái nhìn chung nhất
Đối với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì Kinh tế đã trở thành mũi nhọn hàng đầu của mỗi đất nước. Theo đó thì nguồn nhân lực của ngành này rất lớn. Vì thế đã có rất nhiều người theo học. Vậy cụ thể thì ngành kinh tế là gì mà có sức hấp dẫn đến vậy?
Ngành kinh tế được hiểu theo một cách đơn giản nhất đó chính là một ngành chuyên về nghiên cứu sản xuất, phân phối hoặc tiêu thụ các loại hàng hóa hiện hành hay là một dịch vụ nào đó.
Hiểu một cách nôm na là ngành kinh tế là một lĩnh vực nguồn tài nguyên để có thể làm ra lợi nhuận phục vụ cho mục đích nào đó.
Kinh tế học có rất nhiều các lĩnh vực khác nhau trong đó đáng chú ý nhất hiện nay phải kể đến lĩnh vực tiêu dùng và thương mại. Đang giành được sự quan tâm của rất nhiều người và nhất là các bạn trẻ đang trên con đường chinh phục ước mơ của mình.
2. Học kinh tế ở đâu ở có hiệu quả
Là một ngành rất hót hiện nay vì thế nên môi trường đào tạo kinh tế cũng từ đó mà ngày càng phát triển. Hiện tại có nhiều trường đại học cung cấp chương trình học về lĩnh vực này, tuy nhiên không phải ai cũng có thể lựa chọn môi trường học tập thực sự tốt.
Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những môi trường đào tạo khối ngành này tốt nhất để bạn có thể lứ chọn học. Những trường đại học kinh tế hàng đầu:
+ Kinh tế quốc dân Hà Nội: Đây là một môi trường có bề dày lịch sử về đào tạo cử nhân kinh tế. Các ngành học trong đây cũng khá đa dạng và phong phú để đáp ứng được những gì mà kinh tế thị yếu cần. Đây được coi là trường top đầu của miền bắc về khối ngành kinh tế. Đó là một môi trường tốt bạn có thể theo học.
+ Đại học Ngoại Thương Hà Nội: Nhắc đến kinh tế thì không thể nào không nhắc đến ngoại thương được. Song song với kinh tế quốc dân thì ngoại thương luôn là địa điểm săn đón của các sĩ tử theo kinh tế hay kinh tế đối ngoại. Nó nổi tiếng không chỉ bởi tính hướng ngoại mà còn là chất lượng đào tạo hàng đầu. Nên đây là một gợi ý không thể bỏ qua.
+ Ngoài ra thì còn có rất nhiều môi trường uy tín khác mà con em có thể theo học như đại học Thương Mại Hà Nội, Học Viện Tài Chính Hà Nội,... Đó chính là những môi trường uy tín nhất trong việc đào tạo khối ngành kinh tế.
Vì là trường top đầu nên đầu vào của các trường này luôn ở mức rất cao, từ 25 điểm trở lên tùy vào từng ngành nên nếu bạn có đủ quyết tâm và năng lực thì hãy cố gắng nhé.
Tìm hiểu thêm: Học kinh tế ra làm gì? Cơ hội và thách thức trong tương lai
3. Học kinh tế sau ra trường là những gì?
Với sự phát triển, biến đổi kinh tế đến chóng mặt như hiện nay thì nếu bạn học tốt, nắm chắc được những kỹ năng bạn sẽ không thiếu việc làm. Sau đây là những việc làm mà bạn có thể tham gia khi theo học khối kinh tế:
+ Vị trí nhân viên kinh doanh, khảo sát thị trường
+ Nhân viên Marketing
+ Vị trí cố vấn tài chính
+ Nhân viên kế toán
+ Có vấn kinh tế
+ …
4. Công việc sau khi học ngành kinh tế
Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi ngành kinh tế là làm gì? Đây là ngành học chủ yếu chuyên về nghiên cứu. Nếu bạn muốn trở thành một nhà phân tích hay nghiên cứu kinh tế thì đây là một chuyên ngành cực kỳ phù hợp dành cho bạn.
Một nhà kinh tế học sẽ thực hiện việc nghiên cứu các tình huống, điều kiện kinh tế của một quốc gia, thế giới hoặc những đặc điểm riêng của từng ngành, từng vùng kinh tế khác nhau để từ đó đưa ra các học thuyết cũng như các lý thuyết kinh tế khác nhau.
Dựa trên những cơ sở này, nhà kinh tế học sẽ tư vấn những phương hướng hỗ trợ cho các chính trị gia và các nhà quản trị, sản xuất thiết lập kế hoạch phát triển kinh tế sao cho cân đối được các yếu tố cung và cầu để đạt được hiệu quả cao nhất, chỉ ra những điểm mất cân bằng để có những điều chỉnh hợp lý.
Dưới đây là những công việc chính của một nhà kinh tế học:
- Hỗ trợ chính phủ thiết lập các chính sách kinh tế, thực hiện giám sát những ảnh hưởng, tác động của chính sách đó tới sự phát triển của nền kinh tế.
Gợi ý: Việc làm Kế toán - Kiểm toán hấp dẫn
- Điều tra những ảnh hưởng đối với việc chi tiêu của chính phủ, chính sách thuế và quản lý ngân sách đối với kinh tế của quốc gia.
- Phân tích và chỉ ra những tác động có thể xảy ra của chính sách tiền tệ quốc gia đối với hoạt động của các tổ chức tài chính.
- Các chương trình về thị trường lao động đối với tỷ lệ thất nghiệp, nhà phân tích kinh tế sẽ phải nghiên cứu, phân tích tác động của các chương trình đó.
- Nghiên cứu để tìm ra các loại hàng hóa và dịch vụ có khả năng tiêu thụ được cao, đáp ứng được đúng những nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong mỗi giai đoạn.
- Tiến hành nghiên cứu về sự liên quan giữa kinh tế với vấn đề của tất cả các ngành, lĩnh vực khác trong xã hội.
- Trong từng thời điểm của nền kinh tế, cung cấp thông tin và tư vấn kinh tế cho các bộ phận quản lý để đề ra chính sách đúng.
5. Những kỹ năng và phẩm chất cần thiết của người học kinh tế
- Khả năng phân tích, suy nghĩ thấu đáo, logic
- Có óc phán đoán, tư duy tổng hợp
- Có khả năng và sự thích thú với các con số hay cụ thể là môn toán học
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Kỹ năng phân tích, xử lý vấn đề cao
- Là một người quan tâm, am hiểu về những vấn đề kinh tế
6. Ngành kinh tế thi những khối nào?
Hiện nay các trường đại học rất cởi mở trong việc mở khối xét tuyển đối với ngành kinh tế. Nhưng chủ yếu vẫn là những môn liên quan tới ban tự nhiên điển hình là toán. Như mình đã nói ở trên thì cần có một kiến thức toán tốt thì sẽ là điểm cộng cho những bạn theo học ngành kinh tế.
Dù bạn có học bất cứ khối nào thì chỉ cần bạn có niềm đam mê và sự cố gắng thì bạn vẫn có thể theo đuổi được những điều mà mình mong muốn. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, không chỉ nắm vững được những kiến thức cơ sở mà có cả ngoại ngữ cũng là một điểm cộng lớn cho công việc sau này của bạn.
Tính tới hiện tại thì để có thể học ngành kinh tế và các khối ngành kinh tế thì bạn hãy theo khối A (toán, lý, hóa) , A1(toán, lý, anh), D (toán, văn, anh). Hầu hết hiện nay các trường đều có đào tạo ngành này nên bạn hoàn toàn có thể dựa vào sự phù hợp số điểm của mình để chọn được cơ sở đào tạo mà bạn mong muốn.
Với những chia sẻ trên về bài viết giải đáp những thắc mới nhất về ngành kinh tế là gì, topcvai.com hi vọng bạn đã nắm chắc được những thông tin hữu ích nhất. Thời đại cạnh tranh, nền kinh tế muốn phát triển thì cần rất nhiều sự đồng sức của mỗi người.
Vì vậy các bạn trẻ ạ, khi ta còn có thể học tập và làm những điều mà mình yêu thích thì hãy thỏa sức đam mê với nó. Bởi chỉ có vậy ta mới không cảm thấy tuổi trẻ bị trôi qua một cách lãng phí. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy tồn tại để sau này có nhìn lại bạn cũng sẽ chẳng bao giờ cảm thấy hối tiếc.
Tham gia bình luận ngay!