1. Ngành kinh tế quốc tế - Kiến thức, kỹ năng được trang bị
1.1. Sự quan trọng của ngành Kinh tế Quốc tế
Trong thời địa hội nhập quốc tế hiện nay, không chỉ là ngoại giao mà kinh tế cũng đang có sự phụ thuộc quan tâm lẫn nhau và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Việc hội nhập trong lĩnh vực kinh tế là việc tham gia vào quá trình mua bán, giao lưu giữa các quốc gia, tuy nhiên để có thể đáp ứng được nhu cầu này thì cần phải có một lực lượng chất lượng cao, một lực lượng các tầng lớp trẻ với khả năng ngôn ngữ cũng như trình độ chuyên môn tốt.
Với mục đích trên thì tại các trường đại học về lĩnh vực kinh tế đã đề xuất và phát triển ngành kinh tế quốc tế. Ngành kinh tế quốc tế được xem như là một bộ môn khoa học, là một chuyên ngành chính của lĩnh vực kinh tế học với mục đích nghiên cứu sự phụ thuộc và đề ra các giải pháp để thúc đẩy sự hàn gắn về mặt kinh tế giữa các quốc gia.
Theo xu hướng hiện nay, không ít các về đề về tranh chấp trong thương mại quốc tế, những giải pháp cho vấn đề chống bán phá giá chưa được cụ thể hóa. Những cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài cũng như những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc gia tại Việt Nam chưa được giải quyết và phát triển. Chính vì điều này Ngành kinh tế quốc tế bắt đầu có xu hướng chọn lọc nhân tài và có nhu cầu về nguồn nhân lực mới. Và các kiến thức cũng như kỹ năng trong chương trình đào tạo ngành học này sẽ giúp các sinh viên có thể dễ dàng tìm ra được giải pháp cũng như khắc phục những khó khăn của quốc gia.
Tuy nhiên, trước hết hãy cùng topcvai.com tìm hiểu kỹ hơn về những kiến thức cũng như kỹ năng mà chương trình đào tạo mang lại nhé!
1.2. Kiến thức chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Trong những năm gần đây, kinh tế quốc tế không phải là một ngành học mới, cũng không còn quá xa lạ với nhiều bạn trẻ khi tỷ lệ nguyện vọng xếp trong ngành học này đang ngày một tăng cao. Bởi lẽ đây là một ngành học năng động và có tính chất toàn cầu khi đi kèm với từ “quốc tế”. Tham gia vào ngành học này, sinh viên sẽ được nghiên cứu và học tập nhiều kiến thức từ các nhóm ngành như Quản trị kinh doanh, kinh doanh, chiến lược kinh doanh ở tầm xuyên quốc gia…
Trong môi trường đại học, chương trình đào tạo ngành kinh tế quốc tế cung cấp cho sinh viên những nền tảng kiến thức, những vấn đề tổng quan và chuyên sâu về quản trị kinh doanh, thương mại quốc tế đặc biệt là các chính sách đối ngoại giữa các nước trong khu vực cũng như các nước lân cận.
Không những vậy, các sinh viên cũng sẽ được cung cấp thêm về các kiến thức như luật quốc tế, cách thức làm việc trong môi trường quốc tế, việc quản trị nguồn nhân lực quốc tế và các hoạt động kinh tế quốc tế mang tính hậu cần… Các vấn đề như xuất nhập khẩu trong thị trường quốc tế hay nghiên cứu thị trường, xây dựng các phương thức, các chương trình mang tính truyền thông, phân phối trong môi trường quốc tế cũng được hệ thống kỹ trong ngành học này.
Các kỹ năng mà các sinh viên thu được trong quá trình đào tạo bao gồm những kỹ năng trong giao tiếp và đàm phán tại môi trường quốc tế, thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và bảo hiểm ngoại thương, nhạy bén trong việc xác định cũng như ra quyết định trong việc xâm nhập vào thị trường quốc tế…
Tuy nhiên nếu chỉ học và biết thì chưa đủ, nhiều học sinh sinh viên cũng như các bậc phụ huynh còn rất hoang về ngành học này, bởi kiến thức mang chuyên ngành mang lại quá rộng và không cụ thể. Thực chất xét ở góc độ kinh tế, kinh tế không thể được cụ thể hóa như ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin, thế nhưng để xác định được việc có thể học đúng ngành đúng nghề hay không thì topcvai.com sẽ giúp bạn giải quyết bài toán này.
Xem thêm: Ngành Kinh tế đối ngoại
2. Ngành kinh tế quốc tế ra trường làm những công việc gì?
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng đối với ngành học với kiến thức rộng như vậy thì con em họ sau này ra trường sẽ có công việc không ổn định. Tuy nhiên với xã hội hiện đại và văn minh ngày này, Việt Nam đang không ngừng đề ra các giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tăng cường nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Thì đối với ngành kinh tế quốc tế thì đây là một ngành học với đầy tiềm năng công việc, với khối lượng kiến thức chuyên môn và các kỹ năng được đào tạo trong môi trường địa học thì sau khi ra trường bạn sẽ dễ dàng xin việc ở rất nhiều vị trí. Và để có thể cụ thể hóa hơn thì bạn có thể tham khảo các công việc ngay sau đây:
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Chuyên gia nghiên cứu thị trường
- Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế
- Chuyên gia Marketing quốc tế
- Chuyên gia xúc tiến thương mại
- Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng
- Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế
- Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển…
- Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy cho bộ môn kinh tế quốc tế
- …
Nếu bạn có năng lực, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt thì những vị trí trên bạn đều có cơ hội có thể tham gia với mức lương hậu hĩnh. Có rất nhiều vị trí đang chờ đợi bạn hàng ngày và hằng giờ. Bạn cũng có thể tham khảo các thông tin mô tả công việc tại topcvai.com để có thể thuận tiện tìm kiếm các công việc phù hợp cũng như hiểu về công việc của bạn thân mình.
3. Ngành kinh tế quốc tế ra trường làm ở đâu?
Sau khi bạn đã nắm được những thông tin về chuyên ngành kinh tế quốc tế ra trường làm gì thì bạn cần phải nắm chắc được nơi mà bạn có thể làm việc là ở đâu. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực của ngành kinh tế quốc tế được rất nhiều nơi đón nhận đặc biệt là những địa điểm, khu vực quốc tế
Đối với các vị trí chuyên gia thì bạn có thể làm việc trong các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh tế quốc tế. Hiển nhiên với công sức và kinh nghiệm mà bạn bỏ ra thì bạn hoàn toàn có thể được hưởng với mức lương khá cao, thậm chí được tính theo nghìn đô.
Ngoài ra bạn cũng có thể hoạt động trong các trường đại học với vai trò là giảng viên, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo về chuyên ngành kinh tế quốc tế, quản trị kinh doanh hoặc các ngành có liên quan trong lĩnh vực kinh tế.
Hơn thế nữa, bạn cũng có thể tham gia vào một số địa điểm của nhà nước như các viện và trung nghiên cứu kinh tế, các bộ công thương, sở kế hoạch và đầu tư, các cơ quan nhà nước về xúc tiến thương mại… Và trong các ngân hàng thương mại hay các công ty đa quốc gia, kiến thức kinh tế quốc tế cũng giúp bạn tham gia vào bộ phận thanh toán quốc tế một cách dễ dàng.
Nếu như bạn không muốn làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài thì các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tại quốc tế cũng không phải là một ý kiến không tồi.
4. Mức lương ngành Kinh tế quốc tế
Sự thật đó là với các sinh viên ngành kinh tế quốc tế khi mới ra trường và làm việc trong các doanh nghiệp thì mức lương cơ bản mà họ nhận được trung bình là 7 triệu đồng trong một tháng. Đối với các lĩnh vực như kinh tế đầu tư thì mức lương trung bình có thể được giao động từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng trong một tháng.
Khi đã có đủ kinh nghiệm cũng như khả năng làm việc từ 2 đến 3 năm thì mức lương hoàn toàn có thể giao động trong mức 25 triệu - 30 triệu đồng trong vòng một tháng.
Trong trường hợp bạn tham gia vào vị trí làm việc tại công ty đa quốc gia, công ty nước ngoài trong lĩnh vực quốc tế thì bạn có thể sẽ nhận được mức lương cao và hấp dẫn.
5. Những thông tin tuyển sinh ngành kinh tế quốc tế
Tuy nhiên trước khi nhìn một tương lai không xa thì bạn cần phải nắm ngay trong tay những thông tin ngành kinh tế quốc tế ngay nếu như không muốn mất đi cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai.
5.1. Khối thi ngành Kinh tế quốc tế
Đối với ngành Kinh tế quốc tế, mã ngành 7310106
Tổ hợp xét tuyển gồm:
- A00 - Toán học, Vật lý, Hóa học
- A01 - Toán học, Vật lý, Tiếng Anh
- D01 - Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
- D03 - Ngữ văn, Toán học, Tiếng Pháp
- D07 - Toán học, Hóa học, Tiếng Anh
5.2. Điểm chuẩn xét tuyển ngành Kinh tế quốc tế
Vào những năm gần đây, ngành kinh tế quốc tế thường xét điểm khá cao, tùy thuộc vào chất lượng đào tạo của các trường đại học, tổ hợp xét tuyển thì trung bình mức điểm chuẩn đang được giao động là 21 - 27 điểm.
Một số các trường đại học cũng áp dụng hình thức xét học bạ, nhưng các trường xét theo hình thức này thường không đa dạng.
5.3. Các trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế
Tại khu vực miền Bắc phải kể đến các trường như
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Chính sách và Phát triển
- Đại học Thương mại
- Đại học Ngoại thương
- Học viện Ngoại giao
Tại khu vực miền Nam thường ít hơn như
- Đại học An Giang
- Đại học Ngân hàng TP HCM
6. Kinh tế quốc tế yêu cầu những kỹ năng gì?
Ngành học Kinh tế quốc tế là một ngành học có tính cạnh tranh đầu vào và cạnh tranh cả khi đi xin việc bởi tính chọn lọc nhân tài trong môi trường quốc tế. Thế nên trong quá trình học tập vào phát triển nếu như không muốn bị đào thải tại môi trường quốc tế thì bạn cần phải rèn luyện cho bản thân những kỹ năng cơ bản sau:
-
Rèn luyện và không ngừng học hỏi
Kinh tế là một lĩnh vực mang tính cách lý thuyết rất rộng, đặc biệt là nó luôn luôn thay đổi và không ngừng đổi mới. Nếu như bạn dừng việc học hỏi những kiến thức mới, không biết nắm bắt được xu hướng tầm vĩ mô cũng như vi mô thì thật khó để có thể tồn tại và phát triển trong lĩnh vực này. Đồng thời hãy tự rèn luyện cho mình những kỹ năng cơ bản như đàm phán, giao tiếp… Bởi đó là những kỹ năng cần thiết để phục vụ trong công việc của bạn.
-
Trau dồi ngôn ngữ
Trong môi trường quốc tế thì việc phải giao tiếp, sử dụng những vốn tài liệu nước ngoài là không thể tránh khỏi. Đặc biệt là ngôn ngữ tiếng anh là một công cụ giúp bạn gần hơn với môi trường quốc tế. Thế nhưng một ngôn ngữ thôi chưa đủ, nếu bạn có thời gian, và tính chất công việc bắt buộc thì hãy cố gắng học thêm một ngôn ngữ mới để có thể tăng tính hiệu quả trong công việc nhé!
-
Nhạy bén, sáng tạo, quyết đoán
Học đại học chính là việc phải phải ra quyết định cho cuộc đời mình. Đặc biệt trong môi trường quốc tế, bạn phải tìm cách để thu nhập được những thông tin quan trọng và xử lý nó. Từ đó sáng tạo thêm những ý kiến mới áp dụng vào công việc của bạn.
-
Có khả năng làm việc độc lập, chịu được áp lực công việc và khối lượng công việc
Kinh tế thực chất là một lĩnh vực “cô đơn”. Ngoài các công việc như Marketing, quản lý nhân sự… nếu như bạn tham gia vào vị trí quản trị kinh doanh hoặc các các công việc liên quan thì 60% khối lượng công việc của bạn đó chính là làm việc độc lập. Không những vậy môi trường quốc tế là một môi trường rộng với áp lực từ phía công việc cũng như áp lực về khối lượng công việc bạn phải làm. Chính vì vậy bạn cần phải thích nghi, hãy tập làm quen và bắt đầu trải nghiệm những áp lực từ những bài tập lớn trên trường lớp để tăng sức chịu đựng, khả năng kiên nhẫn và độ bền bỉ của bạn nhé.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành kinh tế quốc tế, mong rằng topcvai.com đã giúp bạn có thể xác định được đúng ngành nghề mà mình muốn lựa chọn đồng thời xác định ngay con đường đi của riêng mình. Nếu như bạn còn đang thắc mắc hay có bất kỳ câu hỏi nào về ngành kinh tế quốc tế thì đừng ngại gửi ngay câu hỏi cho topcvai.com để được giải đáp kịp thời.
Tham gia bình luận ngay!