1. Thông tin cơ bản về ngành ngôn ngữ Anh Đại học Ngoại thương
Một sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Anh thương mại này sẽ có cho mình những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, cùng khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo. Bên cạnh đó sinh viên còn có cho mình kiến thức về kinh tế, kinh doanh, quản lý cần thiết để thích ứng hơn với môi trường kinh doanh quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành cơ hội làm việc mở rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như biên - phiên dịch, làm việc tại các văn phòng đại diện hoặc các cơ quan của chính phủ, tham gia dự án trong và ngoài nước hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế và tài chính quốc tế và khu vực.
Về phương án tuyển sinh, hiện tại trường Đại học Thương mại tuyển ngành Ngôn ngữ Anh dựa trên kết quả của kỳ thi THPT quốc gia dưới tổ hợp xét tuyển là D1. Trong đó, Toán và Ngữ văn sẽ nhân hệ số 1 và Tiếng Anh nhân hệ số 2. Tổng điểm xét tuyển được quy đổi về thang điểm 30.
2. Mục tiêu đào tạo của ngành ngôn ngữ Anh Đại học Ngoại thương
2.1. Mục tiêu đào tạo
Đại học Ngoại thương đào tạo sinh viên tốt nghiệp sẽ được chuẩn bị cho mình đầy đủ về phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe cùng khối kiến thức chuyên môn toàn diện với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kỹ năng kinh doanh cơ bản trong kinh tế và sức khỏe sinh viên để có thể tự học tập, làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ tiếng Anh; sử dụng kỹ năng tin học văn phòng cơ bản và thông thạo tiếng Anh thương mại.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp:
- Sinh viên yêu cầu đạt chuẩn đẩu ra về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Về việc làm: sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh đại học Ngoại thương sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí trong ngành giáo dục (giảng viên đại học, chuyên viên, tư vấn ,...); việc làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (biên-phiên dịch viên, chuyên viên, tư vấn, trợ lý giám đốc) hay nhiều lĩnh vực kinh tế như: tài chính, ngân hàng, truyền hình, hàng không, quản lý dự án, nghiên cứu, kiểm toán, kinh doanh, marketing, bất động sản, truyền thông, tư vấn chính sách, v.v…
- Mỗi sinh viên sẽ trang bị cho mình khả năng tự học suốt đời; học tiếp các chương trình đào tạo sau đại học trong và ngoài nước ở các chuyên ngành ngôn ngữ Anh hay chuyên ngành có liên quan như kinh doanh quốc tế, tài chính, quản lý, thương mại, kinh tế, giáo dục…
2.2. Yêu cầu chuẩn đầu ra
Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo này có thể:
2.2.1. Về kiến thức
Sinh viên có thể áp dụng kiến thức đã học vào các tình huống kinh doanh trong môi trường kinh doanh ở cả trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, sinh viên còn áp dụng những kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá Anh – Mỹ để phục vụ công việc hằng ngày.
Khi ra trường, sinh viên sẽ trang bị cho mình trình độ sử dụng tiếng Anh đạt chuẩn chứng chỉ C1, tương đương với bậc 5 (KNLNNVN); và đạt chuẩn BEC3 trong các tình huống về tài chính, marketing, giao tiếp kinh doanh, thư tín, kinh tế, thương mại quốc tế, hợp đồng…
2.2.2. Về kỹ năng
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ trang bị cho mình:
- Kỹ năng tư duy (thinking skills): kỹ năng phân tích, kết hợp đánh giá các vấn đề cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp, cùng với việc tổng hợp.
- Kỹ năng học vấn (intellectual skills): sinh viên sử dụng được những kiến thức chuyên sâu trên hai lĩnh vực: Ngôn ngữ và Văn hóa Anh-Mỹ; Kinh tế và Thương mại quốc tế .
- Kỹ năng cá nhân và liên nhân (personal & interpersonal skills): Bên cạnh các kỹ năng chuyên ngành sinh viên còn có cho mình các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng xử và giao tiếp chuyên nghiệp kỹ năng thuyết trình, kỹ năng Tin học ứng dụng,.
Xem thêm: Học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? Lương cao không?
2.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm sinh viên
Sinh viên có thể làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong mọi điều kiện làm việc thay đổi, và chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm đối với nhóm với mỗi công việc đề ra.
Kết hợp hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ đã được xác định hay bản thân có thể tự định hướng, đưa ra những kết luận chuyên môn và bảo vệ các quan điểm cá nhân.
3. Chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh đại học Ngoại Thương
Khi tham gia theo học ngành ngôn ngữ Anh đại học Ngoại Thương sinh viên cần hoàn thành 149 tín chỉ trong quá trình học tập tối đa 6 năm.
3.1. Về khối kiến thức chung của ngành
Khi theo học ngành ngôn ngữ Anh yêu cầu đối với sinh viên sẽ phải hoàn thành và nắm chắc kiến thức được đào tạo khối kiến thức chung bao gồm:
Lý luận chính trị như triết học, kinh tế-chính trị mác lê nin, hay các môn học đại cương với số tín chỉ là 11 tín. Các kiến thức khoa học xã hội, toán – tin học như kinh tế vĩ mô với tổng số tín chỉ là 24.
Bên cạnh đó khối kiến thức chung bắt buộc phải trang bị đó là giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.
Xem thêm: Việc làm biên - phiên dịch
3.2. Về khối kiến thức giáo dục chuyên ngành
Chuyên ngành ngôn ngữ Anh đại học Ngoại Thương yêu cầu sinh viên cần nắm chắc kiến thức cơ sở, kiến thức ngành, kiến thức chuyên ngành cho các môn như biên dịch, ngôn ngữ kinh tế thương mại, tiếng Anh thương mại, phiên dịch,... Những kiến thức bổ trợ đối với các môn như thanh toán quốc tế, logistics, vận tải quốc tế, giao dịch thương mại quốc tế…
Thực tập giữa khóa với tổng số tín chỉ là 3 tín, cuối cùng là học phần tốt nghiệp với tổng số tín chỉ là 9, ngoài ra các bạn có thể tự chọn việc làm khóa luận tốt nghiệp hoặc học thi 2 môn chuyên ngành.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về khối kiến thức chuyên ngành, chuyên ngành mà mỗi sinh viên khi theo học ngành ngôn ngữ Anh Đại học Ngoại thương cần phải hoàn thiện để có thể ra trường với tấm bằng cử nhân.
4. Thông tin tuyển sinh ngành ngôn ngữ Anh
Hiện tại, trường Đại học Ngoại Thương đang hoạt động tại 3 cơ sở: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Quảng Ninh. Tuy nhiên việc đào đạo đang được tập chung chính ở cơ sở tại Hà Nội. Trong năm vừa qua, chỉ tiêu tuyển sinh tại cơ sở Hà Nội cho chuyên ngành Ngôn ngữ Anh chỉ là 115 dựa trên kết quả thi THPT quốc gia cùng 55 chỉ tiêu tuyển sinh theo các hình thức khác.
Đại học Ngoại thương đang áp dụng 5 phương pháp tuyển sinh:
- 115 chỉ tiêu dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Những thí sinh có kết quả thi THPT có số điểm bằng và hơn điểm xét tuyển của trường sẽ trúng tuyển.
- Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho những thí sinh ở hệ chuyên và hệ không chuyên.
- Đối với những thí sinh tham gia các cuộc thi quốc gia và đạt giải, cấp thành phố và hệ chuyên của trường chuyên sẽ kết hợp lấy kết quả THPT để xét tuyển.
- Xét tuyển theo phương thức kết hợp giữa kết quả thi THPT quốc gia và chứng chỉ quốc tế.
Trên đây là 5 phương thức xét tuyển cũng như những thông tin về ngành Ngôn ngữ Anh Đại học Thương mại mới nhất mà chúng tôi cập nhật được. Hy vọng với những thoonh tin này sẽ giúp ích cho các thí sinh cũng như quý phụ huynh để phục vụ cho kỳ thi tuyển sinh Đại học sắp tới.
Tham gia bình luận ngay!