[Có thể bạn chưa biết?] Ngành Ngôn ngữ học ra làm gì lương cao?

Icon Author Trần Nhung

Ngày đăng: 2020-06-26 17:41:19

Nói về các ngành học gắn liền với đời sống chắc chắn không thể bỏ qua đó là ngành ngôn ngữ học. Ngôn ngữ giống như một dấu hiệu tiến hóa từ loài vượn đến loài người hiện nay. Và nó đã trở thành một phương tiện để con người giao tiếp, để hiểu nhau, tạo ra các mối quan hệ xã hội và giá trị trong cuộc sống thường nhật. 

Việc Làm Phiên Dịch

1. Tổng quan về ngành ngôn ngữ học hiện nay 

1.1. Ngôn ngữ học là ngành gì 

Ngôn ngữ học là ngành gì
Ngôn ngữ học là ngành gì 

Ai cũng biết ngôn ngữ là một thứ quan trọng trong đời sống xã hội, con người. Không có bất kỳ một ngành nghề, lĩnh vực nào hiện nay mà để vận hành không cần đến ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ cơ thể, …). Và cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta đưa ngôn ngữ học vào để đào tạo nguồn nhân lực hiện nay. Ngành ngôn ngữ học được nhiều sinh viên yêu thích, theo học và lựa chọn làm nghề nghiệp trong tương lai. Nhìn ở khía cạnh cuộc sống, ngành ngôn ngữ học là một ngành thuộc khối xã hội, song nếu nhìn về khía cạnh logic, thì nó cũng có thể được coi là một ngành khoa học, nghiên cứu về tiếng nói, chữ viết, cử chỉ giao tiếp, … 

1.2. Vai trò của ngành ngôn ngữ học trong cuộc sống 

Ngành ngôn ngữ học có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển của con người và xã hội hiện nay. Nhìn lại giai đoạn phát triển của loài người, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra khi họ bắt đầu dùng ngôn ngữ để giao tiếp cũng là lúc kết thúc thời kỳ loài người vượn cổ để tiến hóa thành loài người. Và cũng chính ở thời kỳ chiến tranh, các vị triết gia cũng đã chỉ một điều luôn đúng đó là giữ gìn ngôn ngữ chính là cách duy nhất để bảo vệ đất nước. Thực vậy, trong sử sách ghi chép lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tiếng Việt còn là nước Nam còn”. Vậy nên việc tìm hiểu về ngành ngôn ngữ học, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về cội nguồn của xã hội, về sức mạnh của cái gọi là “ngôn ngữ” và khai thác nó triệt để trong cuộc sống hiện nay. 

1.3. Sự khác biệt của ngành ngôn ngữ học với ngoại ngữ

Sự khác biệt của ngành ngôn ngữ học với ngoại ngữ.
Sự khác biệt của ngành ngôn ngữ học với ngoại ngữ. 

Nhiều người khi nghe nói về ngành ngôn ngữ học thường nhầm lẫn với ngoại ngữ. Song trên thực tế, có thể xem ngoại ngữ cũng thuộc về ngôn ngữ học bởi ngoại ngữ chỉ xét trên phương diện giao tiếp bằng một thứ tiếng của một quốc gia, còn ngôn ngữ học là tổng thể về âm, tiếng, chữ, nghĩa, ký hiệu, … Song khi đào tạo ngành ngôn ngữ học ở quốc gia nào thì ngôn ngữ học chỉ xét trên bình diện về toàn bộ vấn đề của ngôn ngữ quốc gia đó. Chính vì vậy một điểm rõ nhất để phân biệt 2 ngành học này ở Việt Nam đó là Ngôn ngữ học sẽ đào tạo về ngôn ngữ của Việt Nam còn ngoại ngữ sẽ đào tạo về ngôn ngữ của các quốc gia khác như: Anh, Nga, Trung, Nhật, Hàn  (là 5 ngành ngoại ngữ phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. 

2. Đào tạo ngành ngôn ngữ học tại Việt Nam 

2.1. Các chuyên ngành ngôn ngữ học phổ biến 

Trong quá trình đào tạo ngành ngôn ngữ học ở Việt Nam, người học sẽ được dạy bài bản và chuyên sâu các khía cạnh của ngôn ngữ học. Bao gồm: Ngữ âm học, Âm vị học, Hình thái học, Cú pháp học, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học.  Thông qua 6 khía cạnh này, người học sẽ hiểu chi tiết hơn về một từ, một tiếng nào đó được phát ra có nguồn gốc, cảm xúc và ngữ nghĩa ra sao. Tuy nhiên 6 khía cạnh nào sẽ được dạy đồng thời trong mỗi lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như ngữ dụng học của lĩnh vực máy tính sẽ khác với ngữ dụng học trong lĩnh vực tâm lý. Hay hình thái học của ngôn ngữ ở giai đoạn lịch sử này cũng sẽ có sự khác biệt với hình thái học của ngôn ngữ ở thời hiện đại khá là nhiều. 

Các chuyên ngành ngôn ngữ học phổ biến
Các chuyên ngành ngôn ngữ học phổ biến 

Vì vậy mà để thực sự am hiểu và học tốt ngành ngôn ngữ học, chúng ta bắt buộc phải lựa chọn từng chuyên ngành chuyên biệt của ngành này. Dựa vào từng yếu tố để phân loại, chúng ta có các nhóm sau của ngành ngôn ngữ học. 

  • Phân chia theo thời gian: Ngôn ngữ học lịch sử và Ngôn ngữ học lịch đại 
  • Phân chia theo lĩnh vực: Ngôn ngữ học tâm lý, Ngôn ngữ học thần kinh, Ngôn ngữ học máy tính, … 
  • Phân chia theo vấn đề sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ học điều trị, Ngôn ngữ học ứng dụng, Ngôn ngữ học vạn vật, …
  • Phân chia theo đối tượng sử dụng: Ngôn ngữ dân tộc thiểu số, Việt ngữ học, Việt ngữ cho người nước ngoài 

2.2. Các trường đào tạo ngành ngôn ngữ học 

Vì một ngành thuộc khối xã hội cho nên những trường chuyên đào tạo về khối này sẽ có chương trình đào tạo dành cho ngành ngôn ngữ học. Điển hình trong số đó là 2 cái tên Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn ở cả khu vực Hà Nội lẫn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài các môn học về ngôn ngữ thì 2 trường đại học top đầu này cũng dạy cả về lịch sử con người, văn hóa, dân tộc và tất cả những yếu tố tác động đến sự vận hành của ngôn ngữ học tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sinh viên khu vực miền Trung có thể theo học ngành này tại  Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế cũng với tên chuyên ngành là Ngôn ngữ học. Vậy nên nhìn chung số lượng các trường đại học đào tạo chuyên ngành này không nhiều cho nên khi lựa chọn thi vào các ngành này các bạn sẽ đối mặt với tỉ lệ chọi khá cao.

Các trường đào tạo ngành ngôn ngữ học
Các trường đào tạo ngành ngôn ngữ học 

2.3. Điều kiện để thi vào ngành ngôn ngữ học 

Cũng như các ngành học khác, ngành ngôn ngữ học cũng bắt buộc thí sinh phải đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và đảm bảo đủ điều kiện để nộp hồ sơ theo của từng trường mà các bạn lựa chọn thi. Khi đã đảm bảo những điều kiện sơ khai đó, thí sinh sẽ trải qua kỳ thi THPT Quốc Gia, lấy điểm tổng của 3 môn thuộc các khối sau để xét tuyển:

  • Khối C0 với 3 môn thi Văn, sử, địa 
  • Khối D (từ 1 đến 6) với 3 môn thi Toán, văn, ngoại ngữ 
  • Khối D (từ 79 đến 83) với 3 môn thi Văn, Khoa học xã hội, ngoại ngữ

Ở đây môn thi ngoại ngữ có thể là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật, hoặc tiếng Đức. 

Mức điểm đầu vào của ngành ngôn ngữ học tại 3 trường đại học này là: 

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: 21 - 22 điểm 
  • Đại học Khoa học - Đại học Huế: 13 điểm 

Đặc biệt với riêng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở cả 2 khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thí sinh còn được lựa chọn một phương án xét tuyển khác đó là làm bài dự thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) do chính ngôi trường này ra đề và tổ chức thi. Mức điểm đầu vào yêu cầu của phương thức xét tuyển này đối với ngành Ngôn ngữ học là khoảng 730/1200 điểm.

Ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì?

3. Những việc làm hấp dẫn cho cử nhân ngành ngôn ngữ học 

Nhiều người cho rằng với một ngành học thiên về nghiên cứu như này thì cơ hội việc làm rất thấp và khó để tìm một công việc đúng chuyên ngành lương cao dễ dàng. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Trên thực tế ngành ngôn ngữ học tạo điều kiện cũng như xây dựng được nền móng kiến thức cho sinh viên rất tốt để sau tốt nghiệp các bạn có thể sẵn sàng tham gia vào một ngành nghề nào có liên quan đến văn chương, chữ viết, văn bản. Và đương nhiên với những công việc đòi hỏi 100% tư duy như thế này thì mức lương cũng được xếp vào nhóm lương cao. Tiêu biểu có thể kể đến như:

3.1. Giảng viên, giáo viên về ngôn ngữ, tiếng Việt 

Giảng viên, giáo viên về ngôn ngữ, tiếng Việt
Giảng viên, giáo viên về ngôn ngữ, tiếng Việt 

Với hệ thống kiến thức đầy đủ chuyên sâu về mọi khía cạnh của ngôn ngữ, cụ thể là ngôn ngữ tiếng Việt của chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ học, sinh viên sau tốt nghiệp hoàn toàn có khả năng tham gia vào công tác giảng dạy môn tiếng Việt ở các hệ thống giáo dục hiện nay. Chẳng hạn như:

  • Giáo viên môn Ngữ Văn, tiếng Việt tại các  trường Tiểu học, THCS, THPT hoặc các trường dân lập trên địa bàn cả nước 
  • Giảng viên ngành Ngôn ngữ tại các trường cao đẳng, đại học có chuyên ngành đào tạo về viết văn như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền,  Đại học Văn hóa, Đại học  Khoa học Xã hội và Nhân văn, … 
  • Giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại các trung tâm giáo dục 

3.2. Nghiên cứu viên ngôn ngữ 

Với những bạn có niềm đam mê sâu về ngôn ngữ, thì các bạn có thể tìm đến cơ hội việc làm tại các viện nghiên cứu, trung tâm phát triển ngôn ngữ học tại Việt Nam hoặc ở nhiều quốc gia khác. Ở tư cách là nghiên cứu viên ngôn ngữ, các bạn có thể sáng tạo, phát triển tiếng nói, chữ viết, phương thức giao tiếp mới của con người. Bên cạnh đó, khi làm việc ở vị trí này thì các bạn cũng là người phát hiện các bệnh về ngôn ngữ, tật nói và xây dựng các phương pháp, liệu trình để chữa trị. Từ đó, hoàn thành sứ mệnh đó là cải thiện vẻ đẹp ngôn ngữ, hoàn thiện tất cả các chức năng ngôn ngữ để ứng dụng cho cuộc sống con người. 

3.3. Biên tập viên sản xuất nội dung 

Biên tập viên sản xuất nội dung
Biên tập viên sản xuất nội dung 

Một công việc thứ ba, có mức độ phổ biến và dễ dàng tìm kiếm công việc hơn đó là biên tập viên sản xuất nội dung tại các công ty truyền thông, báo chí. Chi tiết là 2 nhóm công việc điển hình:

Content Writter: là những người chuyên phụ trách viết nội dung theo bộ keyword đảm bảo chuẩn SEO để tối ưu google cho các site. Ngoài ra cũng thực hiện lên ý tưởng nội dung cho video, chương trình, sự kiện, … 

Biên tập viên báo chí: thực hiện việc viết bài đưa tin về các sự kiện, vấn đề đang diễn ra cho các trang báo mạng, báo in, báo truyền hình nhằm cung cấp thông tin cho độc giả 

MC: với sự am hiểu về ngôn ngữ thì công việc dẫn chương trình cho các video, hoặc báo truyền hình cũng rất hợp với những người tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học

3.4. Nhân viên bộ phận hành chính văn phòng cho doanh nghiệp

Thứ tư, các bạn cũng có thể tìm một việc làm văn phòng ổn định, lâu dài, không đòi hỏi quá nhiều về nghiên cứu và sáng tạo văn chương, ví dụ như các công việc thuộc bộ phận hành chính văn phòng. Bạn sẽ là người soạn thảo các giấy tờ, biên bản, xử lý các thủ tục văn bản hành chính cho doanh nghiệp. Mặc dù là không đòi hỏi tính nghệ thuật của ngôn ngữ nhưng công việc này các bạn phải vận dụng từ ngữ và các trình bày văn bản chuẩn chỉnh, phù hợp với hoàn cảnh, mục đích của loại văn bản đó. Nhân viên hành chính văn phòng là cơ hội để các bạn vận dụng được sự chính xác tuyệt đối của ngôn ngữ trong việc xử lý các công việc hành chính để đảm bảo sự hoạt động quy củ, có tổ chức của các cơ quan, doanh nghiệp. 

Nhân viên bộ phận hành chính văn phòng cho doanh nghiệp
Nhân viên bộ phận hành chính văn phòng cho doanh nghiệp

3.5. Cán bộ tại Sở, Ban, Ngành về truyền thông và văn hóa 

Hoặc với những bạn mong muốn làm việc ở các cơ quan nhà nước cũng có thể có cơ hội để làm việc tại các Sở, Ban, Ngành về truyền thông và văn hóa với tấm bằng Cử nhân Ngôn ngữ học của mình. Cụ thể công việc này sẽ là phê duyệt các kế hoạch, đề án về lĩnh vực văn hóa, thông tin thuộc cấp đơn vị địa phương hoặc cấp trung ương. Tiếp đó là tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, gia đình, thể thao, du lịch và quảng cáo. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các nhánh công việc khác, tất cả nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là tham mưu, trợ giúp các cấp lãnh đạo quản lý nhà nước về mọi vấn đề liên quan đến truyền thông và văn hóa, bao gồm là cả vấn đề về báo chí, thông tin đối nội, đối ngoại, đảm bảo mọi việc được thực hiện nghiêm túc, đúng thuần phục mỹ tục, truyền thống văn hóa dân tộc và đúng pháp luật. 

3.6. Nhà văn/Nhà phê bình văn học 

Nhà văn/nhà phê bình văn học
Nhà văn/nhà phê bình văn học

Và cuối cùng, bằng chuyên môn về ngôn ngữ của mình các bạn có thể lựa chọn để trở thành những nhà văn, nhà phê bình văn học mang đến cho nhân loại những giá trị văn chương để đời. Hiện nay công việc của nhà văn không chỉ là làm việc tại các nhà xuất bản, các Phòng, Bộ thuộc đơn vị Nhà nước, mà còn có thể làm tự do như những công việc freelance. Bạn có thể bắt đầu bằng những bài phân tích, viết truyện ngắn, blog trên chính website, mạng xã hội của mình theo những chủ đề nào mà các bạn thích. Đặc biệt với công việc phê bình văn học, các bạn còn có thể góp phần vào xây dựng kho tàng văn chương phong phú, kiệt tác cho nước nhà, truyền cảm hứng văn học đến nhiều hơn cho các độc giả trẻ. 

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về ngành ngôn ngữ học. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, các bạn đã có cho mình những định hướng phù hợp nhất về ngành ngôn ngữ học ra làm gì. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: