[Định hướng] Ngành nuôi trồng thủy sản ra làm gì – Cơ hội hấp dẫn

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2020-06-20 14:54:13

Thủy sản một lĩnh vực trong cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp của nước ta hiện nay. Với điều kiện phát triển của ngành bền vững thì các bạn học sinh, sinh viên theo học không quá lo lắng ngành nuôi trồng thủy sản ra làm gì hiện nay. Cùng bài viết này định hướng tương lại cho bạn và những thông tin hữu ích về ngành bạn không thể bỏ qua.

Việc Làm Thủy Sản

1. Tìm hiểu ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay

Việt Nam có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, lại thêm vùng ven biển với chiều dài được bờ biển nước ta 3260km, đầy chính là những điều kiện thuận lợi để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển. Một ngành của nền kinh tế nông nghiệp mang đến cho con người nguồn thực phẩm nước ngọt và nước mặn phong phú. Vậy nếu theo học ngành nuôi trồng thủy sản được đào tạo chuyên sâu tại trường đại học thì như thế nào nhỉ? Cùng bài viết này tìm hiểu thông tin chi tiết như sau:

1.1. Định nghĩa dễ hiểu cho ngành nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một hoạt động của ngư dân, tuy nhiên ngày nay nó không chỉ còn là hoạt động nuôi các loại thủy sinh trong môi trường nước khác nhau hiện nay của ngư dân nữa mà còn cs sự có mặt của các kỹ sư nuôi trồng chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản về kỹ năng, kiến thức chuyên ngành để phát triển con đường nuôi trồng thủy sản này.

Định nghĩa dễ hiểu cho ngành nuôi trồng thủy sản
Định nghĩa dễ hiểu cho ngành nuôi trồng thủy sản

Ngành nuôi trồng thủy sản là chuyên ngành đào tạo chuyên sâu tại rất nhiều các trường đại học khác nhau hiện nay. Thông qua đào tạo, sinh viên sẽ có được những kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng với các loại thủy sinh khác nhau và môi trường nuôi trồng khác nhau. Áp dụng kỹ thuật tiến tiến vào quá trình sản xuất để tăng hiệu quả và năng suất của thủy sản khi nuôi trồng tạo hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Mục tiêu của ngành nuôi trồng thủy sản tại các trường đại học đó là cung cấp các kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu, các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho nguồn nhân lực là kỹ sư nuôi trồng thủy sản tương lai. Đảm bào sau khi kết thúc chương trình học, các bạn sẽ có được những kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tiễn trong  lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với điều kiện tự nhiên – xã hội như hiện nay.

1.2. Kiến thức trang bị khi theo học nuôi trồng thủy sản tại trường đại học

Điều mà rất nhiều bạn quan tâm đó là ngành nuôi trồng thủy sản cung cấp cho bạn những kiến thức, hành trang như thế nào để phục vụ nghề nghiệp sau khi ra trường được tốt nhất. Những kiến thức, chuyên môn được trang bị cho sinh viên từ cơ bản cho đến các kiến thức chuyên sâu. Kết thúc chương trình học bạn sẽ có được các kỹ năng về tổ chức và quản lý với hoạt động nuôi trồng thủy sản, kỹ năng về thiết kế, tham gia nghiên cứu và cải tiến các công nghệ để phát triển thị trường thủy sản hiện nay tại nước ta phát triển hơn để phục vụ thị trường tiêu dùng trong nước và quốc tế. 

 Kiến thức trang bị khi theo học ngành nuôi trồng thủy sản tại trường đại học
 Kiến thức trang bị khi theo học nuôi trồng thủy sản tại trường đại học

Theo chương trình học tại các trường đại học hiện nay bạn sẽ được trang bị các kiến thức cụ thể thông qua các môn học như:

Thứ nhất, kiến thức về chương trình đại cương gồm các môn học như: Giáo dục quốc phòng, Anh văn cơ bản, thể dục, pháp văn cơ bản và tăng cường, tin học căn bản, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin, Pháp luật đại cương, logic đại cương, đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam, cơ sở văn hóa Việt Nam, xã hội học đại cương, hóa vô cơ và hữu cơ đại cương, sinh học đại cương, xác suất thống kê.

Thứ hai, sinh viên theo chương trình học tại đại học sẽ thu về các kiến thức cơ sở của ngành gồm các môn học: Sinh hóa – thủy sản, hóa phân tích ứng dụng – thủy sản, ngư nghiệp đại cương, thực vật thủy sinh, vi sinh thủy sinh đại cương, động vật thủy sinh, sinh lý động vật thủy sinh, hình thái và phân loại cá – tôm,  dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản, miễn dịch học thủy sản đại cương, mô – phôi động vật thủy sản, kinh tế tài nguyên thủy sản, tiếng Anh chuyên ngành thủy sản.

Thứ ba, bạn được cung cấp các kiến thức chuyên ngành thông qua các môn học tiêu biểu như: kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển, kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, kỹ thuật nuôi đồng vật thân mềm, di truyền và chọn giống thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản, quản lý chất lượng môi trường ao nuôi thủy sản, kinh tế thủy sản, vi sinh vật hữu ích, thương hiệu sản phẩm thủy sản, kỹ thuật trồng rong biển, kỹ thuật khai thác thủy sản, kinh tế thủy sản, quy hoạch phát triển thủy sản, công trình và thiết bị thủy sản, marketing thủy sản, thuốc và hóa chất trong thủy sản, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, phân tích hoạt động kinh doanh, quan trắc và cảnh báo môi trường, xây dựng và thẩm định dự án đầu tư.

Thứ tư, không chỉ có kiến thức, suốt chương trình học tại các trường đại học hiện nay bạn sẽ có những môn học thực tiễn, và thực tập để đảm bảo kỹ năng thực tế với ngành nuôi trồng thủy sản của bạn được tốt nhất.

 Kiến thức trang bị khi theo học ngành nuôi trồng thủy sản tại trường đại học
 Kiến thức trang bị khi theo học nuôi trồng thủy sản tại trường đại học

Đó là những kiến thức trang bị cho bạn để có hành trang tốt nhất ra trường và tiến vào thị trường việc làm với ngành rất đa dạng. Để biết được tương lai bản thân có thể định hướng việc làm với ngành học này như thế nào thì phần tiếp theo của bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích nhất giúp bạn trả lời câu hỏi ngành nuôi trồng thủy sản ra làm gì.

Xem thêm: Ngành Nông học ra làm gì?

2. Cơ hội việc làm hấp dẫn định hướng tương lai với nuôi trồng thủy sản

Để giúp bạn xác định hướng đi tốt nhất cho bản thân khi theo học ngành nuôi trồng thủy sản hoặc định hướng giúp các bạn tự tin chọn ngành và trả lời câu hỏi ngành nuôi trồng thủy sản ra làm gì? Ngành học này có tương lai phát triển tốt hay không? Cùng đi vào các thông tin chi tiết sau đây:

2.1. Điều kiện để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản

Việt Nam với lợi thế về hệ thống sông ngòi và vùng biển rộng kiến ngành thủy sản nước ta cũng đa dạng hơn rất nhiều. Điều này đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới hiện nay. Nó tạo ra nguồn thu nhập hấp dẫn hơn và tạo cơ hội việc làm cho nhiều các đối tượng lao động khác nhau.

Một ngành không thể thiếu và đang ngày càng chứng tỏ được sức mạnh của mình trong nền kinh tế, rất nhiều các thương hiệu thủy sản nước ta đã có mặt không chỉ tại các tỉnh thành trong nước mà vươn tầm đến các thị trường khó tính trên thế giới hiện nay. Nó nguồn thực phẩm thủy sản phong phú và không thể thiếu với con người hiện nay trong các bữa ăn để cung cấp dinh dưỡng.

Điều kiện để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
Điều kiện để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản

Không chỉ có thủy sản nước ngọt phát triển, thủy sản nước mặn, nước nợ cũng rất đa dạng, tạo lợi thế và điều kiện để ngành nuôi trồng thủy sản tìm kiếm việc làm tốt cho bản thân sau khi ra trường. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực này hiện nay tăng lên, điều này cũng thu hút việc làm và tạo việc làm đối với nhiều điều tượng lao động khác nhau.

2.2. Những vị trí công việc bạn có thể đảm nhận từ tiền đề kiến thức của ngành

Sau khi tốt nghiệp với nền tảng kiến thức chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại các môi trường khác nhau và nhiều vị trí công việc như sau:

Thứ nhất, cơ hội làm kỹ sư nuôi trồng thủy sản tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản hoặc sản xuất thức ăn thủy sản hiện nay trong khu vực nhà nước, liên doanh, tư nhân hoặc các doanh nghiệp của nước ngoài.

Thứ hai, cơ hội đảm nhận vị trí quản lý, hoặc điều hành trong hệ thống sản xuất hoặc kinh trong thủy sản với vai trò là các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ thị trường, cán bộ nghiên cứu, hoặc cán bộ khuyến ngư hiện nay.

Thứ ba, cơ hội được làm việc trong cơ quan quản lý của nhà nước hiện nay như các trung tâm khuyến nông của tỉnh, trạm khuyến nông, bộ khuyến nông, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc làm việc tại phòng nông nghiệp với vai trò là kỹ sư nuôi trồng thủy sản, tư vấn kỹ thuật và chiến lược để phát triển ngành thủy sản của vùng.

 Những vị trí công việc bạn có thể đảm nhận từ tiền đề kiến thức của ngành nuôi trồng thủy sản
 Những vị trí công việc bạn có thể đảm nhận từ tiền đề kiến thức của ngành

Thứ tư, Cơ hội làm việc tại viên nghiên cứu khác nhau hiện nay ở nước ta như viên hải dương học, viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, viện di truyền học, việc khoa học nông nghiệp,..

Thứ năm, cơ hội được làm việc tại các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi chính phủ hiện nay ở nước ta.

Thứ sáu, cơ hội trở thành giảng viên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp khác nhau như các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trên cả nước.

Có nhiều cơ hội việc làm tại các môi trường làm việc khác nhau. Bạn có thể lựa chọn ứng tuyển vào một đơn vị phù hợp với bản thân để phát triển được tốt nhất với ngành.

Ngành Quản lý đất đai ra làm gì

2.3. Mức thu nhập với ngành nuôi trồng thủy sản hấp dẫn như thế nào?

Mối quan tâm của nhiều bạn trẻ hiện nay khi lựa chọn ngành học nuôi trồng thủy sản là mức thu nhập của nghề sau tốt nghiệp, tùy thuộc vào vị trí công việc khác nhau mà mức thu nhập cho một kỹ sư nuôi trồng thủy sản có được cũng khác nhau.

Mức thu nhập với ngành nuôi trồng thủy sản hấp dẫn như thế nào?
Mức thu nhập với ngành nuôi trồng thủy sản hấp dẫn như thế nào?

Theo thống kê thì sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản sau tốt nghiệp với các công việc trong ngành có được hiện nhận được mức thu nhập trung bình vào khoảng 7 triệu – 10 triệu đồng/tháng. Khi có kinh nghiệm làm việc và kỹ thuật nuôi trồng, nghiệp vụ tốt mức thu nhập sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. Trung bình một kỹ sư nuôi trồng thủy sản có kinh nghiệm mức thu nhập dao động từ 10 triệu – 20 triệu đồng/tháng.

Cơ hội phát triển với nghề rất tốt, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường có lợi thế để phát triển ngành kinh tế này thì về lâu dài đây sẽ là ngành các bạn có thể gắn bó và phát triển sự nghiệp của bản thân với nghề.

3. Thông tin tuyển sinh và lựa chọn theo học ngành nuôi trồng thủy sản

3.1. Các trường đại học đào tạo ngành hiện nay bạn có thể lựa chọn

Lựa chọn ngành nuôi trồng thủy sản để theo học, các bạn sẽ có cơ hội để học tập và trở thành sinh viên tại các trường đại học như sau:

+ Trường Đại học Hạ Long

+ Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam

+ Trường Đại học Vinh – Nghệ An

+ Trường Đại học Nha Trang

Các trường đại học đào tạo ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay bạn có thể lựa chọn
Các trường đại học đào tạo ngành hiện nay bạn có thể lựa chọn

+ Trường Đại học Nông lâm thuộc Đại học Huế

+ Trường Đại học Hồng Đức

+ Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Tây Đô

+ Trường Đại học Cần Thơ

+ Trường Đại học Kiên Giang

+ Trường Đại học An Giang

+ Trường Đại học Trà Vinh

+ Trường Đại học Tiền Giang

+ Trường Đại học Bạc Liêu

+ Trường Đại học Đồng Tháp

Đó là tất cả các ngôi trường bạn có thể theo ngành nuôi trồng thủy sản để làm bàn đạp kiến thức chuyên môn phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.

3.2. Thông tin về khối thi và điểm chuẩn xét tuyển vào học nuôi trồng thủy sản

Mã ngành nuôi trồng thủy sản được công bố là 7620301 và chính thức xét tuyển đối với các bạn học sinh theo các khối tổ hợp môn như sau:

+ Khối A00 gồm các môn hóa học – toán học – vật lý.

+ Khối A01 gồm các môn tiếng Anh – toán học – ngữ văn.

+ Khối A16 gồm các môn toán học – ngữ văn – khoa học tự nhiên.

Thông tin về khối thi và điểm chuẩn xét tuyển vào học ngành nuôi trồng thủy sản
Thông tin về khối thi và điểm chuẩn xét tuyển vào học nuôi trồng thủy sản

+ Khối B00 gồm các môn sinh học – hóa học – toán học.

+ Khối D07 gồm các môn tiếng Anh – toán học – hóa học.

+ Khối D08 gồm các môn tiếng Anh – sinh học – toán học.

+ Khối D90 gồm các môn tiếng Anh – hóa học tự nhiên – toán học.

Tùy thuộc vào từng trường sẽ tổ chức tuyển sinh với các khối khác nhau, điểm chuẩn xét tuyển vào ngành học này cũng rất khác nhau. Theo thống kê thì điểm chuẩn xét tuyển năm 2019 với ngành học nuôi trồng thủy sản từ 14 điểm đến 18 điểm xét tuyển vào trường. Đây không phải điểm số xét tuyển cao tạo điều kiện tốt nhất giúp các bạn vào học và theo đuổi con đường nay.

Tham khảo: Ngành Chăn nuôi ra làm gì? Triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn đừng bỏ lỡ

4. Những tố chất đưa bạn phát triển với nghề nuôi trồng thủy sản

Với tiền đề là chuyên ngành nuôi trồng thủy sản tại các trường đại học sau tốt nghiệp. Bạn sẽ có cơ hội việc làm tốt nhất cho bản thân khi hội tụ được các tố chất sau:

+ Niềm đam mê với thủy sản, yêu thiên nhiên và môi trường sống của con người.

+ Kỹ năng chuyên môn tốt và biết vận dụng các kỹ năng, kiến thức này vào công việc.

Những tố chất đưa bạn phát triển với ngành nuôi trồng thủy sản
Những tố chất đưa bạn phát triển với nghề nuôi trồng thủy sản

+ Sáng tạo, phát triển các giống thủy sản mới cho năng xuất tốt hoặc các thức ăn cho thủy sản mang đến hiệu quả kinh tế cao.

+ Biết cách để thu thập thông tin và nghiên cứu vấn đề về thủy sản và thế giới tự nhiên.

+ Không ngừng học hỏi và bổ sung kiến thức trong ngành nuôi trồng thủy sản và các thông tin trong các lĩnh vực liên quan ở trong nước và ngoài nước.

Qua chia sẻ về thông tin trong bài viết này giúp bạn giải đáp được thắc mắc ngành nuôi trồng thủy sản ra làm gì. Hy vọng, đây sẽ là các thông tin định hướng hữu ích về việc làm và lựa chọn tốt nhất về môi trường đào tạo phù hợp với bản thân.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: