1. Giải nghĩa ngành quản lý hàng hải là gì?
Ngành hàng hải là gì?
Ngành hàng hàng hải là một thuật ngữ được ghép bởi 2 từ “hàng” và “hải”. Ở đây “hàng” có nghĩa là hàng hóa, “hải” có nghĩa là biển.
Bởi vậy ngành hàng hải ám chỉ tất cả các việc làm, hoạt động trên biển liên quan trực tiếp đến hàng hóa, buôn bán ,vận tải. Không chỉ vậy, các hoạt động liên quan đến máy móc, kỹ thuật, sửa chữa tàu thuyền, bến cảng, nhà kho chứa đồ tại cảng,... cũng là một trong những hoạt động trong ngành hàng hải.
Còn đối với quản lý, đây là một quá trình làm việc tác động của chủ thể lên đối tượng nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Thông qua các nguồn lực như con người, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt tới những mục tiêu đã được đề ra.
Từ đây ta có thể xác định được rằng, quản lý hàng hải là quá trình quản lý tất cả các hoạt động diễn ra trên biển, giải quyết những vấn đề liên quan đến xây dựng và thực hiện đánh giá các quy trình quản lý hàng hải: Quản lý an toàn hàng hải, Quản lý các phương tiện ngoài biển phục vụ các dự án về thăm dò dầu khí và tài nguyên biển, Quản lý hành chính về cảng biển, Quản lý khai thác cảng biển, Quản lý môi trường từ hoạt động hàng hải, Quản lý khai thác vận tải biển, Quản lý kho vận bến bãi...
Xem thêm: Danh sách việc làm hàng hải mới nhất
2. Ngành quản lý hàng hải ra làm gì sau khi ra trường?
Những công việc liên quan đến hoạt động biển rất nhiều. Tuy nhiên làm việc ở biển khá vất vả và yêu cầu nhiều kỹ năng cao bởi đây là một trong những ngành rất đặc thù.
Sau khi bạn học xong ngành quản lý hàng hải, bạn có thể ra trường và làm các công việc liên quan trực tiếp đến các kiến thức chuyên môn của bạn như: Quản lý hàng hải cho các công ty vận tải biển, quản lý và khai thác cảng biển, luật hàng hải, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới và trong quản lý các biển, đảm bảo an toàn hàng hải,... Cụ thể như sau:
Quản lý hàng hải cho các công ty vận tải biển trong và ngoài nước.
Khi làm việc tại đây, bạn sẽ có thể đảm nhận các công việc như chuyên viên quản lý sổ sách về các giao dịch trên biển, chuyên viên đảm nhận nhập kho hàng, quản lý bến bãi, xác nhập những thông tin liên quan đến lo hàng, liên hệ với đối tác và lên lịch giao hàng,...
Nghiên cứu viên kỹ thuật hàng hải.
Sau khi tốt nghiệp với những kiến thức và kỹ năng học trên trường và các kỹ năng thực tế, bạn có thể tham gia đội ngũ nghiên cứu viên kỹ thuật. Công việc chính sẽ là tập trung nghiên cứu và thử nghiệm các ứng dụng mới trong việc quản lý hàng hải. Từ đây đề xuất và báo cáo với cấp trên để đưa công nghệ tiên tiến vào trong các quá trình quản lý hàng hóa, quản lý kho bãi và các doanh mục công việc khác một cách nhanh chóng và tiện dụng hơn.
Quản lý kỹ thuật.
Khi bạn học ngành quản lý hàng hàng, bạn cũng sẽ được đào tạo các chuyên ngành phục vụ trực tiếp đến hoạt động máy móc của tàu thuyền, các thiết bị trên kho bãi. Bạn có thể xin việc vào các vị trí như kỹ thuật viên hàng hải, chuyên viên quản lý hệ thống tàu thuyền, chuyên viên kỹ thuật phần mềm máy tính,...
Quản lý nhân lực.
Đây cũng là một trong các vị trí mà bạn có thể làm việc sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản lý hàng hải. Bởi nguồn lực ở đây sẽ phải tuyển chọn khá gắt gao, những nhân viên hàng hải là một đội ngũ nhân lực quan trọng. Họ có chuyên môn cao, hiểu được những đặc thù công việc mà còn biết được những công việc trên biển cần các yếu tố nào khi làm việc. Bởi vậy việc quản lý, luôn theo dõi sát sao công việc và cuộc sống của những nhân viên, thủy thủ ở đây ngày càng được coi trọng. Việc quản lý nhân sự sẽ bao gồm quản lý số lượng đầu quân, chất lượng nhân sự làm việc, đánh nhân lực và có phương hướng phát triển nhân lực theo kế hoạch.
Chuyên viên giám định hàng hải.
Chuyên viên giám định hàng hải sẽ thực hiện các công việc chính đó là giám định hàng hóa và giám định cơ sở vật chất hàng hải như tàu thuyền, máy móc vận tải,...Đối với giám định hàng hóa, chuyên viên giám định sẽ thực hiện nhiệm vụ ngay trên cảng hoặc trong các kho chứa hàng. Nhiệm vụ của học sẽ kiểm tra các lô hàng hóa vừa được nhập kho hoặc chuẩn bị xuất kho với các tiêu chuẩn hàng hóa có sẵn, thao tác này nhằm xác nhận hàng hóa có bị hỏng hóc, chất lượng hàng hóa có bị kém đi hay không để thực hiện các quy trình vận tải tiếp theo.
Những chuyên viên giám định hàng hải là những người đã có kinh nghiệm lâu năm, họ được nhà nước cấp giấy chứng nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được giao.
Quản lý an ninh hàng hải.
Đây là một trí công việc sẽ phải thực hiện các công việc như đảm bảo an ninh khu vực kho bãi chứa hàng hàng, luôn đảm bảo sự an toàn cho các nhân viên khi làm việc, đảm bảo hệ thống an ninh hoạt động suốt 24h, cập nhật và báo cáo tình trạng công ty mỗi ngày, thiết chặt quản lý và có những kế hoạch an ninh dự trù rủi ro,...
Ngoài những công việc trên, bạn còn có thể làm nhiều công việc khác liên quan đến chuyên môn của mình cũng như năng lực và các vị trí của công ty yêu cầu.
3. Học ngành quản hàng hải ra trường lương tháng bao nhiêu?
Hiện nay, đối với các công việc liên quan đến ngành quản lý hàng hải ở Việt Nam đang khá ổn định và có một mức lương khá cao so với một số việc thông thường.
Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương cho công việc quản lý hàng hải thường bắt đầu với mức lương cứng là từ 10-15 triệu/tháng.
Ngoài ra một số mức lương sẽ phục thuộc vào vị trí của bạn làm việc và kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Càng nắm giữ vị trí cao hoặc các công việc có độ phức tạp như nghiên cứu viên kỹ thuật, giám định viên mức lương sẽ có thể rơi vào khoảng 15 - 20 triệu/tháng.
4. Học ngành quản lý hàng hải ở đâu thì uy tín?
Trong nước ta, ngành biển rất phát triển do có nhiều tỉnh thành giáp biển và giao thương cũng rất thuận lợi trong khu vực. Chính vì vậy nhu cầu nguồn nhân lực ngành hàng hải rất lớn. Dưới đây là một số trường đại học bạn có thể tham khảo về công tác giảng dạy và chất lượng của mỗi trường nhé.
Thứ nhất, Ngành quản lý hàng hải tại Đại học Hàng hải Việt Nam. Đây là ngôi trường chuẩn đào tại các học viên trong lĩnh vực hàng hải. Vị trí địa lý nằm ở Hải Phòng vùng đất cảng, chính vì vậy học viên được tiếp xúc và thực hành thực tế các kỹ năng, được tham quan và làm việc trực tiếp tại cảng biển.
Thứ hai, ngành quản lý hàng hải tại Đại học Giao thông vận tải. Là một ngôi trường chuyên đào tạo học viên về các lĩnh vực vận tải, các kiến thức liên quan đến vận tải trên biển, quản lý vận tải,.. được chú trọng và có chất lượng đào tạo tốt. Bạn có thể tham khảo một số chuyên ngành học tại đây và lựa chọn ngành hàng hải phù hợp cho mình.
Ngoài ra, bạn còn có thể khan khảo một số trường đại học hàng hải có chất lượng đào tạo tốt như Đại học Nha Trang, Đại học Giao thông vận tải Hồ Chí Minh, Đại học Thủy Lợi,...
Trên đây là những thông tin giải thích và cung cấp các kiến thức có liên quan đến câu hỏi ngành quản lý hàng hàng ra làm gì sau khi tốt nghiệp đại học. Hy vọng bạn đã có thể xác định được định hướng trong quá trình học tập của mình cho công việc sau này, theo dõi chúng mình để đọc nhiều ngành nghề khác nữa nhé!
Tham gia bình luận ngay!