1. Hiểu rõ hơn về ngành quản lý nhà nước và những điều lý thú cho bạn
Hiện nay thí sinh có rất nhiều cơ hội để chọn nghề, chọn trường cho mình, một trong những ngành nghề được nhiều bạn thích thú chọn lựa đó chính là ngành quản lý nhà nước.
1.1. Quản lý nhà nước - ngành học cho con ông cháu cha - đúng hay sai?
Là một trong những ngành học tưởng chừng như rất mơ hồ nhưng lại rất thực tế, ngành quản lý nhà nước là ngành đào tạo ra các cử nhân làm việc trong các phòng ban, tổ chức, … thuộc cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhắc đến ngành quản lý nhà nước là nhắc đến cụ từ “biên chế” bởi vậy mà mặc định chung người ta gắn cho ngành học này mắc dành cho “con ông cháu cha” như thực sự có như vậy?
Thật tính mà nói ngành quản lý nhà nước là ngành học dành cho những người có quan hệ, là con ông cháu cha cũng không phải là thiếu cơ sở, vì lẽ, ngành học này đào tạo ra các cử nhân thực hiện công tác quản lý hành chính nhà nước, những nhà lãnh đạo sau này. Nếu là làm đúng chuyên ngành thì ngành học này gần như chỉ được tuyển dụng tại các cơ quan nhà nước, mà trong khi đó thực tế cho thấy rằng con đường “biên chế” rất gian nan mà không phải ai cũng đạt được thành quả cho mình.
Tuy nhiên, ngành quản lý nhà nước không quá khó khăn trong quá trình tìm việc làm hay quá trình học tập như vậy. Cốt lõi là bạn phải có trình độ, năng lực, bạn có thể dự thi biên chế các cấp để ứng tuyển. Hoặc bạn cũng có thể làm các công việc hàng chính nói chung tại các doanh nghiệp tư nhân, vì lẽ chương trình đào tạo của ngành học này rất phù hợp với yêu cầu năng lực của những doanh nghiệp tuyển dụng các vị trí hành chính nhân sự, thư ký trợ lý, …
1.2. Ngành quản lý nhà nước là gì? Bạn đã biết!
Ngay trong chính cái tên của mình, quản lý - nhà nước đã cơ bản định hình được đặc điểm nghề nghiệp của những người trong ngành. Đó là thực hiện công việc quản lý các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao, … trong các cơ quan nhà nước. Ngành quản lý nhà nước là ngành học đào tạo ra những cử nhân có trình độ năng lực thực hiện công tác quản lý nhà nước, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp có tư tưởng chính trị vững vàng để thực hiện các hoạt động ổn định và quản lý nhà nước.
Một trong những hình ảnh quen thuộc mà chúng ta thường thấy đó là những nhân viên công vụ thực hiện các thủ tục hành chính như hỗ trợ người dân công chứng chứng từ, tiếp dân, … đó chính là một bộ phận trong ngành quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước thực tế rất rộng, nó có thể bao gồm việc quản lý nói chung các ngành kinh tế, các lĩnh vực chính trị, khoa học, ngoại giao, … Nhìn chung quản lý nhà nước là hoạt động quản lý hành chính liên quan đến các vấn đề hành pháp, tư pháp, văn hóa, chính trị, … để đảm bảo ổn định và xây dựng nhà nước.
Từ đặc điểm nghề nghiệp như vậy nên chương trình đào tạo của chuyên ngành này cũng tập trung cao độ vào việc xây dựng, phát triển hoàn thiện hóa các kỹ năng, kiến thức chuyên môn của người học trong vấn đề quản lý nhà nước. Ngoài ra, cử nhân chuyên ngành này còn được học tập, nghiên cứu các môn học về khoa học chính trị để vững vàng tư tưởng, hiểu được đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước phục vụ cho công tác tư tưởng, công tác dân vận sau này. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể ứng tuyển trong các cơ quan nhà nước hoặc ứng tuyển vào vị trí hành chính văn phòng trong các doanh nghiệp tư nhân.
Cử nhân chuyên ngành quản lý nhà nước sẽ cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như sau:
- Có ý thức tốt trong việc chấp hành nội quy của cơ quan, tổ chức, chấp hành pháp luật.
- Trung thành với Đảng và nhà nước, đồng thời hiểu rõ về đường lối lãnh đạo từ đó có tư tưởng chính trị vững vàng, không bị lung lay bởi các thế lực chống phá thù địch.
- Thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ nghề nghiệp chuyên biệt, năng lực chuyên môn vững vàng trong công tác hành chính nhà nước.
- Hiểu biết xã hội vững vàng, là một cán bộ hành chính nhà nước năng động, nhiệt huyết và đổi mới.
Xem thêm: Việc làm Công chức - Viên chức nào đang được tuyển dụng? Click để xem ngay!
2. Khối học, mã ngành và trường đào tạo chuyên ngành QLNN
Chuyên ngành QLNN hiện có mã ngành là: 7310205 với các khối tuyển sinh rất đa dạng cho thí sinh chọn lựa. Cụ thể, để học chuyên ngành này thí sinh sẽ cần dự thi các khối cơ bản về khoa học xã hội và cả khoa học tự nhiên như:
- Khối thi A00 với tổ hợp môn xét tuyển là Toán học, Vật lý và Hóa học
- Khối thi A01 với tổ hợp môn xét tuyển là Toán học, Vật lí và Tiếng Anh
- Khối thi C00 với tổ hợp môn xét tuyển là Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí
- Khối thi C01với tổ hợp môn xét tuyển là Ngữ văn, Toán học và Vật lý
- Khối thi C15 Ngữ văn, Toán học, Khoa học xã hội
- Khối thi D01 với tổ hợp môn xét tuyển là Ngữ văn, Toán học và Tiếng Anh
Hiện tại, trên cả nước có khoảng 11 trường đại học đào tạo chuyên ngành quản lý nhà nước với mức điểm sàn tương đối đa dạng phù hợp với năng lực đa dạng của học sinh. Hệ thống 11 trường đại học hàng đầu đào tạo chuyên ngành này cũng phân bố khắp mọi miền tổ quốc, rất thuận tiện cho quá trình học tập.
Trường đại học đào tạo | Hình thức tuyển sinh | Điểm trúng tuyển 2019 |
Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền | C15, A16, D1, R22 | 17,25 (D01, R22) 17,25 (A16) 18 (C15) |
Trường Học viện Chính sách và Phát triển | 17.15 | |
Trường Đại học Nội vụ | A01, D01, C00, C01 | 16 (A01, D01) 18 (C00, C01) |
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | B00; C00; C03; D09 | 14 |
Trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam | C00, D66, D84, A00 | 15 |
Trường Đại học Vinh | C00; D01; A00; A01 | 14 |
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng | 19,50 | |
Trường Đại học Quy Nhơn | C00; D01; D14; A00 | 18 |
Trường Học viện Cán bộ TP.HCM | 21,15 | |
Trường Đại học Thủ Dầu Một | A16, C00,C14, D01 | 15 |
Trường Đại học Trà Vinh | C00, C04, D01, D14 | 15 |
3. Chương trình đào tạo cần đáp ứng ngành quản lý nhà nước
Như đã nói ở trên, sinh viên chuyên ngành quản trị nhà nước sẽ cần đáp ứng về trình độ chuyên môn cùng tư tưởng chính trị vững vàng. Chính vì vậy, họ sẽ cần học tập và nghiên cứu các môn học sau trong khung chương trình đào tạo của mình:
- Khối các kiến thức chung. Sinh viên sẽ cần đáp ứng yêu cầu về các kiến thức cơ sở, đây sẽ là nền tảng tư tưởng, chính trị cho quá trình học tập nghiên cứu sau này. Để đáp ứng yêu cầu kiến thức này bạn sẽ cần học, thi giữa kỳ và thi kết thúc các môn về tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối ĐCS, triết học, …. Hiểu rõ về tư tưởng, đường lối của đảng và nhà nước sẽ là cơ sở vững chắc cho quá trình làm việc khi ra trường. Cùng với đó sinh viên cũng phải liên tục rèn luyện sức khỏe, tinh thần thể dục thể thao, hiểu rõ về quốc phòng an ninh và những phương pháp phòng bị cơ bản, …
- Sau khi hoàn thành khối kiến thức chung, sinh viên sẽ được học, nghiên cứu về các kiến thức cơ sở, kiến thức ngành để bổ sung cũng như hoàn thiện hơn nữa năng lực chuyên môn cá nhân. Từ đó phục vụ tốt cho quá trình làm việc sau này. Khối kiến thức cơ sở sẽ bao gồm những môn cơ sở về chính trị, xã hội và thống kê. Còn khối kiến thức ngành sẽ bao gồm các môn chuyên ngành đáp ứng cho nhu cầu làm việc sau này của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Cụ thể khối kiến thức chuyên ngành đó là hệ thống các môn về pháp luật, quản lý hành chính, các môn chuyên ngành như phân tích chính sách, quản lý nhà nước, .... từ đó định hình cho việc chọn chuyên ngành để nghiên cứu chuyên sâu sau này.
- Sinh viên đảm bảo các kiến thức chuyên ngành sẽ được học tập các môn nghiên cứu chuyên sâu phần theo ba chuyên ngành cụ thể là trợ lý hành chính; tổ chức nhân sự và hành chính công. Tùy vào sự lựa chọn cụ thể của sinh viên mà những môn học chuyên ngành này sẽ linh động khác nhau.
- Cuối cùng sinh viên sẽ kết thúc quá trình học tập bằng khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần tương đương cho mình. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được bổ trợ các kiến thức bổ trợ cho quá trình học tập như tiếng anh chuyên ngành, kỹ thuật máy tính, … để hỗ trợ đắc lực cho quá trình học tập.
Ngành quản lý nhà nước có chương trình đào tạo là 4 năm, bởi vậy sinh viên sẽ cần đáp ứng tối thiểu là 135 tín chỉ, trong đó chưa kể giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng an ninh là những môn điều kiện ra trường, không tính vào hệ tín chỉ đào tạo.
Tham khảo: Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự ra làm gì?
4. Học ngành quản lý nhà nước ra làm gì? Thông tin chi tiết bạn nên biết
Ngành quản lý nhà nước là ngành rất rộng với đa dạng các công việc mà sinh viên có thể thực hiện sau khi ra trường. Với đặc điểm nghề nghiệp tương thích với nhiều ngành nghề khác nhau, ngành quản lý nhà nước hứa hẹn ngày càng mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho người tìm việc trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể những công việc sau khi ra trưởng dành cho cử nhân quản lý nhà nước như sau:
- Nhân viên hành chính văn phòng tại các cơ quan nhà nước: Đây được xem là ước mơ của rất nhiều sinh viên quản lý nhà nước, trở thành nhân viên hành chính văn phòng sẽ giúp các cử nhân có cơ hội làm việc và công tác đúng chuyên ngành của mình.
- Trường phòng nội vụ, phòng văn hóa, giám đốc sở nội vụ, ... : đây đều là những vị trí đáng mơ ước trong công tác hành chính nhà nước. Những cử nhân chuyên ngành này có trình độ, năng lực và định hướng thăng tiến nghề nghiệp rõ ràng, liên tục học tập nghiên cứu và phấn đấu sẽ có thể thăng tiến lên những vị trí đáng mơ ước này.
- Nhân viên hành chính văn phòng làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân: các doanh nghiệp tư nhân hiện liên tục có nhu cầu tuyển dụng việc làm hành chính văn phòng nhằm đáp ứng các yêu cầu công việc về hành chính nhân sự cho doanh nghiệp như tuyển dụng, đào tạo, đảm bảo các hoạt động hành chính, lưu trữ thông tin, ….
- Trở thành giảng viên chuyên ngành: sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc thường được giữ lại khoa giảng dạy, hoặc bạn cũng có thể ứng tuyển vào giảng dạy các trường đại học, cao đẳng khác có chuyên ngành quản lý nhà nước, hoặc giảng dạy các bộ môn về quản lý nhà nước hành chính văn phòng.
Quản lý nhà nước là một ngành học lý thú, ngày càng thu hút sinh viên theo học. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ trên đây bạn đã nắm rõ về ngành quản lý nhà nước cũng như những công việc sau khi ra trường của chuyên ngành này.
Tham gia bình luận ngay!