1. Bạn cần biết gì về ngành Quản lý Thông tin?
Quản lý Thông tin hiểu nôm na là ngành học được thiết kế trong hệ thống giáo dục để thực hiện sứ mệnh đào tạo ra những thế hệ, đồng thời chính là nguồn nhân lực cho xã hội. Trong đó, người học Quản lý Thông tin sẽ am hiểu mối quan hệ, sự tương quan và nằm lòng các kiến thức song song giữa ngành thông tin, CNTT và lĩnh vực truyền thông. Thông qua những sự hiểu biết này, người học Quản lý Thông tin sẽ biết cách vận dụng trong quá trình xây dựng, quản lý và giám sát những hệ thống lưu trữ thông tin. Đồng thời, có thể cung cấp cho quá trình vận hành, phát triển của các doanh nghiệp, tổ chức bằng những thông tin hỗ trợ xác đáng.
Tựu chung, Quản lý Thông tin là chuyên ngành giảng dạy cho sinh viên những tri thức mang tính chuyên môn học thuật. Bên cạnh đó là trang bị các hệ thống về kỹ năng mềm, đặc biệt là thái độ, nhận thức về lĩnh vực quản trị tri thức và thông tin. Chuyên ngành được thiết lập với sứ mệnh đảm bảo về đầu ra chuyên viên, cán bộ, nhân viên cho các cơ quan, đơn vị thuộc Chính phủ, Nhà nước cũng như các tổ chức, doanh nghiệp, công ty hoạt động khắp các lĩnh vực.
Đọc thêm: Tìm hiểu ngay ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì?
2. Học Quản lý Thông tin sinh viên được học những gì?
Chúng ta đang sống chung một thế giới và không gian với các thông tin mỗi ngày. Với chuyên ngành Quản lý Thông tin, sinh viên sẽ được tiếp cận với nhiều kiến thức mang tính toàn diện về nhiều khía cạnh liên quan đến thông tin. Đó là môi trường thông tin, cơ chế vận hành và hoạt động quản lý thông tin trong các tổ chức, đơn vị và cơ quan khác nhau. Tham gia vào ngành học này, người học sẽ được trang bị một cách chuyên nghiệp nhất và bài bản nhất về các kỹ năng quản lý thông tin cũng như tri thức.
Sinh viên Quản lý Thông tin không chỉ sở hữu chuyên môn, còn tự tin về phẩm chất, trách nhiệm và đạo đức của người làm nghề. Bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng ăn nói trước công chúng, trước xã hội và kỹ năng thích nghi nhanh, linh hoạt trong nhiều đặc trưng về môi trường làm việc. Đặc biệt, sinh viên cũng được đảm bảo các kỹ năng ngoại ngữ để cơ bản sử dụng được tiếng Anh, hỗ trợ tối đa trong quá trình làm việc.
Có thể sẽ có sự khác biệt giữa các chương trình đào tạo của ngành học này. Tuy nhiên, nhìn chung, Quản lý Thông tin là ngành học mang lại cho sinh viên những kỹ năng và chuyên môn trong công tác phát triển, lựa chọn nguồn lực thông tin. Sinh viên hiểu được cách thiết lập các kho thông tin số và đặc biệt là biết cách thiết lập các hệ thống chuyên biệt trong cơ sở dữ liệu. Song song với đó, người học chuyên ngành này sẽ được tiếp cận và trau dồi về kỹ năng tìm kiếm, lưu trữ, phân tích, xử lý và bảo vệ thông tin. Kỹ năng xây dựng các sản phẩm cần thiết về thông tin dữ liệu và hỗ trợ cung cấp thông tin dịch vụ theo từng yêu cầu cụ thể.
Với Quản lý Thông tin, sinh viên cũng được rèn luyện các năng lực nghiệp vụ. Sinh viên sẽ biết cách làm thế nào để thực hiện tư vấn, giới thiệu, làm thế nào để thiết lập và quản trị các hệ thống thông tin dữ liệu. Phạm trù chuyên môn của sinh viên Quản lý Thông tin thuộc về những chủ thể như các thư viện, công ty, doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan. Đồng thời, người học còn được bồi dưỡng và tiếp cận về cách làm việc, nghiên cứu một cách sáng tạo, nhấn mạnh tính độc lập.
Hơn hết, người học chuyên ngành trên sẽ được cung cấp những kiến thức kỹ năng quản trị thông tin và kỹ năng tư duy về hệ thống. Nhiều sinh viên thắc mắc rằng, học Quản lý Thông tin có tương tự như học công nghệ thông tin hay không? Điều quan trọng ở đây là, một chuyên viên quản trị thông tin không nhất định phải giỏi về phát triển, lập trình phần mềm như là một chuyên viên IT. Một chuyên viên quản lý chỉ cần am hiểu và nhận thức được chức năng, vai trò, tầm quan trọng và cách ứng dụng công nghệ thông tin. Mặt khác, họ cũng cần nằm lòng những nguyên tắc, nghiệp vụ trong kinh doanh, biết làm cách nào để tổng hợp, xử lý và thu thập thông tin trong các hoạt động kinh doanh thuộc về doanh nghiệp.
Với Quản lý Thông tin, mặc dù chưa được nhiều cơ sở giáo dục tại Việt Nam tham gia đào tạo. Tuy nhiên, một vài thống kê về chương trình đào tạo chuyên ngành này ở một số trường Đại học cho thấy, ngành rất chú trọng về công tác thực hành cho sinh viên. Các giờ giảng lý thuyết được cắt giảm hạn chế, nhường chỗ cho những học phần có tính thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Sinh viên sẽ được tham gia và có những trải nghiệm chân thực hơn về các công ty, doanh nghiệp từ năm nhất, năm hai. Qua quá trình đó, họ sẽ nhận thức được vai trò của các học phần đó đối với ngành.
Người học cũng sẽ được tham gia vào các hoạt động của những công ty vào năm thứ ba và ở năm cuối của khóa học, sinh viên đã hoàn toàn có đủ năng lực để trực tiếp tham gia vào việc tư vấn, tham mưu, hỗ trợ phương thức quản lý thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan.
3. Triển vọng nghề nghiệp cho cử nhân Quản lý Thông tin
Có thể nói, Quản lý Thông tin tuy là ngành học còn khá mới mẻ, nhưng ngày càng được nâng cao về chất lượng đào tạo. Cho thấy tầm quan trọng của ngành đối với thực tiễn và nhu cầu từ xã hội. Nhiều sinh viên dần tìm kiếm thông tin và thể hiện sự tò mò, yêu thích khám phá hơn về chuyên ngành. Một trong số những lý do giải thích cho thực trạng trên, chắc chắn xuất phát từ triển vọng và cơ hội việc làm của cử nhân Quản lý Thông tin sau khi tốt nghiệp.
3.1. Nhu cầu về nhân lực đối với ngành
Bạn thấy đấy, thông tin được “số hóa” xung quan chúng ta, hoặc bằng cách nào đó, chúng tồn tại ở nhiều hình thức, nhiều dạng trình bày và lưu trữ chuyên biệt. Nếu như trước đây, thông tin chỉ được thể hiện qua lời nói, sách báo hay văn bản, tài liệu thì ngày nay, với sức công phá của công nghệ kỹ thuật điện tử, thông tin dần được chuyển hóa ở nhiều hình dạng hơn.
Sự bùng nổ về thông tin và cơ chế hoạt động, bảo quản và lưu trữ khá phức tạp của chúng cần đến những chuyên gia thực sự am hiểu về các hệ thống, cách vận hành hệ thống cũng như cách bảo vệ, trích xuất, xử lý và đảm bảo thông tin dữ liệu theo đúng quy trình. Bên cạnh những tổ chức, cơ quan, đơn vị đang dần hiểu được tầm quan trọng của quản lý thông tin. Thì đa phần, nhiều công ty, doanh nghiệp đang có dấu hiệu chủ quan và xem nhẹ công tác này.
Đó cũng chính là một tác động đáng kể gây ảnh hưởng đến thế mạnh trong quá trình cạnh tranh kinh doanh. Quản lý thông tin không tốt có thể là tác nhân mang lại tác hại vô cùng lớn đối với doanh nghiệp. Vì thế, học ngành Quản lý Thông tin, chắc chắn các sinh viên sau khi ra trường sẽ tiếp cận được nhiều cơ hội về nghề nghiệp đúng chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
Với những ai có niềm đam mê và thực sự nghiêm túc đầu tư trong quá trình học Quản lý Thông tin. Khả năng cao sẽ trở thành những chuyên gia về số liệu thông tin, dễ dàng thể hiện trình độ của bản thân và thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp của mình.
Ngành Quản lý xây dựng ra làm gì
3.2. Một số định hướng nghề nghiệp cho ngành
Sinh viên sau khi hoàn thành khóa học Quản lý Thông tin sẽ có nhiều cơ hội trên thị trường việc làm với nhiều vị trí vô cùng đa dạng, hấp dẫn. Có thể điểm danh những vị trí việc làm phù hợp nhất như:
+ Chuyên viên phân tích dữ liệu: Hoạt động trong các bộ phận thuộc mảng nhân sự, marketing, kinh doanh và khách hàng. Làm việc trong các công ty và doanh nghiệp trong và ngoài nước.
+ Nhân viên quản lý tài liệu, quản trị dữ liệu tại các đơn vị, cơ quan thuộc Nhà nước. Đặc biệt là các hệ thống thư viện, văn thư của các cơ sở giáo dục và đào tạo, hoặc tại bộ phận hành chính văn thư ở các doanh nghiệp, công ty, tổ chức.
+ Nhân viên tổng vụ: Làm việc ở các công ty tư nhân, hoặc ở các cơ quan, đơn vị. Là người trực tiếp “care” hết mọi hoạt động của công ty từ trên xuống dưới. Chủ yếu là những hoạt động liên quan đến nhân sự, phúc lợi, lương thưởng, quy định, quy chế của công ty,...
+ Nhân viên quản lý hợp đồng: Vị trí này thường được các tổ chức ngân hàng, tài chính hay bảo hiểm tuyển dụng. Họ là người trực tiếp nắm bắt và chịu trách nhiệm trong công tác xử lý những khía cạnh, vấn đề, sự cố liên quan đến hợp đồng. Chẳng hạn như các vấn đề về điều khoản, hiệu lực, gia hạn, đáo hạn,... Thực hiện theo dõi, giám sát và sắp xếp các hợp đồng.
+ Một số việc làm khác như: Nhân viên tư vấn thông tin kinh doanh; Nhân viên điều tra và thu thập dữ liệu; Nhân viên quản trị dịch vụ; Nhân viên phân tích và nghiên cứu thị trường; Nhân viên quản trị nội dung website; Nhân viên quản trị mạng; Nhân sự quản lý dự án,....
+ Giảng viên giảng dạy tại nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo các cấp.
4. Thông tin tuyển sinh của ngành
Không chỉ tìm hiểu về cơ hội và triển vọng việc làm cho ngành Quản lý Thông tin, mà các sĩ tử còn phải quan tâm đến học chuyên ngành này ở đâu? Và làm cách nào để biết mình có hay không phù hợp với nó?
4.1. Tổ hợp môn xét tuyển và danh sách trường đào tạo
Quản lý Thông tin tổ chức xét tuyển ở các khối thi sau:
- Khối A01: Toán - Anh - Lý
- Khối C00: Sử - Địa - Văn
- Khối D01: Toán - Anh - Văn
- Khối D14: Văn - Anh - Sử
- Khối D15: Văn - Anh - Địa
- Khối D16: Tiếng Đức - Toán - Địa
- Khối D17: Tiếng Nga - Toán - Địa
- Khối D18: Tiếng Nhật - Toán - Địa
- Khối D19: Tiếng Pháp - Tóa - Địa
- Khối D20: Tiếng Trung - Toán - Địa
- Khối D21: Tiếng Đức - Toán - Hóa
Tại nước ta, nếu muốn tham gia ngành học này, bạn chỉ có ba lựa chọn sau:
- Khoa Thông tin - Thư viện - Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Khoa Thông tin - Thư viện - Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM
- Khoa Quản lý thông tin - Trường ĐH Văn hóa Hà Nội
4.2. Những phẩm chất phù hợp đối với ngành
Hãy xem xét mình có đủ những phẩm chất dưới đây không trước khi xác định theo đuổi con đường học tập và sự nghiệp với ngành Quản lý Thông tin nhé:
- Yêu thích và đam mê về công nghệ
- Năng lực tổng hợp, phân tích và thu thập
- Kỹ năng giao tiếp khéo léo, đàm phán và thương lượng
- Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Có trách nhiệm với công việc
- Kiên trì, chịu được áp lực cao trong công việc
- Sáng tạo, năng động, tự tin
Hy vọng những thông tin được topcvai.com kịp thời chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thành công thi tuyển vào ngành Quản lý Thông tin!
Tham gia bình luận ngay!