1. Ngành sinh học ứng dụng là gì?
Sinh học ứng dụng hay chúng ta thường gọi là công nghệ sinh học ứng dụng là một chuyên ngành nghiên cứu về sinh học những thiên về ứng dụng các công nghệ trong nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu về sinh học sẽ có những ứng dụng thiết thực với đời sống con người trong thực tế. Đây được đánh giá là ngành khoa học công nghệ của thế kỷ 21 với việc phát triển trên các nền tảng của các ngành công nghệ và sinh vật học hiện nay.
Thông qua các nghiên cứu ứng dụng sinh học này để áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như nông nghiệp, công nghiệp, an ninh quốc phòng hoặc vấn đề về giải trí,… Ngành sinh học ứng dụng là một phổ biến hiện nay, tuy nhiên việc đào tạo không phải cơ sở giáo dục nào cũng có khả năng.
Trong tiếng Anh thì ngành sinh học được dùng với cụm từ là Applied Biology thông qua các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực sinh học để mang đến những ứng dụng tốt nhất cho cuộc sống con người.
Tham khảo: Ngành công nghệ sinh học là gì? Cơ hội việc làm ngành này ra sao
2. Những kiến thức ngành sinh học ứng dụng mang lại
Khi theo đuổi vào ngành sinh học ứng dụng bạn sẽ được cung cấp và tiếp thu rất nhiều các kiến thức bổ ích và thú vị về thế giới sinh học, thông qua chương trình đào tạo tại các trường đại học bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về lĩnh vực công nghệ sinh học. Không chỉ có kiến thức sách vở, bạn còn được cung cấp và thực hành vào thực tiễn trong các lĩnh vực nông – lâm – y – ngư nghiệp và chế biến thực phẩm.
Thông qua các kiến thức cơ bản về sinh học cơ bản, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, sinh học động thực vật, kỹ thuật ly trích và phân tích các hợp chất hữu cơ, vi sinh học tế bào, kỹ thuật sản sản các sản phẩm ứng dụng trong đời sống, hóa học và hóa sinh,.. cùng nhiều các môn chuyên ngành khác cung cấp kiến thức chuyên môn để hình thành và phát triển kỹ năng cho học sinh sau khi tốt nghiệp có thể ứng dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
3. Ngành sinh học ứng dụng học những gì?
Với chương trình học của ngành sinh học ứng dụng bạn cần phải trải qua những môn học như:
Thứ nhất, các môn học đại cương như đại tuyến số, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, ngoại ngữ, pháp luật đại cương, tin học, tư tưởng Hồ Chí Minh, kỹ thuật lập trình C, giải tích, vật lý điện – từ, xác suất thống kế, vật lý quang – nguyên tử,..
Thứ hai, các kiến thức cơ sở cho ngành sinh học ứng dụng với các môn học như di truyền học đại cương, hóa lý và hóa phân tích, hóa sinh, hóa hữu cơ và vô cơ, quá trình và thiết bị sinh học, sinh lý học thực vật, quá trình và thiết bị truyền chất, nhiệt, vi sinh học, thí nghiệm hóa hữu cơ – vô cơ, thí nghiệm hóa sinh, thí nghiệm hóa lý – hóa phân tích,…
Thứ ba, các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành được cung cấp kiến thức thông qua các môn học như công nghệ enzyme; công nghệ sinh vật protein, axit amin, acid hữu cơ; công nghệ sinh học môi trường; công nghệ vi sinh thành phẩm, công nghệ nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, kỹ thuật nuôi trồng và sản xuất nấm ăn, kỹ thuật sinh học phân tử, kỹ thuật phân tích trong công nghệ sinh học, sinh học ứng dụng,…
Thứ tư, các môn chuyên sâu nhưng bạn được chọn để học như công nghệ sản xuất phân sinh học và phân hữu cơ, quản lý chất lượng, vi sinh trong nông nghiệp, mô phỏng quá trình công nghệ, sinh lý học thực vật ứng dụng, an toàn sinh học, công nghệ sinh học trồng trọt, công nghệ dược phẩm, công nghệ sinh học chăn nuôi, kỹ thuật sản xuất rau sạch, tin ứng dụng, dinh dưỡng và thức ăn gia súc, ứng dụng các hoạt chất thiên nhiên.
Đó là các môn học bạn có thể được đào tạo, tùy thuộc vào chương trình dạy của từng trường đại học khác nhau và sẽ đưa ra các môn học phù hợp nhất cho sinh viên khi theo đuổi ngành công nghệ sinh học.
Đọc thêm: Ngành sinh học ra làm gì
4. Ngành sinh học ứng dụng thi khối nào?
Để biết bản thân có khả năng vào học ngành sinh học ứng dụng tại các trường đại học hay không thì điều các bạn cần quan tâm đó chính là khối xét tuyển để biết khối đó có phải là khối điểm mạnh của mình hay không. Để theo ngành sinh học ứng dụng tại các trường đại học khác nhau hiện nay, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 tổ hợp môn thi tuyển theo trung học phổ thông qua gia như sau:
- Tổ hợp môn xét tuyển ngành sinh học ứng dụng A00 – toán học, hóa học, vật lý.
- Tổ hợp môn xét tuyển ngành sinh học ứng dụng B00 – toán học, sinh học, hóa học.
- Tổ hợp môn xét tuyển ngành sinh học ứng dụng A02 –sinh học, toán học, vật lý.
Đó là những khối thi bạn có thể lựa chọn để xét tuyển vào các trường đại học hiện nay trên cả nước với chuyên ngành sinh học ứng dụng.
5. Các trường đào tạo ngành sinh học ứng dụng
Điều rất nhiều bạn quan tâm khi lựa chọn và tìm hiểu về ngành sinh học ứng dụng đó chính là các trường đại học hiện nay tại nước ta đào tạo chuyên ngành này có những trường nào. Nếu bạn chưa biết được thông tin cụ thể về các trường đào tạo ngành sinh học ứng dụng hiện nay thì đọc danh sách ngày sau đây để có được lựa chọn trường đào tạo phù hợp nhất với bạn:
- Trường Đại học Khánh Hòa
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật của Trường Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Quy Nhơn
- Trường Đại học An Giang
- Trường Đại học Cần Thơ
- Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Trường Đại học Tân Tạo
- Trường Đại học Phạm Văn Đồng
- Trường Đại học Nông Lâm của Đại học Huế
Đó là các trường đại học hiện nay đang đào tạo với ngành sinh học ứng dụng mà bạn có thể lựa chọn, tìm hiểu các trường để thấy được một trường đại học phù hợp nhất với bản thân bạn.
6. Điểm chuẩn ngành sinh học ứng dụng
Khi tìm hiểu về ngành không chỉ có các môn học, các thông tin về khối thi và trường học, các bạn còn muốn biết về điểm xét tuyển của ngành này như thế nào, điểm xét tuyển đó có phù hợp với năng lực học tập của bản thân hay không.
Hiện nay nhiều trường sử dụng hai phương thức xét tuyển là xét tuyển học bạ và xét tuyển thông qua điểm từ kỳ thi trung học phổ thông qua gia. Điểm chuẩn xét tuyển với ngành sinh học ứng dụng năm 2019 vừa qua giao động từ 13 điểm – 18 điểm, tùy thuộc vào các trường mà các điểm xét tuyển của họ cũng có sự khác nhau và chênh lệch. Điểm xét tuyển của ngành năm 2018 thì giao động từ 15 điểm – 22 điểm giữa các trường cho ngành sinh học ứng dụng.
Nhìn chung điểm xét tuyển ngành sinh học ứng dụng này không quá cao, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh có lực học khá để theo học tại các trường đại học khác nhau như danh sách đã nêu ở phần trên của bài viết.
7. Ngành sinh học ứng dụng làm gì?
Khi tìm hiểu về ngành học, các bạn đều quan tâm đầu tiên đó chính là sau khi tốt nghiệp ra trường bạn có thể làm việc tại đâu, làm gì? Để giúp bạn có được định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân khi lựa chọn theo học sinh học ứng dụng sau khi tốt nghiệp bạn có cơ hội được làm việc tại các vị trí và môi trường làm việc như sau:
Thứ nhất, bạn có thể làm việc tại các phòng thí nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực dược, sinh học hoặc làm việc tại các trung tâm nghiên cứu về ứng dụng tin học công nghệ cao để phục vụ và áp dụng cho đời sống con người.
Thứ hai, bạn có thể làm việc tại các trung tâm về dịch vụ nông nghiệp hoặc các công ty sản xuất giống cây trồng trên khắp các tỉnh thành cả nước hiện nay.
Thứ ba, làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc các cơ quan quản lý trong lĩnh vực sinh học, cảnh sát môi trường hoặc về công nghệ sinh học – môi trường hiện nay.
Thứ tư, bạn có thể lựa chọn và tìm kiếm việc làm tại các ngành hoặc địa phương trong lĩnh vực sinh học ứng dụng ở bộ, sở hoặc các phòng ban liên quan.
Thứ năm, bạn có thể trở thành người làm công tác về tư vấn, tiếp thị sản phẩm công nghệ sinh học – môi trường tại các công ty thương mại, dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực này.
Thứ sáu, bạn có thể trở thành 1 giảng viên chuyên ngành sinh học ứng dụng tại các trường đại học khác nhau khi đủ chuyên môn, trình độ và có khả năng sư phạm tốt.
Thứ bảy, bạn nghĩ sao khi lựa chọn con đường học lên sau đại học để có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ, nó sẽ giúp bạn có cơ hội việc làm tốt với một mức thu nhập xứng đáng với bản thân.
Đó là những định hướng nghề nghiệp theo ngành khi bạn chọn học sinh học ứng dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, không chỉ có việc làm tại các vị trí trên mà rất nhiều các bạn sinh viên sau tốt nghiệp có cơ hội làm việc trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
8. Mức lương ngành sinh học ứng dụng
Bạn đang quan tâm về vấn đề mức thu nhập khu lựa chọn học ngành sinh học ứng dụng cho bản thân? Đây là một ngành công nghệ ứng dụng của hiện đại, mang đến các sản phẩm thiết thực và ứng dụng trong thực tế của con người.
Một bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện nay được trả với mức thu nhập trung bình giao động từ 6 triệu – 12 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào môi trường làm việc mà bạn có thể tìm kiếm cho bản thân. Đây là một ngành có định hướng phát triển tốt, nến khi có kinh nghiệp và phát triển với nghề mức thu nhập bạn có thể nhận được cao hơn rất nhiều với mức thu nhập khi mới là sinh viên ra trường.
9. Những tố chất phù hợp với ngành sinh học ứng dụng
Để theo đuổi với ngành sinh học ứng dụng , phát triển và gắn bó lâu dài với con đường sự nghiệp này bạn cần hội tụ được các tố chất như:
Thứ nhất, bạn phải là người tỉ mỉ, cẩn thận và chăm chỉ trong công việc để đem lại kết quản công việc tốt nhất.
Thứ hai, yêu thích và giỏi với khối các môn học tự nhiên cũng là tiền để tốt để bạn theo ngành và phát triển lâu dài với nghề sinh học ứng dụng đó nhé.
Thứ ba, bạn có niềm đam mê và khám phá những điều mới mẻ về thể giới sinh học hiện nay, thích nghiên cứu để đưa ra các kết quả có thể ứng dụng tốt nhất cho cuộc sống con người.
Thứ tư, là người có tư chất thông tin và một khả năng tư duy logic về hóa – sinh và các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu để hoàn thành công việc được hiệu quả, chất lượng và mang đến những ứng dụng tốt nhất cho cuộc sống của con người.
Thứ năm, trong công việc bạn cần phải là người thận trọng và chính xác bởi tính chất công việc là nghiên cứu hoặc có liên quan đến sinh học nên cần rất cẩn thận trong công việc để không bị sai sót gây lên những hậu quả không đáng có.
Thứ sáu, khả năng về tin học ứng dụng và sử dụng các công nghệ vào nghiên cứu, khả năng ngoại ngữ cũng là 1 trong các yếu tố giúp bạn có thể phát triển với ngành và tiến xa, đi lâu dài với nghề.
Thứ bảy, một tình thần không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức cả khi làm việc và theo nghề lâu năm cũng sẽ tạo động lực để bạn phát triển và tiến xa hơn với ngành sinh học ứng dụng hiện nay tại bất kỳ đâu.
Đó là những tố chất bạn cần có và nên có khi lựa chọn theo học ngành sinh học ứng dụng. Để tiến xa hơn với nghề thì những tố chất trên là không thể thiếu, nó sẽ giúp bạn phát triển với nghề và có được công việc yêu thích, mức thu nhập như mong muốn.
Qua chia sẻ về ngành sinh học ứng dụng ra làm gì để mang đến cho bạn các thông tin tổng hợp bổ ích nhất. Hy vọng với các thông tin hữu ích từ bài viết này, bạn sẽ chắc chắn hơn khi lựa chọn theo học sinh học ứng dụng là ngành nghề chuyên môn của mình.
Tham gia bình luận ngay!