Ngành thanh nhạc mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp cho bạn!

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2020-05-13 14:41:52

Nghệ thuật là một nơi chốn để con người ta sau những hối hả lo toan mong muốn tìm niềm vui và năng lượng tích cực, bồi bổ tinh thần và tái tạo sức khỏe nội tâm. Người hát qua âm nhạc thể hiện những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc thể hiện bằng những lời ca và giai điệu bay bổng hoặc trầm lắng. Muốn trở thành ca sĩ có thể hát những bài hát chứa đựng nhiều tình cảm như vậy thì cần phải trải qua quá trình học ngành Thanh nhạc. Vậy bạn đã bao giờ tìm hiểu về ngành Thanh nhạc chưa? Ngành nghề đó chỉ hợp với những ai có năng khiếu? Hãy cùng tìm câu trả lời đúng đắn nhất trong bài viết này nhé!

Việc Làm Nghệ Thuật

1. Kiến thức cơ bản về thanh nhạc?

1.1. Thanh nhạc là gì?

Thanh nhạc là loại hình nghệ thuật kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ. Thanh nhạc khác so với khí nhạc – khí nhạc là loại âm nhạc viết dành riêng cho các loại nhạc cụ diễn tấu.

Học thanh nhạc có thể hiểu đơn giản là học cách lấy hơi hiệu quả và luyện tập mở rộng âm vực để nâng cấp giọng hát, làm cho bài hát trở nên hấp dẫn cuốn hút hơn.

Để cải thiện giọng hát được bền bỉ, hơi dài và ổn định, bạn cần kiểm soát tốt hơi thở và mở rộng âm vực. Khi học thanh nhạc bạn sẽ được thực hành các bài tập về hơi thở, chú ý giám sát hơi thở, luyện thanh, mở xương sườn, quản lý cơ bụng,… Tất cả những dạng bài tập như vậy sẽ giúp bạn thực hành hát một cách thoải mái, bền vững hơn.

1.2. Thanh nhạc có khó không?

Đừng rập khuôn suy nghĩ rằng chỉ ai có năng khiếu văn nghệ mới có thể tham gia học Thanh nhạc hoặc chỉ những ai sinh ra trong cái nôi âm nhạc mới có thể thành công với bộ môn nghệ thuật này. Ai cũng có thể bắt đầu học chỉ là mức độ khó dễ chắc chắn sẽ hơi khác nhau một chút. Môn học gì cũng vậy, có thể khó với người này nhưng dễ dàng với người khác, đó là chuyện hết sức bình thường. Bạn nên tìm cho mình một môi trường phù hợp và các giảng viên uy tín tận tâm truyền giảng kiến thức cho bạn để việc học tập tốt hơn. Và một lý do nữa là khó hay dễ tùy theo đam mê, niềm yêu thích, dành thời gian bao nhiều để đầu tư cho âm nhạc của bạn. “Vạn sự khởi đầu nan”, đừng quá lăn tăn và nên tự tin cũng như nghiêm túc với bộ môn này, bạn sẽ nhận ra bạn có tiềm năng hơn bạn tưởng tượng đấy.

Xem thêm: TOP công ty giải trí quyền lực nhất hiện nay và cơ hội việc làm

2. Có nên học thanh nhạc từ nhỏ không?

2.1. Trẻ nhỏ có nên học thanh nhạc hay không?

Khi còn nhỏ, chương trình học văn hóa trên lớp của các bạn nhỏ chưa thực sự nhiều, vẫn mang tính chất vừa học vừa chơi cho nên đầu tư cho con nhỏ học các bộ môn nghệ thuật bên ngoài là một điều lý tưởng. Các bạn nhỏ sẽ có nhiều thời gian học hơn và sự tiếp thu nhanh nhạy sẽ giúp các bạn nhỏ nhanh chóng tiến bộ trên bước đường đam mê và chinh phục ngành Thanh nhạc.

2.2. Lợi ích khi cho trẻ học thanh nhạc

2.2.1. Nâng cao kỹ năng học thuật

Học thanh nhạc giúp ích cho trẻ khi học môn Toán tại trường vì khi học thanh nhạc các em phải hiểu được nốt nhạc giai điệu, kỹ thuật luyến ngắt, tiếp xúc với chia và tạo phân số. Có những nghiên cứu khoa học nổi tiếng thế giới về sự kết nối giữa âm nhạc và ngoại ngữ, trong nghiên cứu đó chỉ ra rằng khi việc học về âm nhạc, chơi các nhạc cụ, thường thức âm nhạc thường xuyên sẽ nâng cao khả năng nói và nghe ngoại ngữ một cách tự nhiên nhất.

Nâng cao kỹ năng học thuật
Nâng cao kỹ năng học thuật.

Bởi vậy khi học thanh nhạc, các em nhỏ chắc chắn sẽ có thể tiếp thu và giao tiếp môn Tiếng Anh tốt hơn hẳn các bạn cùng lớp. Bên cạnh đó việc học thuộc lòng lời bài hát, chú ý giai điệu tiết tấu cũng đòi hỏi các em tập trung tâm trí, từ đó luyện tập khả năng ghi nhớ và tư duy khoa học hơn.

2.2.2. Phát triển kỹ năng thể chất

Chưa đề cập tới những động tác đứng hay ngồi khi luyện thanh thì việc học thanh nhạc sẽ luôn đòi hỏi việc tập trung tinh thần tâm trí trong lúc thực hành hát cũng giúp cho con người luôn trong trạng thái tỉnh táo, tâm trạng vui tươi cởi mở, vui vẻ yêu đời. Như những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng khi tâm trạng của một người đang tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Tiến sĩ David Hawkins là một bác sỹ người Mỹ rất nổi tiếng với phát hiện đáng kinh ngạc rằng “Tế bào ung thư sợ nhất là tình yêu”. Bệnh nhân đến tìm gặp ông đến từ khắp nơi trên thế giới và ông phát hiện ra rằng những người bệnh bị ung thư có chung một thái độ chính là suy nghĩ tiêu cực, và càng suy nghĩ tiêu cực, buồn khổ, muộn phiền thì dẫn đến bệnh tình ngày càng nặng hơn. Ngược lại, những bệnh nhân có suy nghĩ tích cực, tâm thế thoải mái, tràn đầy tình yêu thương, không sợ hãi thì sự tiến triển ngày càng khả quan hơn, có nhiều trường hợp khỏi bệnh và sống mạnh khỏe như những người bình thường. Qua nghiên cứu của tiến sỹ người Mỹ này chắc các bạn đã hiểu vì sao học Thanh nhạc giúp cho sức khỏe tinh thần và thể chất cùng tốt lên phải không.

Phát triển kỹ năng thể chất
Phát triển kỹ năng thể chất.

Bên cạnh đấy trong khi học Thanh nhạc, các bạn cần phải học cách hít thở, lấy hơi đều đặn, điều khiển cơ sườn và bụng điều đó tác động đến cả nhịp tim của con người, và học Thanh nhạc cũng tạo thói quen bảo quản cổ họng. Tất cả những điều ấy giúp bạn có sức khỏe thể chất tốt hơn.

2.2.3. Tính kỷ luật và tính kiên nhẫn

Khi học Thanh nhạc các em nhỏ sẽ học tập và làm việc theo giờ giấc khoa học hợp lý từ đó hình thành tính kỷ luật. Ngoài ra thì học một bộ môn nghệ thuật cần nhiều đầu tư công sức thời gian như thế này không thể ngày một ngày hai mà tiến bộ được nên sẽ xây dựng cho các bạn tính kiên nhẫn.

2.2.4. Sự tự tin

Lớp học thanh nhạc bao gồm nhiều học sinh cũng như có rất nhiều người. Làm việc học tập trong môi trường như vậy rất hữu ích cho các bạn nhỏ để tránh rụt rè, sợ hãi đám đông, mạnh dạn tự tin giao tiếp, thể hiện với người lạ. Kỹ năng biểu diễn Thanh nhạc thành thạo dẫn tới việc thuyết trình trước một đám đông chuyên nghiệp tự tin hơn bởi tại các trường cấp ba và Đại học hiện nay yêu cầu các học sinh, sinh viên phải thuyết trình, trình bày rất thường xuyên.

Ngành Truyền thông đa phương tiện ra làm gì?

3. Học Thanh nhạc ở đâu là chuyên nghiệp nhất?

Ở Việt Nam có nhiều trường Đại học uy tín đào tạo về âm nhạc như Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam, Học viện âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện âm nhạc Hà Nội, Học viện âm nhạc Huế,… Những ngôi trường này có chương trình đào tạo phù hợp và chuyên sâu, bên cạnh đó có đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết với học sinh. Các bạn có thể dễ dàng trải qua kỳ thi THPT Quốc Gia với mức điểm từ 18 điểm trở lên để thi đậu vào các trường Đại học về thanh nhạc.

4. Những nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành Thanh nhạc

4.1. Ca sĩ chuyên nghiệp

Đại đa phần sinh viên ngành Thanh nhạc tìm tới học ngành này vì muốn trở thành một ca sĩ hoạt động chuyên nghiệp trong ngành nghệ thuật, đem tiếng hát tới cho những khán thính giả yêu âm nhạc. Tất nhiên thì không phải ai cũng đủ khả năng và may mắn để đi biểu diễn cũng như trở thành ca sĩ nổi tiếng, bạn cần biết cách quảng bá hình ảnh của mình tới mọi người và tự lực nâng cao kỹ năng biểu diễn sân khấu, ca hát của mình.

Ca sĩ chuyên nghiệp
Ca sĩ chuyên nghiệp.

Làm ca sĩ là sống trong một môi trường rất cởi mở, năng động nhưng cũng đầy phức tạp và thị phi nếu không để ý cẩn thận lời ăn tiếng nói. Để trở thành ca sĩ thì tất nhiên bạn cần phải là người giàu cảm xúc, dễ dàng đồng điệu tâm hồn với các thể loại nhạc cũng như hiểu tâm trạng lời bài hát, luôn luôn thoải mái, tự tin ở chỗ đông người, yêu thích sân khấu và trình diễn, có thái độ tốt và trân trọng tình cảm của những người hâm mộ dành tình cảm yêu  thương cho mình.

4.2. Nhạc sĩ – Ca sĩ

Công việc này dành cho những người có khả năng  vừa sáng tác vừa tự có thể hát những bài nhạc của bản thân. Công việc này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng cùng khối lượng công việc nhiều hơn một ca sĩ thông thường.

4.3. Nhà sản xuất âm nhạc

Công việc của một nhà sản xuất âm nhạc là làm ra album, tạo ra một chương trình biểu diễn… và họ cũng là một người có trách nhiệm thực sự khi cho ra những sản phẩm âm nhạc. Một ablum nhạc có thể được trình bày thể hiện bởi những nghệ sĩ, ca sĩ khác nhau, được những nhạc sĩ khác nhau phối âm, nhưng sẽ chỉ có một nhà sản xuất âm nhạc chịu trách nhiệm cho thành công của sản phẩm từ đầu đến cuối. Bởi thế, nhà sản xuất âm nhạc cần phải có một lượng kiến thức uyên bác về âm nhạc, tối thiểu phải hiểu về nhạc lý. Hiểu một cách đơn giản về nghề này thì khi một ca sĩ có một ca khúc đơn thuần chỉ có giai điệu và ca từ, và ca sĩ ấy muốn thể hiện bài hát ấy tới người nghe thì cần tìm đến nhà sản xuất để nhà sản xuất định hướng, “nhào nặn” bài hát đó theo một phong cách phù hợp với tiêu chí thị trường, thị hiếu của người hâm mộ và nguyện vọng của chính ca sĩ đó.

Đọc thêm: Biên kịch là gì? Cơ hội nghề hấp dẫn cho tín đồ điện ảnh

4.4. Giảng viên về Thanh nhạc

Đây là nghề nghiệp dành cho những người đam mê nhạc nhưng không thích bon chen lấn sân vào cuộc đời nghệ sĩ phức tạp, hoặc những người đi hát một thời gian không nổi tiếng, hoặc ngay cả những nghệ sĩ kỳ cựu nhiều kinh nghiệm sân khấu muốn quay về tìm kiếm một nơi để thoải mái chia sẻ những kinh nghiệm về nghề nghiệp đã được đào tạo và thực hành trong từng ấy năm.

Giảng viên về Thanh nhạc
Giảng viên về Thanh nhạc.

Đó cũng vẫn là lựa chọn cần xem xét bởi công việc này vẫn thỏa mãn niềm đam mê với âm nhạc vốn có của người học. Đến với nghề này, chắc chắn bạn sẽ nhận lại nhiều niềm vui hơn bạn nghĩ khi tiếp xúc với các lớp học sinh trẻ trung, năng động, nhiệt huyết. Có khi nào đấy bạn sẽ nhận ra chính học sinh cũng lại là nguồn nhiên liệu giúp bạn hàng ngày giữ vững ngọn lửa đam mê với ngành Thanh nhạc, luôn nâng cao trình độ bản thân hơn để truyền tải những kiến thức cho học trò thân yêu của mình.

4.5. Dàn dựng tiết mục

Khi đã có kinh nghiệm tham gia nhiều chương trình, màn trình diễn người học sẽ có cho mình những ánh nhìn hâm mộ nhiều hơn, được đánh giá là chuyên nghiệp hơn và hiểu được cần làm gì để tạo ra một chương trình nghệ thuật hấp dẫn nhất. Công việc dàn dựng tiết mục yêu cầu bạn cần có dày dạn kinh nghiệm tham gia tổ chức chương trình và cả óc sáng tạo đổi mới hàng ngày. Việc dàn dựng được một chương trình nghệ thuật hoàn hảo và thu hút không đơn giản như những gì khán giả được biết mà tốn thời gian và nhiều công đoạn.

Dàn dựng tiết mục
Dàn dựng tiết mục.

Trong quá trình tạo tiết mục, người dàn dựng tiết mục sẽ thấy phát sinh nhiều vấn đề và rắc rối khác nhau đòi hỏi phải có kinh nghiệm từng trải và cách làm việc quy củ, ứng biến xử lý linh hoạt để có được chương trình hoàn chỉnh xuất sắc như mong đợi. Bởi vậy, những người học Thanh nhạc cần ghi nhớ và phát triển chuyên môn chăm chỉ.

4.6. Dẫn chương trình (MC)

Mọi người có thể có quan điểm rằng học Thanh nhạc dẫn chương trình sẽ không thể chuyên nghiệp và không có chuyên môn bằng một người được đào tạo để trở thành MC chính thống, bài bản, quy củ. Điều đó cũng có phần hợp lý, thế nhưng cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở cho các bạn học Thanh nhạc. Khi làm MC dẫn chương trình, bạn có thể sử dụng những kỹ năng của Thanh nhạc để giúp cho lời nói của bạn trôi chảy, truyền cảm, dài hơi hơn. Vì vậy, những ai có niềm yêu thích với nghề dẫn chương trình có thể tham khảo và học thêm kỹ năng MC song song với ngành Thanh nhạc.

Hy vọng với những thông tin cụ thể về nghề nghiệp như trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về ngành Thanh nhạc. Bạn có thể truy cập website topcvai.com để tìm thông tin về những nghề nghiệp khác.

 

 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: