1. Tổng quan về ngành Toán ứng dụng
Điều gì thúc đẩy bạn quyết định về việc lựa chọn một ngành học để theo đuổi suốt 4 hay 5 năm Đại học? Có thể là gợi ý của bố mẹ, của thầy cô. Cũng có thể đó là thế mạnh, là cơ hội việc làm sau khi ra trường, là xu hướng, là trào lưu,... dù có là gì đi chăng nữa. Thì trước khi chọn chúng, hãy dành thật nhiều thời gian để hiểu về chuyên ngành đó, và đặc biệt là tìm hiểu về những nội dung được đào tạo trong nó nhé!
1.1. Bạn hiểu Toán ứng dụng là gì?
Applied Mathematics hay là tên gọi tiếng Anh của ngành Toán ứng dụng. Vậy bạn hiểu gì về chuyên ngành có vẻ quen nhưng cũng có vẻ khá mới mẻ này? Toán ứng dụng là một ngành toán học đề cập đến toàn bộ hoạt động ứng dụng các kiến thức về mặt lý thuyết trong toán học để hỗ trợ và sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Giải tích số, mô hình toán, tối ưu hóa, toán học tính toán, tin sinh học, toán sinh học, xác suất và thống kê, mật mã, khoa học máy tính, y học, toán tài chính, hình học hữu hạn,.... là những ứng dụng có thể bao gồm trong chuyên ngành này.
Nếu bạn là một người giỏi Toán, hãy quan sát xung quanh. Bạn có thể tự nhận ra, trong bất kỳ hay chính xác hơn là trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, toán ứng dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở kỷ nguyên thông tin kỹ thuật số. Lấy một vài ví dụ đơn giản như: Vị trí kế toán thì rất cần một nhân viên có năng lực tính toán, phân tích và xử lý các số liệu. Các vị trí chuyên viên tài chính, đầu tư, ngân hàng thì rất cần những cá nhân giỏi phân tích, có tư duy logic, biết nhìn nhận thị trường, cơ hội đầu tư và đánh giá các rủi ro,... Hoặc trong lĩnh vực toán - tin, các nhân viên cần có một sự am hiểu tin thông về mật mã công nghệ, an ninh mạng hay lập trình hệ thống,...
Trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia phát triển. Những cá nhân am hiểu về Toán ứng dụng, đặc biệt ở các vị trí việc làm như chuyên gia phân tích đầu tư tài chính, phân tích dữ liệu, chuyên gia phát triển phần mềm,... luôn được các doanh nghiệp và tổ chức săn lùng, với mức thu nhập khủng. Mặc dù vậy, riêng trong bối cảnh của nước ta, thị trường việc làm hàng năm vẫn luôn thông báo những dấu hiệu của sự khan hiếm về nhân lực ngành học này. Tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, nhân lực có chuyên môn trung bình khá nhiều, nhưng nhân lực chất lượng không được bao nhiêu.
1.2. Toán ứng dụng và mục tiêu trong giáo dục
Toán ứng dụng được nhiều cơ sở giáo dục danh tiếng trên thế giới chọn làm ngành học mũi nhọn. Thiết kế chương trình đào tạo với nhiều kiến thức, bộ môn đa dạng và phong phú. Điều này đã hấp dẫn được những người trẻ thực sự có tài năng về Toán học. Có thể kể ra đây những cái tên quen thuộc như Đại học Hồng Kông, Đại học Stanford, Đại học Princeton,... Ở nước ta, Toán ứng dụng cũng bắt đầu được đầu tư và tạo điều kiện phát triển trong các hệ thống và cơ sở giáo dục bậc Đại học. Song song với những ngành học truyền thống liên quan, chẳng hạn như Sư phạm toán, Toán - Tin,... Dần dà, Toán ứng dụng được xem là ngành học có sức hấp dẫn trong nhận thức của người học và các sĩ tử đang ngồi trên ghế nhà trường. Một phần cũng bởi vì tính khả thi và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên Toán ứng dụng sẽ được cung cấp các tri thức cơ bản nhất về nền tảng Toán học truyền thống như Đại số, Giải tích, Thống kê, Xác suất, Cơ sở dữ liệu,.... Đồng thời, được tiếp cận với các kiến thức chuyên sâu hơn về Toán tài chính, Thống kê ứng dụng, quá trình ngẫu nhiên để nghiên cứu lý thuyết xác suất và thống kê. Song song với đó, người học cũng được trau dồi những kỹ năng phân tích và đưa ra những phương án giải pháp cụ thể cho những bài toán mang tính thực tế được xây dựng qua các thuật toán và mô hình hóa.
Các kỹ năng về thống kê cũng được giảng dạy cho sinh viên, có thể kể đến kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và xử lý các dữ liệu,... hỗ trợ trong công tác nghiên cứu, triển khai các công trình thực nghiệm trong nhiều lĩnh vực (y học, môi trường, kinh tế, nông nghiệp,...). Được trang bị các kiến thức trong các phần mềm Toán học (Matlab, SPSS, Maple,...) và kỹ năng lập trình hệ thống.
Mục tiêu của chương trình đào tạo Toán ứng dụng là hướng đến việc đào tạo ra các thế hệ sinh viên có năng lực, chuyên môn đầy đủ để có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực nghề nghiệp. Cũng như có cơ sở, nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp học thuật lên tầm cao hơn (Tiến sĩ, Thạc sĩ).
Xem ngay: Ngành toán học ra trường làm gì? Cơ hội việc làm ra sao
2. Học Toán ứng dụng sinh viên được học những gì?
Tham gia vào ngành học Toán ứng dụng, người học sẽ được trang bị từ cơ bản đến chuyên sâu về các khía cạnh liên quan mật thiết đến Toán học. Bao gồm: Toán rời rạc (kỹ năng tư duy toán học - Logic Toán); Đại số tuyến tính (không gian Euclide, ma trận, ánh xạ tuyến tính, định thức); Lý thuyết tối ưu; Mô hình toán học; Thống kê; Giải tích. Bên cạnh đó, sinh viên còn được cung cấp các kiến thức mang tính bổ trợ về Tin học (mã hóa, lý thuyết đồ thị); Toán tài chính (định giá tuyển chọn, mô hình toán học cổ phiếu, công thức Black Scholes) tùy vào định hướng của bản thân.
Bạn đọc nếu phân vân về nội dung cụ thể trong chương trình đào tạo Toán ứng dụng. Có thể tham khảo khung đào tạo chuyên ngành này tại Đại học Sài Gòn:
+ Khối kiến thức chung: Triết học - Mác Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối ĐCS; Các học phần Tiếng Anh; Pháp luật đại cương; Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
+ Khối kiến thức cơ sở: Phương pháp luận NCKH; Giải tích hàm nhiều biến và một biến; Đại số tuyến tính; Xác suất và thống kê Toán,...
+ Khối kiến thức ngành: Giải tích hàm; Giải tích số; Hàm biến phức; Độ đo tích phân; Phương trình vi phân; Giải tích phi tuyến; Thống kê ứng dụng; Bài toán không chỉnh;...
+ Khối kiến thức chuyên ngành: Các học phần thuộc từng chuyên ngành cụ thể trong Toán ứng dụng. Bao gồm: Toán tin ứng dụng (Phát triển ứng dụng trên thiết bị di động; Giải tích số nâng cao; Lập trình .Net; Phân tích xử lý ảnh; Bảo mật mạng máy tính,...) và Kinh tế định lượng (Giải tích số nâng cao; Mô hình định giá tài sản tài chính; Mô hình tài chính công; Quản trị rủi ro tài chính; Quy hoạch phi tuyến,...). Sinh viên được phép chọn một trong hai chuyên ngành này để được đào tạo chuyên sâu.
+ Thực tập/Thực tế
+ Các học phần thay thế và Khóa luận tốt nghiệp
Các sĩ tử cũng có thể tham khảo chương trình đào tạo ngành Toán ứng dụng tại các cơ sở khác. Điển hình về chất lượng có thể kể đến Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Tại đây, Toán ứng dụng được phân thành ba chuyên ngành nhỏ. Bao gồm: Toán ứng dụng trong tin học, trong kinh tế kỹ thuật và trong khoa học tính toán. Với những ai có niềm đam mê với mang những kiến thức ứng dụng của các phép tính vào nhiều lĩnh vực như xử lý tín hiệu, công nghệ thông tin, bảo hiểm, ngân hàng tài chính, quản trị rủi ro, truyền thông và khoa học tính toán,...
Song song với các kiến thức về Toán học, sinh viên còn được tiếp cận với kỹ năng tư duy phân tích, nhằm ứng dụng trong quá trình xử lý và giải quyết các vấn đề trong nhiều khía cạnh, lĩnh vực, ngành nghề một cách hiệu quả và tối ưu nhất có thể.
Ngành Kỹ thuật môi trường ra làm gì
3. Cử nhân Toán ứng dụng ra trường làm gì?
Thông qua những thông tin tham khảo về chương trình đào tạo. Có thể thấy, Toán ứng dụng là ngành mang lại cho người học nhiều nền tảng tri thức hữu hiệu. Những nội dung được trang bị và tiếp cận trong khóa học 4 năm, sẽ giúp cho các sinh viên trước khi ra trường có thể sở hữu đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng mềm. Điều này thường là những yếu tố luôn được ưu tiên trong mắt các nhà tuyển dụng hiện nay. Theo đó, học Toán ứng dụng sinh viên sau khi ra trường có thể hoàn toàn tìm kiếm cơ hội ở những nghề nghiệp sau:
3.1. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực giáo dục
Toán ứng dụng cho phép bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, đặc biệt là ở một khía cạnh mang tính chuyên sâu. Theo đó, khi đã trở thành chuyên gia, cử nhân Toán ứng dụng hoàn toàn có thể công tác dưới một sự nghiệp sư phạm. Nghĩa là có thể trở thành các giáo viên, giảng viên giảng dạy các nội dung liên quan đến Toán học, tại nhiều cơ sở giáo dục và tổ chức đào tạo trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể trở thành chuyên gia nghiên cứu, nhà toán học để định hướng đi sâu vào sự nghiệp học thuật chuyên nghiệp. Chẳng hạn như công tác ở các môi trường chú trọng nghiên cứu như: Viện Hàn lâm KH và CN, Viện Toán học,... tại Việt Nam.
3.2. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực kỹ thuật
Với toán bộ kiến thức về toán rời rạc, toán logic,... cử nhân Toán ứng dụng hoàn toàn có đủ năng lực để tham gia vào nhiều vị trí công việc trong các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động ở mọi lĩnh vực. Chẳng hạn như các chức danh kỹ sư điện tử, việc làm kỹ sư phần mềm hay kỹ sư tin học,... Trong bối cảnh của một kỷ nguyên “Internet of Things”, sự bùng nổ của các thiết bị điện tử và mạng xã hội,... Dường như những doanh nghiệp hoạt động về công nghệ đánh giá rất cao về Toán ứng dụng.
Với những ai có thành tích học tập cao, xuất sắc và toàn diện. Khả năng được giới thiệu hoặc trực tiếp cử đi học các chương trình cao hơn, như Thạc sĩ, Tiến sĩ tại nước ngoài là vô cùng khả thi.
3.3. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực kinh tế
Toán ứng dụng tham gia vào lĩnh vực kinh tế như một điều hiển nhiên không thể bàn cãi. Cử nhân Toán ứng dụng có thể đảm đương nhiều chức danh công việc khác nhau. Từ việc làm chuyên viên kế toán hay chuyên viên kế hoạch tài chính, phân tích đầu tư cho đến chuyên viên thống kê, chuyên viên phân tích dữ liệu hoạt động,... Bạn có thể tìm kiếm các cơ hội cho riêng mình ở những nhà tuyển dụng lớn như:
+ Các doanh nghiệp đầu tư chứng khoán, các ngân hàng, công ty tín dụng, tài chính, bảo hiểm,...
+ Các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, công ty dịch vụ kiểm toán - kế toán, thuế, xử lý số liệu,...
+ Các cơ quan, đơn vị thuộc Chính phủ, NGOs, các tổ chức hay trung tâm nghiên cứu,...
Tựu chung, khi đã nắm bắt tinh thông những kiến thức được truyền đạt trong quá trình giảng dạy của khóa học cho ngành Toán ứng dụng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường. Với mức thu nhập trung bình tại Việt Nam, từ 10 - 20 triệu đồng.
4. Toán ứng dụng và thông tin tuyển sinh cần biết
Tâm trạng của các sĩ tử chưa kết thúc chương trình học phổ thông, dường như ai nấy đều cảm thấy khá chênh vênh trong ngã rẽ lựa chọn ngành nghề hay trường học. Đừng quá lo lắng và áp lực, chỉ cần chủ động hiểu mong muốn và năng lực của bản thân. Song song với quá trình tìm hiểu những thông tin liên quan đến chuyên ngành bạn muốn theo đuổi. Chắc chắn sẽ giúp bạn vượt qua sự khủng hoảng nhất thời trong nhận thức. Dưới đây là thông tin về tuyển sinh ngành Toán ứng dụng:
4.1. Trường nào dạy Toán ứng dụng?
Toán ứng dụng không phải là ngành học quá mới mẻ ở Việt Nam, lại được đề cao và tạo điều kiện khá tốt. Ngành học được thiết kế ở nhiều chương trình đào tạo trong hệ thống các trường Đại học công lập lẫn tư thục. Đó là các trường:
- Khu vực miền Bắc: ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội; ĐH Thăng Long; ĐH Thủ đô Hà Nội; ĐH Giao thông vận tải; ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên.
- Khu vực miền Trung: ĐH Sư phạm Đà Nẵng; ĐH Quy Nhơn; ĐH Khoa học Huế.
- Khu vực miền Nam: ĐH Tôn Đức Thắng; ĐH Quốc tế TPHCM; ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM; Học viện Kỹ thuật quân sự; ĐH Sài Gòn; ĐH Cần Thơ; ĐH Trà Vinh; ĐH An Giang;
4.2. Toán ứng dụng xét tuyển khối thi nào?
Ngành Toán ứng dụng xét tuyển các khối thi cụ thể như sau:
- Khối A00: Toán - Hóa học - Vật lý
- Khối A01: Toán - Ngữ Văn - tiếng Anh
- Khối B00: Toán - Hóa học - Sinh học
- Khối C01: Toán - Vật lý - Ngữ văn
- Khối D01: Toán - tiếng Anh - Ngữ văn
Điểm chuẩn trung bình qua từng năm: 22 - 24 điểm.
Để chinh phục chuyên ngành này trong mùa tuyển sinh sắp tới, các sĩ tử nên bắt tay vào việc ôn luyện. Đây là ngành học đặc biệt phù hợp với những ai học tốt các bộ môn trong khối Khoa học tự nhiên đấy. Những chia sẻ của topcvai.com hy vọng sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu dụng cho bạn trong hành trình chọn ngành Toán ứng dụng!
Tham gia bình luận ngay!